CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:
2.1.1. Qúa trình sản xuất và tổ chức tiêu thụ hàng Thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây:
2.1.1.1. Quá trình sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ:
Hàng Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống sản phẩm mang đầy nét văn hoá của dân tộc. Được phát triển cùng với sự phát triển của loài người. Ngày nay nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới ngày càng được ưa chuộng. Đứng trước vấn đề này, quá trình sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ cần được chú trọng và đổi mới phưong thức mẫu mã kiểu dáng cũng như khâu tiêu thụ phục vụ tốt nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Đứng trên góc độ của một nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ, qúa trình sản xuất gồm 4 khâu chủ yếu: cung cấp nguyên liệu đầu vào - sản xuất chính – gia công - tiêu thụ sản phẩm (trong nước và xuất khẩu).
Cơ sở sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ thường được bố trí gần nguồn nguyên liệu, hàng Thủ công mỹ nghệ cũng được sản xuất chủ yếu bằng nguyên vật liệu có sẵn trong nước nên giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất.
Quá trình sản xuất chính cần đòi hỏi cung cấp đầy đủ nguyên liệu đầu vào cũng như các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề cộng với trí sáng tạo để làm ra những sản phẩm có giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc, tạo tiền đề giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới.
Khâu phụ chế, gia công cũng là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và có tính nghệ thuật cao cần đòi hỏi có tính sáng tạo gia công dày và tính kiên trì trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như việc pha màu cho gia công hàng gốm sứ cần đòi hỏi đúng kỹ thuật, công thức.
Không phải như các ngành nghề khác, ngành hàng Thủ công mỹ nghệ sử dụng lao động thủ công là chính. Sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ thu hút được nhiều lao động trong đó có số lượng đáng kể là nông nhàn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư.
2.1.1.2. Cơ chế tổ chức thu mua hàng:
Cơ chế thu mua:
Một vấn đề chính phải nhắc đến trong công tác huy động nguồn hàng xuất khẩu là cơ chế thu mua. Quan hệ kinh tế giữa các đơn vị và nguồn cung cấp hàng phải dựa trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi". Lợi ích của các đơn vị là ó hàng bán, thu được lãi, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu trả nợ của nhà nước giao cho. Đối với địa phương là tăng kim ngạch xuất khẩu, thu được ngoại tệ và đặc biệt là bảo đảm đời sống vật chất tinh thần cho người thợ sản xuất.
Về chính sách giá cả: Gía cả hàng hoá luôn luôn biến động, do vậy cần có thông tin thị trường kịp thời để đi đến ổn định chính sách giá cả, kìm chế lạm phát và kích cầu người tiêu dùng đảm bảo phát triển và ổn định nền kinh tế đất nước.
Tổ chức thu mua.
Công tác tổ chức thu mua là một công đoạn quan trọng trong nghiệp vụ hoạt động xuất khẩu. Hàng xuất khẩu là một mặt hàng đặc biệt phải được thị trường các nước ưa chuộng, để có hiệu quả trong việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ này cần có cơ chế tổ chức thu mua đúng lúc, đúng chỗ, đầy đủ, kịp thời.