Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015 (Trang 31)

xuất, thu mua, cung ứng hàng xuất khẩu còn áp dụng phương thức thu mua như liên doanh liên kết, phương thức thu mua đứt bán đoạn.

* Phương thức liên doanh liên kết

Phương thức liên doanh liên kết mà các đơn vị ngoại thương thực hiện nhằm khai thác thế mạnh đồng thời tận dụng cơ hội mỗi bên tham gia như cơ sở sản xuất có nhà xưởng, kỹ thuật và đội ngũ công nhân có tay nghề cao còn các đơn vị ngoại thương có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có kinh nghiệm giao dịch, “đấu tranh” bán được giá cao mà hai bên được hưởng, qua đó đẩy mạnh được kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia cam kết.

* Phương thức thu mua đứt bán đoạn

Đây là phương thức thu mua được áp dụng phổ biến trong nhiều năm qua của các đơn vị ngoại thương thu mua hàng Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.Vấn đề cơ bản của phương thức thu mua này là trách nhiệm đối với chất lượng, số lượng, giá cả hàng hoá được xác định ngay tại thời điểm mua bán. Sau khi có phiếu nhập kho, địa phương hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hàng hoá đó.

Khi đó áp dụng phương thức thu mua này các đơn vị ngoại thương triển khai kiểm tra chất lượng và số lượng rất kĩ lưỡng song không vì thế mà việc thu mua thiếu phần đa dạng và phong phú.

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam: Nam:

Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ của Việt Nam gồm rất nhiều chủng loại phong phú. Song, chủ yếu tập trung vào 4 nhóm mặt àng chính là: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, đồ gỗ, đồ trang sức vàng bạc.

2.1.2.1. Nhóm sản phẩm gỗ:

Mặt hàng đồ gỗ bao gồm các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh, chủ yếu là đồ gỗ gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ. Đồ gỗ gia dụng có nhiều loại, chủ yếu là sản phẩm của những lao động thủ công có tay nghề cao.

* Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 209 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng 6/2009. Như vậy, liên tục trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng. (Nguồn: vinanet)

* Tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 99,5 triệu USD, tăng 9,9 triệu USD (tăng 11,1%) so với tháng 6 và chiếm 47,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng. (Nguồn: vinanet)

* Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu tháng năm 2009 đạt 17,9 triệu USD, với lượng gỗ cao su nhập khẩu đạt trên 72 nghìn m3 gỗ, giảm 43% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: vinanet).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cũng đang đối mặt với những khó khăn. Một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển muốn đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu đều rơi vào tình hình chung: thiếu vốn đầu tư. Các đối tác đặt hàng nhiều và yêu cầu của họ cũng vì thế mà cao hơn, đa dạng hơn. Vì vậy mà các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam cần phải tăng cường thêm khả năng đáp ứng, mở rộng nhà xưởng, thuê thêm nhân công, đầu tư thêm máy móc…

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cần chú trọng khắc phục những yếu điểm của ngành gỗ hiện nay là khâu thiết kế sản phẩm, tiếp thị để từ đó tăng tỷ trọng của sản phẩm gỗ nội thất, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất để tăng khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn. Cần tổ chức nghiên cứu cụ thể về nhu cầu, thị hiếu, kênh phân phối của từng khu vực thị trường để phát triển các sản phẩm phù hợp do mỗi thị trường đều có đặc thù riêng, thâm nhập mạnh hơn nữa vào Hoa Kỳ, EU. Về chiến lược sản phẩm, trước mắt cần tiếp tục khai thác thị trường gỗ ngoài trời

(outdoor) do đây là thế mạnh của ta, về lâu dài cần hướng tới các sản phẩm nội thất (indoor) và phát triển gỗ xẻ, gỗ ván sàn...

Bảng 2.1: Tỷ trọng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN

Năm Giá trị (triệu USD) Tỉ trọng gỗ mỹ nghệ XK trong kim ngạch XK hàng TCMN (%) 2001 75 20.3 2002 85 19.3 2003 100 20.62 2004 110 20.2 2005 150 19.82 2006 210 21.75 2007 337 22.4 2008 430 25.7 2009 530 23.6

Nguồn: Bộ Công Thương

2.1.2.2: Nhóm hàng mây tre đan:

Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu, khá bền và giá tương đối rẻ so với đồ gỗ, hàng mây tre lá đã có bước phát triển khá vững chắc. Từ một số ít mặt hàng bàn ghế theo mẫu từ xa xưa, đơn giản. Gần đây những mặt hàng mây tre đã cải tiến, có thêm nhiều kiểu dáng đẹp mắt theo mẫu mã nước ngoài. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc, lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại…dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng có thể trở thành những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, lao động tương đối đơn giản. Có nhiều cơ sở đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt.

Trong 10 ngày đầu tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 2,5 triệu USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng lại tăng 20% so với kỳ trước.

Các mặt hàng xuất khẩu chính trong kỳ là:

- Các mặt hàng bằng tre đan đạt 650 nghìn USD, tăng 24,3% so với kỳ trước

- Mặt hàng bằng lục bình, lá buông đạt 450 nghìn USD, tăng 18,7% - Mặt hàng thảm các loại đạt 420 nghìn USD, tăng 13%

- Mặt hàng đan bằng cói đạt 200 nghìn USD, tăng 19,5%…

Các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này trong kỳ là: Đức đạt 518 nghìn USD, Nhật Bản đạt 432 nghìn USD, Mỹ đạt 297 nghìn USD, Tây Ban Nha đạt 181 nghìn USD,Bỉ đạt 138 nghìn USD, Pháp đạt 114 nghìn USD, Đài Loan đạt 103 nghìn USD..” (Nguồn: vinanet).

Chúng ta sẽ tham khảo giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong

những năm gần đây:

Nguồn: Bộ Công Thương

2.1.2.3. Nhóm hàng thêu ren thổ cẩm:

Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề thêu ren đã được ra đời và phát triển, trở thành ngành nghề truyền thống của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi sản phẩm thêu ren ra đời đều phản ánh nét văn hoá nghệ thuật riêng của quốc gia, dân tộc sản xuất ra nó.

Hàng thêu ren được sản xuất ra chủ yếu từ các loại vải cộng với bàn tay khéo léo, trí sáng tạo của người thợ thêu.

Ở nước ta thêu ren là một trong những ngành nghề thủ công truyền thống của nhân dân. Qua quá trình phát triển và truyền tụng từ đời này qua đời khác, các sản phẩm thêu ren ngày nay của nước ta đa dạng về mẫu mã, chủng loại đã được mang đi giới thiệu và gây được sự quan tâm chú ý của nhiều thị trường trên thế giới.

Hiện nay, tuy không có số liệu chính xác nhưng theo ước lượng kim ngạch xuất khẩu loại mặt hàng này đạt khoảng 20 triệu USD/năm. Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại và khách hàng, dự kiến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt đạt khoảng 30-35 triệu USD.

2.1.2.4. Nhóm hàng thuộc các ngành nghề thủ công khác (chạm bạc, khắc đá, đồ đồng, đúc, chạm)

Nhóm hàng này là những mặt hàng truyền thống và đa dạng. Làm ra loại hàng này mất rất nhiều thời gian và công sức. Nghệ nhân phải là những người lành nghề, không chỉ khéo tay mà còn phải có đầu óc sáng tạo, khiếu thẩm mỹ. Hàng hoá làm ra là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Khách hàng tiêu dùng loại này thường là những người giàu có. Trong các năm qua,trị giá xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng lên nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w