Thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015 (Trang 46)

Trong số các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn, luôn chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ năm 1997 đến nay. Việc xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đi Nhật Bản tuy biến động thất thường nhưng nhìn chung có chiều hướng phát triển khá tốt.

Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thì gốm sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan là các mặt hàng chính. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này chiếm từ 50-85% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng năm của Việt Nam vào Nhật.

Thị trường Nhật Bản có nhiều đặc trưng mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ như:

- Sở thích của người Nhật thay đổi nhanh chóng theo mùa, mỗi sản phẩm chỉ có thời gian tiêu thụ trong một thời gian nhất định, bởi vậy nhà nhập khẩu Nhật Bản đòi hỏi rất khắt khe về thời gian giao hàng. Ngoài ra, người Nhật quan tâm đến quy trình sản xuất, chất liệu của sản phẩm cũng như nghệ nhân tạo ra sản phẩm đó. Họ rất coi trọng nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuwgs minh rõ nguồn hàng từ nhãn mác, các quy trình sản xuất cũng như sản phẩm chủ yếu làm từ nguyên liệu nào.

- Nhật Bản có hệ thống bán lẻ rất lớn, phân làm nhiều loại. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng triệt để các kênh phân phối này để sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể đáp ứng được nhu cầu của tầng lớp tiêu dùng khác nhau của thị trường Nhật Bản.

Để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản, lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là:

- Nhà xuất khẩu nên coi trọng mối quan hệ kinh doanh với người mua hàng Nhật Bản. Để tránh sự cạnh tranh với hàng Trung Quốc bởi sản phẩm rẻ hơn đã thống lĩnh thị trường (chiếm khoảng 72%) thị trường Nhật, hàng Việt Nam nên tập trung vào những sản phẩm mang nét đặc trưng, sáng tạo riêng chứ không nên đối đầu với sản phẩm Trung Quốc theo cách thức của họ là chú trọng vào những sản phẩm có giá trị thấp. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến khâu thiết kế, mở rộng và phát triển phong phú chủng loại sản phẩm, sản xuất ra những sản phẩm độc đáo, riêng biệt về

chất liệu và mẫu mã thiết kế. Cần sản xuất những sản phẩm có thương hiệu chất lượng cao.

- Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh với khách hàng Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thỏa thuận chi tiết mọi điều khoản trên hợp đồng; thống nhất với khách hàng về phương pháp, cách thức kiểm tra chất lượng sản phẩm; thông báo với khách hàng về chất liệu, phương thức sản xuất, cách xử lý sản phẩm sau khi sử dụng.

- Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng sở thích của người Nhất, có giá trị trong cuộc sống hàng ngày. Hàng sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đa dạng hóa chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu đông đảo của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w