Tăng cường hoàn thiện quy hoạch và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 72)

nước. Việc thuê bằng kinh doanh ở nước ta hiện nay có nhiều bất cập, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước muốn thuê mặt bằng kinh doanh thì gặp rất nhiều khó khăn, trong khi với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính thì vấn đề này lại được các cơ quan quản lý tạo điều kiện dễ dàng. Điều đó gây ra nhiều bất bình cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Do đó để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì cần có sự hỗ trợ mạnh hơn từ phía chính sách nhà nước. Trong các khu đô thị mới nên dành diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê, hợp tác sử dụng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phân phối bán lẻ. Thậm chí sử dụng mặt bằng các cơ sở xây dựng , sản xuất bị di dời cho mục đích xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại. Bên cạnh đó phải khéo léo trong việc cấp phép sử dụng mặt bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài để các doanh nghiệp trong nước có thời gian để gấp rút phát triển tạo ra được đối trọng tương ứng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

2.1.3. Tăng cường hoàn thiện quy hoạch và quản lý hệ thống phân phốibán lẻ bán lẻ

Hiện nay, công tác quy hoạch, quản lý hệ thống bán lẻ ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập.

Các cơ sở bán lẻ mở ra một cách tự phát, không theo chiến lược và định hướng của ngành cho nên hiệu quả kinh tế không cao, nhiều cơ sở do không nghiên cứu thị trường kĩ, gặp phải sự cạnh tranh lớn, không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên đã không thể tồn tại. Cho nên, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch về hệ thống phân phối bán lẻ, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục cấp phép đầu tư, cấp phép kinh doanh. Quy hoạch và các thủ tục hành chính phải minh bạch và công bố công khai, có hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm phù hợp và xin cấp phép để đầu tư và kinh doanh.

Đồng thời, chúng ta cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động bán buôn, bán lẻ, tránh trường hợp kinh doanh các hàng hóa không đủ điều kiện, các hàng hóa vi phạm bản quyền, chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tạo nên môi trường cạnh tranh minh bạch công bằng, thúc đẩy sản xuất và dịch vụ phân phối phát triển.

Song song với việc hoàn thiện quy hoạch và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tạo môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Trong tình hình các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay thì vấn đề liên kết còn thiếu sự thống nhất. Chính vì thế vai trò của nhà nước trong vấn đề liên kết các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần được chú trọng. Nhà nước cần phải đóng vai trò là một nhạc trưởng thì mới có thể giúp các doanh nghiệp liên kết tạo sức mạnh tổng hoà mà vẫn đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Nhà nước cần có một chính sách đúng, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời và cần một bản đồ quy hoạch chi tiết cho ngành bán lẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w