Các doanh nghiệp sắp tham gia ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam (Trang 61)

Hàng không giá rẻ tuy mới xuất hiện trong một số năm gần đây nhưng ngày càng có nhiều hãng hàng không lựa chọn hình thức kinh doanh này. Hoà mình vào xu thế mở cửa bầu trời, chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách thuận lợi khuyến khích cho việc hình thành các hãng hàng không tư nhân trong nước.

Với các chính sách mới thông thoáng hơn chính phủ không chỉ khuyến khích thành lập hãng hàng không tư nhân, tới đây Việt Nam sẽ kêu gọi các

nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên kết với điều kiện người đại diện theo pháp luật của hãng hàng không là công dân Việt Nam. Thành viên bộ máy điều hành doanh nghiệp có số người nước ngoài không vượt quá 1/3. Bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng hàng không hoặc 60% vốn điều lệ đối với kinh doanh hàng không chung. Cục Hàng không là cơ quan thẩm định hồ sơ xin thành lập hãng. Thời hạn từ khi nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ đến khi có quyết định cấp phép là hai tháng. Do vậy sắp tới trong nước sẽ xuất hiện thêm nhiều hãng hàng không mới và mức cạnh tranh giữa các hãng sẽ trở nên gay gắt hơn.

Hiện nay tại Việt Nam đã và sẽ thành lập một số hãng hàng không giá rẻ sau:

 Ngày 20/12/2007, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VietJetAir). Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tham gia thị trường vận tải hàng không Việt Nam và cũng là hãng hàng không hoạt động theo hình thức hàng không giá rẻ. Sự tham gia của VietJetAir dự báo sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho thị trường hàng không Việt Nam. Dự kiến, VietJetAir sẽ bắt đầu những chuyến bay đầu tiên vào tháng 06/2011

 Tháng 10 năm 2008 hãng không tư nhân thứ 3 tại Việt Nam được thành lập, sau VietJet và Indochina Airlines là Air Mekong. Hãng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9 tháng 10 năm 2010

 Công ty cổ phần Sài Gòn Hàng không (Sai Gon Airlines) có vốn điều lệ dự kiến 320 tỷ đồng, với 6 cổ đông sáng lập, chuyên kinh doanh một số dịch vụ mặt đất, trong đó có kho bãi, bốc xếp hàng hóa, sửa chữa máy bay và thiết bị hàng không, đại lý bán vé máy bay...

 Hãng hàng không giá rẻ Malaysia AirAsia Berhad và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa bắt tay thành lập hãng hàng không giá rẻ mới tại Việt Nam với tên gọi Vietnam AirAsia. Đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử của AirAsia Berhad, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á. Liên doanh giữa AirAsia và Vinashin có tổng vốn pháp định ước tính 30 triệu USD, dựa trên mô hình mà AirAsia đang hoạt động.

Ngoài ra, hàng loạt hãng hàng không giá rẻ khu vực và thế giới sẽ mở đường bay đến Việt Nam trong thời gian tới, dự báo sẽ có trên 30 hãng khai thác đường bay thẳng đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam (Trang 61)