Về phía doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015 (Trang 55)

một món quà thật độc đáo cho khách du lịch nước ngoài. Để tận dụng lợi thế này, Nhà nước nên có các chính sách phát triển ngành du lịch, gắn liền với việc tăng cường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ bằng một số hoạt động như phát triển du lịch văn hoá, tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống, liên hệ và đón tiếp các đoàn khách du lịch nước ngoài, có các chính sách đầu tư cho làng nghề để phát triển du lịch…qua đó làm tăng lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài bằng hình thức xuất khẩu tại chỗ.

3.3.2. Về phía doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng Thủcông mỹ nghệ công mỹ nghệ

3.3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

Trong kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ, việc phân đoạn thị trường theo các tiêu thức địa lý, theo đó chia toàn bộ thị trường của các đơn vị thành các khu vực địa lý (thị trường châu Á + thị trường Bắc Âu, thị trường Trung Đông,…) là hợp lý bởi các nước trong cùng một khu vực thị trường có những đặc điểm tương đồng trên nhiều phương diện: Nền văn hoá, các trào lưu nghệ thuật, các yếu tố chính trị, trình độ phát triển kinh tế và thu nhập,…

* Nghiên cứu nhu cầu thị trường:

Nhu cầu đó xuất hiện ở đâu? Nhu cầu xuất hiện khi nào? Quy mô thị trường là bao nhiêu và quy mô đó có tồn tại bền vững không? Đó là những câu hỏi cần được quan tâm của các doanh nghiệp khi nghiên cứu nhu cầu

thị trường của hàng Thủ công mỹ nghệ.Trong đó các doanh nghiệp cần phải tập trung vào một số vấn đề:

- Trào lưu tiêu dùng xuất hiện trên thị trường của từng thị trường về hàng Thủ công mỹ nghệ. Do hàng Thủ công mỹ nghệ cũng mang tính đặc thù nên việc tiêu thụ mặt hàng này cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố văn hóa.

- Thu nhập của khách hàng: cũng bởi không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên đôi khi nhu cầu hàng Thủ công mỹ nghệ không tỏ ra bức thiết lắm đối với người tiêu dùng. Họ có thể rất thích nhưng không mua vì túi tiền hạn hẹp.

- Gia đình: một số sản phẩm Thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng đa số các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ có giá trị cao lại phục vụ nhu cầu cả gia đình như bàn ghế, tủ, thảm… Nghiên cứu gia đình xác định được khung cảnh sống của gia đình, tầng lớp xã hội của gia đình đó, từ đó các đơn vị có thể đánh giá được là các mặt hàng kinh doanh có phù hợp với các yếu tố trên hay không và như vậy có thể kết luận rằng thị trường có chấp nhận các sản phẩm của các đơn vị hay không, nếu không thì làm thế nào cho phù hợp.

* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

Mặc dù nhu cầu thị trường về mặt hàng Thủ công mỹ nghệ là rất lớn nhưng các đối thủ cạnh tranh của các đơn vị có những chiến lược nghiên cứu thị trường ưu việt nên đã phát hiện ra nhu cầu này nhanh hơn rất nhiều. Vì thế, việc nghiên cứu, học hỏi đồng thời phát hiện ra điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là một nội dung cần thiết được đưa vào công tác nghiên cứu thị trường.

Để tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu dựa trên một số các yếu tố như: Sản phẩm, thị trường của các đối thủ cạnh tranh, giá cả của đối thủ cạnh tranh,mẫu mã của các đối thủ cạnh tranh… * Lựa chọn thị trường trọng điểm,phát huy sản phẩm thế mạnh của từng vùng,từng địa phương.

* Lựa chọn mức giá phù hợp với tình hình kinh tế.

* Cần thường xuyên quan hệ với các cơ quan ngoại giao, thường vụ, văn hòng đại diện, các tổ chức thương mại tại Việt Nam và nước ngoài để tìm kiếm khách hàng. Cần xây dựng trước kế hoạch tham dự hội chợ triển lãm trong nước cũng như hội chợ triển lãm quốc tế để có đủ thời gian cần thiết nghiên cứu thị trường và chuẩn bị mọi mặt được chu đáo nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

3.3.2.2. Kết hợp sản xuất với xuất khẩu.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu các đơn vị nên kết hợp sản xuất với xuất khẩu thông qua việc hình thành các xưởng sản xuất. Sự kết hợp này cho phép nâng cao hiệu quả kinh doanh vì các đơn vị có thể thu lợi nhuận từ hai nguồn: sản xuất + xuất khẩu,đồng thời với sự kết hợp này cho phép tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vì:

- Đáp ứng tốt, kịp thời nhu cầu thị trường: qua hoạt động xuất khẩu các đơn vị nắm được khách hàng với nhu cầu thị hiếu và thói quen tiêu dùng của họ từ đó có cơ sở để tổ chức sản xuất.

- Tạo được nguồn hàng chất lượng ổn định, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Chủ động về mặt hàng: vì trực tiếp sản xuất nên các đơn vị có thể chủ động về số lượng, chất lượng, giá cả. Có khả năng cải tiến kỹ thuật mặt hàng để phù hợp với từng thị trường riêng biệt.

- Hình thành xưởng sản xuất không đòi hỏi chi phí nhiều về cơ sở vật chất, trang bị, chi phí đào tạo không nhiều và thời gian đào tạo không lâu.

3.3.2.3. Tạo nguồn hàng kịp thời và có chất lượng

Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời chính xác nhu cầu của thị trường, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt. Kinh doanh hàng Thủ công mỹ nghệ của các đơn vị chỉ phát triển, đạt hiệu quả cao khi các đơn vị có những biện pháp đồng bộ, cân đối từ thu mua, thực hiện hợp đồng, thanh toán, giao hàng.Trong đó

khâu tạo nguồn hàng, ổn định có chất lượng là khâu cực kỳ quan trọng và là khâu đầu tiên, khâu quyết định trong quy trình nghiệp vụ, đồng thời chứng tỏ liệu các đơn vị có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không. Như vậy để tạo được nguồn hàng ổn định có chất lượng các đơn vị phải có mối quan hệ tốt với các cơ sở sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ. Mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hợp tác tương trợ lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi.

3.3.2.4. Duy trì, củng cố quan hệ làm ăn với bạn hàng cũ và tìm kiếm bạn hàng mới.

Để chiến thắng trong cạnh tranh, cần thiết có sự nỗ lực vươn lên trên đối thủ cạnh tranh và hợp tác chặt chẽ với các bạn hàng. Muốn giữ được bạn hàng trong quan hệ làm ăn lâu dài, các đơn vị cần tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản sau:

- Cần thiết có sự tin tưởng lẫn nhau, việc thận trọng trong quan hệ là tốt nhưng không qúa đa nghi. Sự tin tưởng sẽ đảm bảo quan hệ có thể phát triển tốt, nếu như đồng thời ta biết sử sự hợp lý trong quan hệ lợi ích kinh tế.

- Nền tảng của quan hệ kinh tế vững bền là sự hoà đồng về lợi ích kinh tế. Nói như vậy nhưng không phải là khẳng định rằng tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau… là không quan trọng.

- Trong mối quan hệ cần giữ chữ “tín”, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua chữ tín của các đơn vị trên thương trường. Nếu chúng ta bỏ qua chữ “tín” thì đồng nghĩa với việc bỏ đi bạn hàng và lợi ích kinh tế lâu dài mà nó lại là mục đích hoạt động cuả các đơn vị. Việc mở rộng quan hệ với bạn hàng mới để tránh rủi ro khi làm ăn với họ, trước khi có thể kí kết hợp đồng các đơn vị phải khảo sát và lắm thật rõ về bạn hàng với các đặc điểm sau:

- Loại hình doanh nghiệp từ đó ta sẽ biết được phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Ai là người chịu trách nhiệm trước hoật động kinh

doanh của doanh nghiệp và đặc biệt trong quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp mình.

- Sự nổi tiếng của họ như thế nào? Xem xét trên các khía cạnh về vốn, cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh, khả năng thanh toán và khả năng tín dụng.

3.3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu.

Muốn sử dụng có hiệu quả các đơn vị cần giải quyết tốt các công việc như thu hồi công nợ, giải phóng hàng tồn kho, chống phát sinh công nợ mới và hàng tồn kho mới. Đầu tư có trọng điểm vào những hoạt động có khả năng mang lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh.

Cùng với việc sử dụng vốn có hiệu quả là tiết kiệm chi tiêu, giảm chi phí hành chính, phí kinh doanh, tập trung vốn cho kinh doanh.

3.3.2.6. Tạo thương hiệu và không ngừng nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế

Những năm vừa qua các doanh nghiệp làm hàng Thủ công mỹ nghệ rất lơ là đối với việc bảo hộ kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa. Họ thường thông qua người môi giới để xuất khẩu hàng. Các đối tác trung gian thường lựa chọn kiểu dáng hoặc lấy từ những mẫu mã người sản xuất đưa ra còn nhà sản xuất cứ theo mẫu mã trong đơn đặt hàng mà làm. Bởi vậy, ngay bây giờ và ngay lập tức các nhà sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ, các làng nghề thủ công truyền thống phải thực hiện đăng kí thương hiệu và kiểu dáng sản phẩm trước khi quá muộn.

3.3.2.7. Thành lập sàn giao dịch hàng thủ công mỹ nghệ trên mạng Internet.

Sự bùng nổ của Internet trong những năm gần đây cùng sự phát triển về thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc với nhau ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào mà không có giới hạn về không gian và thời gian. Sàn Giao dịch hàng Thủ công mỹ nghệ trên mạng Internet sẽ là nơi đầu tiên cung cấp đầy đủ, toàn diện các thông tin về hàng Thủ công mỹ

nghệ Việt Nam, trưng bày và giới thiệu sản phẩm của các công ty Thủ công mỹ nghệ hàng đầu Việt Nam và tạo cơ hội giao thương giữa các công ty này với thị trường nước ngoài.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đề tài gồm 3 chương chính:

Chương 1: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hóa

Chương 1 hệ thống về hoạt động xuất khẩu hàng hóa: khái niệm về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, các lý thuyết xuất khẩu, hình thức xuất khẩu và cuối cùng rút ra kinh nghiệm cũng như bài học cho Việt Nam. Ngoài ra, chương 1 còn giới thiệu chung về mặt hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, phân loại đánh giá từng mặt hàng, qua đó cho ta thấy kết cấu và vai trò của mặt hàng Thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Chương 2 nêu lên thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam,những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ, vai trò của việc xuất khẩu mặt hàng này và cuối cùng là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ. Qua chương 2, ta thấy mặt hàng Thủ công mỹ nghệ không những là một mặt hàng đem lại giá trị gia tăng cao mà còn rất quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, lao động nhiều nhưng trình độ chưa cao và chủ yếu là lao động ở nông thôn; đồng thời cũng phát huy được thế mạnh của Việt Nam như nguồn nguyên liệu dồi dào, có truyền thống văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Chương 3 đề ra các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Với đặc thù và ưu thế của mình, hàng Thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng được chính phủ ưu tiên khuyến khích phát triển, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Qua các phương hướng và giải pháp đề ra, mặt hàng Thủ công mỹ nghệ có thể đạt được giá trị gia tăng cao hơn, giải quyết nhiều việc làm hơn và tạo điều kiện giao lưu hợp tác quốc tế của Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Số liệu:

+ Bộ Công thương + Tổng Cục Hải quan

2. Tài liệu tham khảo:

- An Yên - Vị thế hàng thủ công: “Trở ngại trong sản xuất và xuất khẩu”, Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 10/8/2008.

- Bùi Văn Vượng - Di Sản Thủ công mỹ nghệ Việt Nam. NXB Thanh Niên.

- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng - Kinh tế quốc tế. NXB Lao động xã hội Hà Nội (2004).

- Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt - Quản Trị Xuất nhập khẩu. NXB Lao động Xã hội.

- Lê Huy Khôi - Chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005. NXB Thống kê.

- Lê Tùng Vân, Lê Văn Tư - Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu; Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ. NXB Thống kê.

- Lê Văn Lan - Văn hóa nông thôn và làng nghề, Tạp chí Sản phẩm và Làng nghề Việt Nam tháng 8/2008.

- Nguyễn Văn Hóa - Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam qua các thời kỳ, Tạp chí Sản phẩm và Làng nghề Việt Nam tháng 12/2008.

- Phùng Long - Hàng thủ công mỹ nghệ – thị trường và những khó khăn, Tạp chí Sản phẩm và Làng nghề Việt Nam tháng 4/2009.

- Trầm Thị Xuân Hương - Thanh toán quốc tế. NXB Thống kê

- Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.HCM. (2001).

- Vũ Từ Trang - Nghề cổ nước Việt, NXB Văn hóa dân tộc (2002).

+ Các quy định pháp luật về việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu. NXB Chính trị quốc gia

+ Danh mục & Thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. NXB Tài chính.

+ Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương. NXB Giáo duc. + Luật thuế xuất - nhập khẩu

+ Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu. NXB Cần Thơ. + Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin. NXB Chính trị.

+ Tiền tệ - Ngân hàng và Thanh toán quốc tế. NXB Tổng hợp TP.HCM. + Xuất nhập khẩu hàng hóa - International Merchandise Trade Vietnam. NXB Thống kê.

3. Các trang web:

- Trang điện tử giới thiệu về hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: http://www.vietnamhandcraft.com/

http://www.rattanvina.com.vn/Main.aspx http://www.vietnamhandbag.com/

- Trang web giới thiệu các sản phẩm gốm sứ thủ công Bát Tràng: http://www.worldgems.com.vn

- Trang tin điện tử của Bộ Công Thương: http://www.moit.gov.vn

- Trang tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn

- Trang web tin tức kinh doanh và tài chính: www.vneconomy.com.vn

4. Ảnh :

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w