Đổi mới phương thức kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 75)

- Xây dựng chuỗi siêu thị hiện đại với tính chuyên nghiệp cao. Từ mô hình đang hoạt động của chuỗi siêu thị SaigonCo.op, các doanh nghiệp trong ngành nên tiến hành nghiên cứu để xây dựng những chuỗi riêng cho mình

trên cơ sở đó, nhanh chóng mở rộng thị phần bán lẻ. Phát triển doanh nghiệp kinh doanh chuỗi để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau nhằm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, trong đó cũng cần quan tâm phát triển hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng thông qua phương thức nhượng quyền thương mại.

- Phát triển hoạt động nhượng quyền thường mại. Từ kết quả thảo luận chuyên sâu với một số doanh nghiệp có hoạt động nhượng quyền thương mại cảu Bộ Công Thương cho thấy, các đơn vị nhượng quyền thương mại cần thực hiện các nội dung sau: Bảo vệ tài sản trí tuệ: đăng kí bản quyền tên công ty, logo; Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền; Hình thành cẩm nang hoạt động: lập sổ tay chuyên nghiệp chi tiết, cụ thể cho người mua nhượng quyền; Chuẩn bị chương trình huấn luyện cho đối tác. Có chương trình huấn luyện cụ thể trước ngày khai trương, song song đó cho người mua nhượng quyền tham quan thực tế những cửa hàng đang kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền khác; Xây dựng lực lượng hỗ trợ cho đối tác mua nhượng quyền. Các doanh nghiệp có bộ phận quản lý kinh doanh nhượng quyền kết hợp với phòng marketing xây dựng chương trình hoạt động nhằm hỗ trợ người mua nhượng quyền. - Tổng công ty, công ty thương mại xây dựng các trung tâm logistics hoặc

liên kết cùng nhau xây dựng các trung tâm logistics để đặt hàng với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tập trung dự trữ, phân loại, chỉnh lý, bao gói… phân phối cho mạng lưới bán lẻ của hệ thống. Ngoài ra, các đơn vị này cũng cần quan tâm đến quy hoạch vùng nguyên liệu, cung ứng vốn, hướng dẫn kĩ thuật sản xuất… để tạo nguồn hàng ổn định, giá phù hợp cung ứng cho hệ thống bán lẻ của mình.

2.2.3. Xây dựng chính sách nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ

- Ngành bán lẻ là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ. Có thể nói trong ngành bán lẻ, chất lượng dịch vụ quyết định một nửa mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mà mình đã chọn mua. Bán lẻ hiện đại vẫn là

một mảng khá mới ở nước ta, nó mới xuất hiện và nở rộ trong một vài năm gần đây. Do vậy, thiếu thốn nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho ngành là một vấn đề thực tế đang đặt ra. Thứ nhất, chúng ta thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên môn để vận hành hệ thống siêu thị, lựa chọn phương án kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả. Thứ hai, chúng ta thiếu một đội ngũ nhân viên phục vụ với tác phong chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp với khách hàng.

- Để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần liên kết cùng các trường đại học, cao đẳng về kinh tế, quản trị kinh doanh để học tập các chương trình đào tạo về thương mại, quản trị chuỗi siêu thị cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất trong kind doanh bán lẻ.

- Các doanh nghiệp cũng nên phối hợp, trao đổi học hỏi lẫn nhau để tìm ra những điểm tốt và chưa tốt trong quy trình quản lý của mình từ các doanh nghiệp cùng hoạt động trong nghành. Để thực hiện được điều này, họ cần phải phối hợp, đề xuất lên hiệp hội các nhà bán lẻ những yêu cầu về khóa học cũng như đối tượng để hiệp hội có thể tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Các doanh nghiệp cần phải đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên phục

vụ, giúp họ ý thức được vai trò của mình trong việc tạo hình ảnh cho doanh nghiệp. Các khóa tập huấn định kỳ về cách thức giao tiếp với khách hàng sao cho có hiệu quả cần được các nhà kinh doanh quan tâm và thực hiện. Đồng thời với việc đó, các nhà bán lẻ cũng cần có những chính sách kinh tế để khích lệ cũng như trừng phạt những nhân viên không thực hiện tốt vai trò của mình.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc hoạch định và thực hiện các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng chính sách chất lượng, tăng cường các gói dịch vụ, bổ xung trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh cũng như xây dựng thương hiệu, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để tạo dựng niềm tin với khách hàng, giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.

2.2.4. Phát huy vai trò của hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

- Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam(AVR) vừa mới được thành lập trong một thời gian ngắn nên còn nhiều điều chưa thể thực hiện được. Các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc phối kết hợp với hiệp hội, làm sáng tỏ những vấn đề của thị trường, phối hợp hành động với các doanh nghiệp khác cũng như có những ý kiến đề xuất để hiệp hội có thể tham mưu cho chính phủ góp phần hoàn thiện môi trường bán lẻ và giúp đỡ các doanh nghiệp nhiều hơn.

- Hiện tại, hiệp hội có tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về chuyên môn và nghiệp vụ. Các doanh nghiệp nên cho cán bộ của mình tham gia các chương trình này, thứ nhất có thể có được cái nhìn cởi mở, đầy đủ hơn về hoạt động của mình, thứ hai là tạo cho họ cơ hội để có thể giao lưu, học hỏi các chuyên gia và những cán bộ đến từ các doanh nghiệp khác.

- Bên cạnh đó, hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn để phát huy vai trò hỗ trợ thông tin thị trường bán lẻ, phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường, hình thành nên những liên kết, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại và đại diện cho các doanh nghiệp thuộc hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của doanh nghiệp bán lẻ.

KẾT LUẬN

Dù vẫn còn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với hậu quả thiên tai trong nước, nhưng thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2010 vẫn tăng trưởng tới 24,5%, với tổng doanh thu 1.561 nghìn tỷ đồng. Đây là mức tăng cao so với dự kiến đầu năm, khẳng định tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa.

Thực tế cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam là đan xen cơ hội và thách thức, bộc lộ mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các tổ chức quốc tế đánh giá sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đứng thứ 14 thế giới, sẽ là điểm đến của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Chính điều đó sẽ đẩy mức cạnh tranh lên cao, dường như không có điểm dừng khi thị trường và mạng lưới kinh doanh chưa được thiết lập hoàn toàn. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ đánh giá, thị trường sẽ tiếp tục phát triển mạnh, theo hướng đa dạng và cạnh tranh ở nhiều phân khúc, bức tranh hạ tầng, vì vậy thị trường bán lẻ sẽ diễn ra sôi động.

Trong qua trình triển khai nghiên cứu đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, em đã tập trung, nỗ lực nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề sau:

(1) Làm rõ những quan điểm cơ bản về hoạt động bán lẻ cũng như vai trò của hoạt động bán lẻ đối với nền kinh tế quốc dân, đồng thời phác họa lại bối cảnh cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.

(2) Phân tích toàn diện thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 dựa trên các mặt: thực trạng mạng lưới phân phối, thực trạng doanh nghiệp bán lẻ, thực trạng chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động bán lẻ.

(3) Trên cơ sở phân tích các phương diện trên và cập nhật những xu hướng của ngành bán lẻ trên thế giới và Việt Nam, đề tài đã đưa ra những định hướng và giải pháp để ngành bán lẻ Việt Nam có thể tự kiện toàn, điều chỉnh lại hoạt động của mình cũng như đón đầu các xu hướng mới trên thị trường nhằm đứng vững và phát triển trên một thị trường cạnh tranh đang ngày càng trở nên khốc liệt.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và nguồn lực có hạn, trong quá trình nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, như số liệu chưa thể cập nhật đến hết năm 2010, các giải pháp còn mang tính chất định hướng chưa thể ứng dụng ngay lập tức và còn có những vấn đề chưa thể giải quyết một cách triệt để như chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về các loại hình dịch vụ bán lẻ, chưa thể đánh giá các chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh một cách định lượng em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình.

Một lần nữa, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ths. Nguyễn Quang Huy, sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy đã gợi mở cho em những ý tưởng, củng cố cho em về phương pháp nghiên cứu để có thể hoàn thành đề tài của mình.

Em cũng xin được bầy tỏ sự biết ơn đến các thầy cô trong khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế nói riêng và trường đại học Kinh Tế Quốc Dân nói chung, những kiến thức mà các thầy cô đã truyền đạt đã tạo nền tảng vững chắc để em có thể hoàn thành đề tài của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w