Năng lực cạnh tranh dịch vụ Điện thoại di động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Viettel trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động (Trang 33)

1.2.3.1. Dịch vụ điện thoại di động

Dịch vụ ĐTDĐ là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cho phép thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ có thể sử dụng các loại hình dịch vụ thoại và phi thoại trong phạm vi vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Các đặc điểm chính của dịch vụ ĐTDĐ là:

25

- Dịch vụ ĐTDĐ mang lại hiệu quả thông tin liên lạc tới mọi nơi, mọi lúc; có tính bảo mật cao vì thông tin trong lúc truyền đi đã được mã hoá.

- Dịch vụ ĐTDĐ được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó.

- Giá thành sản xuất ra một đơn vị giá trị sử dụng của dịch vụ ĐTDĐ rất khác nhau ở những vùng khác nhau.

- Dịch vụ ĐTDĐ là có tính chất kinh tế mạng và tính hai chiều. Do tính chất hai chiều và tính kinh tế mạng nói trên, phát triển thuê bao là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ.

1.2.3.2 Năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ

Mặc dù thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được nhắc đến nhiều, nhưng để có một khái niệm cụ thể về nó thì đây là vấn đề gây nhiều tranh luận.

Năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ của doanh nghiệp là khả năng dịch vụ ĐTDĐ của doanh nghiệp đó được sử dụng được nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ ĐTDĐ[16].

Các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ cũng tƣơng tự nhƣ các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ nói chung, bao gồm: sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận và thị phần.

Ngoài ra, do dịch vụ ĐTDĐ có đặc điểm là: phát triển thuê bao là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ (như đã nêu trong nội dung đặc điểm dịch vụ ĐTDĐ), nên ngoài các chỉ tiêu nêu trên, còn sử dụng chỉ tiêu thuê bao để đo lường năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ và đối với chỉ tiêu thị phần: sử dụng chỉ tiêu thị phần theo thuê bao.

1.2.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT của dịch vụ điện thoại di động a. Các yếu tố bên ngoài

1. Môi trường quốc tế

- Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

- Xu hướng phát triển công nghệ điện thoại di động - Xu hướng phát triển dịch vụ di động.

+ Xu hướng phát triển các dịch vụ thông tin đa phương tiện + Xu hướng Liên kết di động và Internet

Xu hướng liên mạng di động - Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi mà thị trường ngày càng nhiều người sử dụng ĐTDĐ và Internet.

26

2. Môi trường kinh tế quốc dân - Yếu tố kinh tế

- Yếu tố văn hoá xã hội

- Yếu tố dân số

- Yếu tố chính trị và pháp luật 3. Môi trường cạnh tranh

Theo giáo sư Michael E.Porter môi trường cạnh tranh ngành bao gồm 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và các dịch vụ thay thế.

b. Các yếu tố bên trong

- Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của các nhà khai thác. Chất lượng dịch vụ được xác định bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng. Chỉ tiêu định tính thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là những cảm nhận của khách hàng về dịch vụ nhận được. Còn các chỉ tiêu định lượng được thể hiện bằng số liệu cụ thể.

- Giá cước

Giá cước là yếu tố quan trọng thứ hai của năng lực cạnh tranh của dịch vụ di động sau yếu tố chất lượng.

- Tính độc đáo của dịch vụ

Dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) tạo ra những sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, nó có ảnh hưởng tác động lớn tới tâm lý và quyết định lựa chọn nhà khai thác của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian cung cấp dịch vụ

Khi dịch vụ có chất lượng tốt, giá hợp lý thì thời gian cung cấp dịch vụ nhanh là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng.

- Năng lực mạng lưới

Để cung cấp dịch vụ kịp thời, các yếu tố năng lực mạng lưới phải có độ tin cậy cao, không xảy ra trục trặc trong quá trình sử dụng.

- Quy trình cung cấp dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ rõ ràng, thủ tục đơn giản sẽ giúp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể đưa dịch vụ đến cho khách hàng nhanh hơn- Kênh phân phối

27

Xây dựng các kênh phân phối nhằm góp phần chiếm lĩnh nhanh thị trường, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

- Hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Các hoạt động xúc tiến sẽ thông báo cho khách hàng sự có mặt của dịch vụ trên thị trường, thu hút khách hàng chú ý đến dịch vụ, thuyết phục họ về các ưu việt của dịch vụ so với các dịch vụ cạnh tranh, xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp về dịch vụ trong mắt người tiêu dùng, nhắc họ nhớ đến dịch vụ khi có nhu cầu và kích thích khách hàng mua hàng.

- Chăm sóc khách hàng

Chất lượng công tác chăm sóc khách hàng là một trong trong nhưng yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ nó quyết định đến sự trung thành của khách hàng đối với nhà cung cấp.

1.2.3.4 Phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động

Để đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động dựa vào phương pháp đánh giá bằng cách xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh.

Việc xác định chỉ số năng lực cạnh tranh được thực hiện theo các bước sau:

- Bước1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ

và được tập hợp thành 2 nhóm yếu tố như trên đã phân tích: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và liệt kê chi tiết các yếu tố nằm trong các nhóm đó.

- Bước 2: Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Trong bước

này cần xác định các tiêu chí đánh giá và cho điểm các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã nêu ở bước 1. Cho điểm theo 5 mức (4 điểm đến 0 điểm) tương ứng với 5 mức độ của tiêu chuẩn đánh giá đề ra, cụ thể mức 1 – 4 điểm; mức 2 – 3 điểm; mức 3 – 2 điểm; mức 4 -1 điểm; mức 5 – 0 điểm.

- Bước 3: Xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố. Việc xác định này sẽ

phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Thông thường có 3 nấc trọng số là: ảnh hưởng rất lớn (3 điểm), có ảnh hưởng (2 điểm) và ảnh hưởng không đáng kể (1 điểm). Việc xác định trọng số này cần căn cứ vào đặc điểm của ngành viễn thông nói chung và dịch vụ ĐTDĐ nói riêng, đặc điểm thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp

Bước 4: Xác định các khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh của dịch vụ đãtính đến trọng số ảnh hưởng:

+ Xác định khung điểm thể hiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng của từng tiêu chí: Aj = Σ Pi x Kj (trong đó: Pi là điểm trọng số

28

của yếu tố thứ i , Kj là điểm của mức j (5 mức như ở bước 2); Aj là tổng điểm của cột mức j))

+ Xác định khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh rất mạnh nếu dịch vụ đạt tổng điểm ≥ A2; Năng lực cạnh tranh khá nếu dịch vụ đạt tổng điểm trong khoảng từ A3 đến A2; có năng lực cạnh tranh nếu đạt tổng điểm trong khoảng từ A4 đến A3, không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu nếu đạt tổng điểm ≤ A4.

Bước 5: Áp dụng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ như bảng 1.1

Bảng 1.1. Các chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ [16]

STT Các yếu tố

Trọng số ảnh hƣởng (Pi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm thể hiện năng lực cạnh tranh (Kij)

Tổng điểm (PixKij)

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 I Yếu tố bên ngoài

… …

II Yếu tố bên trong 1 Chất lượng dịch vụ

… …

29

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỆN

THOẠI DI ĐỘNG 2.1. Sự ra đời của Công ty Viễn thông Viettel. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/04/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số một Việt Nam ... Tên giao dịch quốc tế là Viettel Telecom, trong thời gian qua Viettel Telecom đã khẳng định được tên tuổi và đạt được một số thành tựu nổi bật:

- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước.

- Dịch vụ điện thoại di động năm 2010 vượt 46, 3 triệu thuê bao và 1,17 triệu thuê bao 3G và là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.

- Hạ tầng mạng lưới của Viettel tiếp tục được đầu tư với quy mô lớn. Tổng số trạm phát sóng là trên 42.200 (với trên 16.300 trạm 2G và 3G), chiếm 45% trong tổng số trạm hiện có của 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động của Việt Nam. Với số trạm này, Viettel đảm bảo mỗi xã trên cả nước có ít nhất 1 trạm phát sóng [42].

Năm 2011, Viettel tiếp tục lắp đặt và phát sóng mới gần 10.000 trạm 2G và 3G tại Việt Nam và trên 4.000 trạm tại các thị trường nước ngoài; xúc tiến đầu tư vào các nước có tiềm năng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh với khoảng 100 triệu dân; tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các thiết bị viễn thông quấn sự và dân sự; khởi công xây dựng mới các toà nhà Viettel tại các tỉnh, thành phố trên cả nước…

30

Tại khu vực Đông Nam Á, từ vị trí thứ 3 của quý 2/2010, Viettel đã vươn lên chiếm ngôi vị thứ 2 trong số 58 nhà cung cấp, chỉ sau Telkomsel (Telekomunikasi Selular) của Indonesia.

Viettel Telecom cũng đang liên tục nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền và vươn xa ra thế giới.

2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh qua các năm và năm 2010. - Về Phát triển thuê bao. - Về Phát triển thuê bao.

Bảng 2.1. Sản lượng thuê bao điện thoại di động của Viettel giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: số thuê bao

2006 2007 2008 2009 2010

1 Phát triển thuê bao 2,627,918 8,101,711 27,813,029 32,279,127 46,300,000

2 Thuê bao hoạt động 1,893,475 6,984,076 20,637,468 24,789,123 40,967,382

(Nguồn : Báo cáo kế hoạch kinh doanh Viettel Telecom 2006-2010)

- Về Sản lƣợng và doanh thu

Dịch vụ điện thoại di động chiếm tỷ trọng doanh số cao nhất trong tổng doanh thu viễn thông của Viettel Telecom. Sản lượng liên lạc và doanh thu dịch vụ điện thoại di động của Viettel tăng không ngừng qua các năm, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2 - Sản lượng liên lạc và doanh thu dịch vụ điện thoại di động của Viettel từ 2005 -2010

Năm Sản lƣợng Doanh thu

Sản lượng (Tr. phút) Tốc độ tăng liên hoàn (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng liên hoàn (%) 2005 3.245 2.783 2006 4.167 28,41% 6.234 124,00% 2007 5.648 35,54% 12.657 103,03% 2008 7.532 33,36% 25.062 98,01% 2009 9.123 21,12% 48.768 94,59% 2010 11.987 31,39% 61.561 126,23% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Kết thúc năm 2010, tổng doanh thu di động của Viettel đạt 61.561 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch năm và tăng 52% so với năm 2009. Lợi nhuận đạt 10.500 tỷ đồng, hoàn thành 135% kế hoạch, tăng 52% so với năm 2009. Cũng trong năm 2010, Viettel nộp ngân sách Nhà nước 7.628 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch, tăng 45% so với năm 2009 và nộp ngân sách quốc phòng 215 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 48,3%.

Năm 2010, hạ tầng mạng lưới của tập đoàn tiếp tục được đầu tư với quy mô lớn. Tổng số trạm phát sóng là trên 42.200 (với trên 16.300 trạm 2G và 3G), chiếm 45% trong tổng số trạm hiện có của 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động của Việt Nam. Với số trạm này, Viettel đảm bảo mỗi xã trên cả nước có ít nhất 1 trạm phát sóng của Viettel.

Năm 2011, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng là 25%, tương đương với doanh thu đạt trên 117.000 tỷ đồng, tiếp tục lắp đặt và phát sóng mới gần 10.000 trạm 2G và 3G tại Việt Nam và trên 4.000 trạm tại các thị trường nước ngoài; xúc tiến đầu tư vào các nước có tiềm năng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh với khoảng 100 triệu dân; tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các thiết bị viễn thông quấn sự và dân sự; khởi công xây dựng mới các toà nhà Viettel tại các tỉnh, thành phố trên cả nước…

2.1.3. Công tác quản lý kỹ thuật, điều hành vầ phát triển mạng lƣới

Công tác quản lý điều hành mạng lưới:

Để có được sự tin tưởng của khách hàng, Viettel cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều đó đã được khẳng định qua đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ di động vừa được Bộ TT&TT triển khai trong tháng 6.2008. Điều đặc biệt trong đợt kiểm tra này, đó là Viettel là mạng di động duy nhất dám cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ vượt các tiêu chuẩn của ngành đặt ra. Theo bản công bố thì ở cả 10 tiêu chuẩn chất lượng Bộ thông tin và Truyền thông đưa ra, Viettel đều đạt và vượt. Riêng đối với chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, Viettel Mobile là mạng duy nhất có tỷ lệ cuộc gọi thành công cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép và so với các mạng khác (chỉ tiêu đo được là 98,61%, trong khi tiêu chuẩn ngành là trên 92%, Viettel tự đăng ký là 96%).

32

Công tác bảo dưỡng, tối ưu mạng lưới:

Công tác bảo dưỡng, nâng cao chất lượng mạng và dịch vụ đã được thực hiện tốt, nên mạng Viettel hoạt động tương đối ổn định, các hệ thống thiết bị được đảm bảo an toàn, chất lượng mạng và dịch vụ được duy trì và có phần được nâng cao, mặc dù quy mô mạng lưới ngày càng lớn, lưu lượng ngày càng tăng và có thêm một số chủng loại thiết bị mới được đưa vào mạng. Trình độ chuyên môn của lực lượng kỹ thuật được nâng cao một bước, trong quá trình thực hiện đã đảm bảo an toàn cho người và phương tiện kỹ thuật bảo dưỡng trên toàn mạng.

Công tác phát triển mạng lưới

Công tác phát triển mạng lưới được thực hiện một cách chủ động và có lộ trình rõ ràng. Các đơn vị trực thuộc Viettel đã có nhiều nỗ lực và phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để có thể triển khai lắp đặt các thiết bị khai thác trong thời gian sớm nhất, để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của khách hàng.

2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ ĐTDĐ ở Việt Nam

Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động của Viettel với các đối thủ cạnh tranh khác như sau:

2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong một thời gian dài, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động vẫn chỉ là cuộc cạnh tranh giữa ba công ty di động lớn là: Viettel, Mobifone và Vinaphone.

2.2.1.1. Công ty thông tin di động VMS

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Viettel trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động (Trang 33)