Sản phẩm thay thế (các loại hình vận tải khác hàng không giá rẻ)

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam (Trang 51)

Hiện nay ngành giao thông vận tải Việt Nam gồm vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải đường biển và vận tải đường hàng không cùng song song hoạt động.

Ngoài phương thức đi lại và vận chuyển bằng hàng không giá rẻ khá mới lạ với đại bộ phận người dân Việt Nam, còn có những loại hình vận tải sau:

Bảng 2.1 - Khối lƣợng hành khách luân chuyển phân theo ngành vận tải

Tổng số Đƣờng sắt Đƣờng bộ Đƣờng sông Đƣờng hàng không

Triệu lượt người.km

2000 33000.8 3199.9 23192.4 2136.9 4383.0

2001 36359.7 3426.1 24237.7 2484.1 6110.7

2002 39388.6 3697.2 26010.2 2481.4 7101.4

2003 44378.9 4069 30458.5 1739.4 7112

2005 57695.7 4562.7 38601.7 3407.1 11124.2

2006 63908.8 4333.7 43569.1 3189.4 12816.6

2007 71864.6 4659.5 49372.1 3151.4 14681.6

2008 78180 4560.4 54221.1 3246.2 16152.3

2009 83800 4136.4 59734.7 3421.3 16507.6

Nguồn: Tổng cục Thống kê tại website www.gso.gov.vn

2.3.1.1 Vận tải đƣờng bộ

Hệ thống đường bộ Việt Nam dài hơn 200.000 km, trong đó mới có khoảng 19% đường được trải nhựa, 80% - 90% chi phí đầu tư do Chính phủ tài trợ. Đây hiện là kênh vận chuyển chính ở trong nước nhờ giá thành rẻ và tiện dụng.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 7,3% sản lượng hàng hóa và 9.7% số hành khách vận chuyển và có xu hướng tăng mạnh.

2.3.1.2 Vận tải đƣờng sắt

Hệ thống đường sắt dài khoảng 2.600 km do Tổng công ty đường sắt Việt Nam là nhà phân phối độc quyền dịch vụ.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 5,7% sản lượng hàng hóa và 2,4% số hành khách vận chuyển và có xu hướng tăng chậm lại, thậm chí giảm nhẹ về lượng hành khách vận chuyển.

2.3.1.3 Vận tải đường sông

Việt Nam được UNESCO xếp vào top 10 nước có mạng lưới sông dày đặc nhất thế giới nên được đánh giá là có tiềm năng về giao thông đường

thủy. Ngoài vận chuyển hành khách và hàng hóa thông thường, lĩnh vực này còn vận chuyển được hàng siêu trường, siêu trọng.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 8,1% sản lượng hàng hóa và 4.,% số lượng hành khách vận chuyển, biến động theo xu hướng tăng khá mạnh trong những năm gần đây.

2.3.1.4 Vận tải đƣờng biển (chủ yếu vận tải hàng hóa)

Hệ thống cảng biển gồm: 24 cảng biển, 126 bến cảng và 266 cầu tàu với tổng chiều dài khoảng 35 km, mới chỉ đón được các tàu từ 25.000 DWT trở xuống. Năm 2006, tổng lượng hàng hóa thông quan đạt 154,498 triệu tấn, tăng 11,2% so với 2005.

Đội tàu biển: Tính đến tháng 8 năm 2007, Việt Nam đã có 1.194 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4,0 triệu tấn, trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế (151 tàu từ 30 đến 65 tuổi).

Các loại hình vận tải trên đã quen thuộc với người dân Việt Nam nhờ sự phát triển lâu năm, tính thuận tiện, chi phí thấp và khả năng chuyên chở cao. Tuy nhiên, do nhược điểm thời gian vận chuyển dài, nhiều rủi ro nên chúng đang ngày càng bị thay thế bởi hình thức khác là vận tải Hàng không. 2.3.1.5 Vận tải hàng không truyền thống

Thời gian qua, vận tải hàng không Việt Nam đã phát triển nhanh chóng với tốc độ cao, đạt 14,5 triệu khách/năm (tăng bình quân 11,7%/năm). Tính đến nay, có 25 đường bay đến 18 thành phố trên toàn quốc, trong đó đường bay trục Bắc - Nam nối liền 3 thành phố Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh chiếm hơn 65% tổng lượng khai thác vận chuyển nội địa. Mạng đường bay quốc tế có 39 đường bay (36 đường bay trực tiếp và 3 đường bay liên danh).

Tổng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam năm 2006 đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu của Vietnam Airlines chiếm khoảng 92%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)

Là đơn vị dẫn đầu ngành, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1996, trên cơ sở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không mà Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt. Hãng từng là cổ đông lớn nhất của hãng hàng không thứ hai của Việt Nam – Pacific Airlines, trước khi toàn bộ cổ phần của Vietnam Airlines trong Pacific Airlines được chuyển cho Bộ Tài chính (1/2005).

Từ những năm đầu thành lập, Vietnam Airlines luôn giữ được nhịp tăng trưởng tốt, hiện nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam. Hiện Vietnam Airlines là hãng hàng không đang đứng thứ 4 Đông Nam Á. Sau cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ vào tháng 03 năm 2009, Việt Nam Airlines đã đề ra mục tiêu đứng thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau Hãng Singapore Airlines. Ngày 16/06/2010 Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh toàn cầu Sky Team. Do nhiều chính sách ưu đãi Vietnam Airlines trở thành “đứa con cưng” đóng vai trò chủ đạo trong vận tải hàng không Việt Nam. Nhưng cũng chính điều đó tạo ra thế độc quyền lâu dài khiến Vietnam Airlines có sức cạnh tranh kém trong thời đại mới: giá vé máy bay cao, bộ máy tổ chức cồng kềnh và kém hiệu quả,…

Công ty bay dịch vụ hàng không

Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) tiền thân là Xí nghiệp bay phục vụ nền kinh tế quốc dân được thành lập tại Quyết định số 64/TCHK ngày 26/2/1987, là doanh nghiệp vận tải hàng không theo Quyết định số 1030/QĐ-HĐQT ngày 30/6/1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty hàng

không Việt Nam, đã được Cục hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ Nhà khai thác tàu bay.

Công ty có chức năng nhiệm vụ bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất; bay phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế; bay hiệu chỉnh thiết bị dẫn đường hàng không, bay phục vụ dầu khí, lắp đặt - bảo dưỡng đường điện cao thế và công trình cao tầng;…

Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam

Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (SFC) thành lập năm 1989 với các đơn vị thành viên là Công ty bay dịch vụ Miền Bắc, Công ty bay dịch vụ Miền Nam. Đến năm 2007 Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam có 3 Công ty thành viên và 1 Công ty liên doanh: Công ty bay dịch vụ Miền Bắc, Công ty bay dịch vụ Miền Nam, Xí nghiệp Hải âu và Công ty liên doanh sửa chữa trực thăng Biên Hòa

Ngành nghề kinh doanh chính: vận tải hàng không người và hàng hóa; bay phục vụ thăm dò khai thác dầu khí, phục vụ kỹ thuật thương mại cho máy bay nước ngoài (sửa chữa, bảo trì máy bay, phục vụ ăn uống cho hành khách và tổ lái); cho thuê kho bãi, cung ứng lao động, kỹ thuật cho các công ty bay trong nước và nước ngoài; xuất nhập khẩu, cung ứng trang thiết bị, vật tư, khí tài và xăng dầu hàng không;…

Ngoài ra, hiện có khoảng 40 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác các chuyến bay thường xuyên tại Việt Nam, nhiều hãng đang có kết hoạch tăng chuyến và mở đường bay mới tới Việt Nam. Trong đó, Vietnam Airlines vẫn là hãng hàng không giữ thị phần lớn nhất. Tuy nhiên trước sự bùng nổ của làn sóng hàng không giá rẻ và một số hạn chế của bản thân, VNA đang gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, đặc biệt là về giá, yếu tố mà hầu hết khách hàng quan tâm khi chọn hãng hàng không.

2.3.2 Khách hàng

Thị trường hàng không Việt Nam có rất nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Việt Nam gia nhập WTO, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, vận chuyển bằng đường hàng không giữa các vùng miền sẽ càng tăng mạnh. Mặt khác, người dân Việt Nam nói chung có đặc điểm là nhạy cảm cao về giá nên đây sẽ là thuận lợi lớn cho sự phát triển của hàng không giá rẻ trong tương lai.

2.3.2.1 Các đối tượng khách hàng của hàng không giá rẻ

Xuất phát từ triết lý kinh doanh: đem dịch vụ cao cấp phục vụ đối tượng bình dân, đối tượng khách hàng mà hàng không giá rẻ nhắm đến là người có thu nhập thấp, hoặc có nhu cầu đi giá vé thấp như các doanh nhân thường xuyên đi lại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, khách du lịch, sinh viên, gia đình.

Khách du lịch

Hiện nay, du lịch gắn liền với hàng không giá rẻ đang là xu hướng tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á, du lịch là ngành công nghiệp không khói đang đem lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế. Nhờ những thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, những nét văn hóa dân tộc đặc sắc, hàng năm Việt Nam thu hút một số lượng lớn khách du lịch quốc tế, không chỉ khách đến từ châu Á mà ngày càng nhiều khách châu Âu, Mỹ và lượng khách quốc tế trở lại Việt Nam cũng tăng mạnh. Năm 2006 dòng khách quốc tế đến Việt Nam lần thứ 1 là 65%, lần thứ 2 là 21%, đối với một đất nước có khoảng cách địa lý khá xa các nước Châu Âu; có đường hàng không không mấy thuận lợi so với các nước láng giềng và ngành du lịch còn khá mới mẻ thì đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động du lịch kết hợp với vận tải của Việt Nam đã và đang hấp dẫn hơn đối với khách quốc tế.

Phương tiện vận chuyển phổ biến nhất đối với du lịch quốc tế là đường hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ trong khu vực. Khách du lịch thích sự thuận tiện, phục vụ nhanh chóng và giá cả phải chăng. Vì vậy đây là thuận lợi rõ rệt đối với các hãng hàng không giá rẻ, cần nhận biết đây là đối tượng phục vụ chính của mình.

Đối tượng học sinh, sinh viên quốc tế

Ngày nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đem lại cho những người trẻ nhiều cơ hội học tập ở nước ngoài, đem trí lực của mình phục vụ cho sự phát triển chung. Đây là những người có kiến thức và có xu hướng tiết kiệm. Cũng vì thế mà thị trường hàng không giá rẻ có thêm những khách hàng trung thành thường xuyên sử dụng dịch vụ. Ngoài ra đây còn là một kênh quảng bá hình ảnh hữu hiệu đối với các hãng hàng không nếu biết tận dụng đúng đắn.

Đối tượng khác

Doanh nhân hay những người có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa các vùng miền và các nước trong khu vực.

Với khẩu hiệu mọi người đều có thể bay, các hàng không giá rẻ đang cho thấy sự ưu tiên của họ đối với mọi tầng lớp khách hàng.

2.3.2.2 Các dịch vụ khách hàng của hàng không giá rẻ

Thực tế, các dịch vụ của hàng không giá rẻ tách bạch hơn hàng không truyền thống vốn thường cộng trọn gói tất cả các phí dịch vụ vào vé. Họ chỉ đưa chi phí phần vận chuyển vào vé và để riêng các phí dịch vụ để giảm giá vé tối đa.

Chẳng hạn, giá vé của Thai AirAsia tuyến Hà Nội - Bangkok chỉ có 25USD/một chiều, nhưng nếu tính cả phí bảo hiểm, lệ phí sân bay, thuế, phụ thu xăng dầu, dịch vụ đại lý vé... thì cũng đã gần 60USD. Ngoài ra, hành khách chỉ được 15kg hành lý miễn phí thay vì 20kg như ở các hãng truyền

thống. Mỗi kg hành lý quá cước là 3,5USD, như vậy hành khách đã có thể phải bỏ thêm 17,5USD.

Các dịch vụ bị cắt giảm tối đa như hành khách sẽ không có xe đưa từ nhà chờ, không có bữa ăn miễn phí, không được đổi ngày bay, không được trả lại vé... Và giá 25USD chỉ là khuyến mãi cho 30% số người đặt trước trong một chuyến bay. Nếu muốn đi ngay tức thì, hành khách sẽ phải chịu giá vé cao hơn hẳn.

2.3.3 Nhà cung ứng

Nhà cung ứng của dịch vụ hàng không giá rẻ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.1 Các hãng máy bay

Hiện nay hai hãng máy bay dân dụng lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus đang cạnh tranh về sản xuất máy bay phục vụ các hãng hàng không giá rẻ.

Boeing đi tiên phong với loại máy bay B737, là loại máy bay được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Đây là loại máy bay thân hẹp, một lối đi giữa, tầm ngắn đến trung. Với hơn 7000 chiếc đã được đặt hàng và hơn 5000 chiếc được giao, đây là máy bay phản lực thương mại được sản xuất và được giao hàng nhiều nhất từ trước đến nay, nó đã được Boeing sản xuất liên tục kể từ 1967 và nhiều phiên bản cải tiến như 737NG.

Dòng máy bay Airbus A320 vận tải hành khách thương mại tầm ngắn đến tầm trung, xuất xưởng lần đầu vào năm 1988, đi đầu trong việc sử dụng các hệ thống kiểm soát bay điều khiển bằng điện kết hợp máy tính (fly-by- wire) kỹ thuật số. Với hơn 3000 chiếc thuộc dòng A320 đã được chế tạo, đây là dòng máy bay phản lực bán chạy thứ hai từ trước đến nay. So với các loại tàu bay cùng hạng khác, A320 nổi trội với cabin một lối đi ở giữa, các hộc để

hành lý trên đầu rộng và một khoang chứa hàng rộng rãi được trang bị bằng các cửa rộng để giúp việc bốc dỡ hàng hóa thuận lợi. Chi phí bảo dưỡng và vận hành thấp của A320 cũng đã thu hút sự chú ý của các hãng LCA.

Như vậy, là khách hàng của hai hãng máy bay này, các hãng hàng không giá rẻ luôn được đảm bảo về chất lượng, sự hiện đại và giá cả. Mặt khác, do cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực sản xuất máy bay, hai tập đoàn trên đều có những chiến lược cải thiện chất lượng, công nghệ chế tạo sản phẩm và nhiều ưu đãi hơn với khách hàng, đây cũng là một thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ mới thành lập.

2.3.3.2 Hạ tầng sân bay

Đây là khâu yếu nhất của toàn bộ ngành hàng không Việt Nam. Trong khi các hãng thi nhau đưa máy bay về phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh doanh thì hạ tầng cơ sở quá yếu kém lại không thể đáp ứng được nhu cầu.

Theo thống kê hiện nay, Vietnam Airlines hiện đang có 70 chiếc máy bay, năm 2015 sẽ tăng lên 86 chiếc và nâng lên 110 máy bay vào năm 2020. Jetstar Pacific Airlines cũng tuyên bố đến năm 2014 sẽ có 30 chiếc. Còn hãng hàng không tư nhân Vietjet sẽ tăng thêm 3 máy bay Airbus 320 trong 5 năm đầu hoạt động.

Theo thống kê từ cục Hàng không Việt Nam, hiện nay tài sản cố định của ngành hàng không dân dụng chỉ có khoảng 596 triệu USD và ngành đang quản lý, khai thác hơn 3.000ha đất. Số lượng cảng hàng không và sân bay là 19, trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không địa phương. Cảng Nội Bài được gọi là một sân bay quốc tế lớn vào loại bậc nhất của Việt Nam nhưng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của một cảng hàng không hiện đại mang đủ tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế. Nhà ga T1 Nội Bài được đưa vào sử dụng có công suất 4 triệu hành khách/năm, hiện nay đã sử

dụng hết công suất. Nhà ga Tân Sơn Nhất cũ với công suất 6 triệu khách/năm đã quá tải từ lâu. Tháng 8/2007, cụm cảng hàng không miền Nam đã khánh thành nhà ga quốc tế mới của Tân Sơn Nhất với công suất 10 triệu khách/năm. Như vậy tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất là 16 triệu hành khách/năm. Thế nhưng công suất này đã được sử dụng hết và đã được cảnh báo rằng nhà ga này sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng quá tải.

Thêm vào đó, các hãng hàng không giá rẻ phải hoạt động ở các sân bay lớn với chi phí tương tự các hãng hàng không truyền thống khiến cho chi phí của họ bị đội lên quá cao.Do đó cần có các sân bay, nhà ga giá rẻ với thiết bị và tiện nghi đơn giản, hệ thống làm thủ tục nhanh trên Internet để tiết kiệm

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam (Trang 51)