thân thiện với mối trường
Mức tăng trưởng kinh tế cao ổn định trong những năm qua đã làm cho thu nhập của người dân Việt Nam tăng nhanh chóng. Cùng với đó, những dịch bệnh và sự thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm cho người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mức độ an toàn cho sức khỏe và tính thân thiện với môi trường trong những sản phẩm mà họ sử dụng.
Trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua sắm những sản phẩm có chất lượng và xuất xứ rõ ràng cũng như đã được khảng định về độ an toàn do các cơ quan có uy tín cấp. Đây là một xu hướng quan trọng mà các nhà bán lẻ phải hết sức chú ý để tạo niềm tin cho người mua sắm và khuyến khích tiêu dùng.
1.3. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện mới
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, sự biến động đầy bất ngờ của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế và để cạnh tranh hiệu quả hơn với các công ty phấn phối bán lẻ nước ngoài hùng mạnh. Ngành bán lẻ cần phải nhận thức đúng đắn những xu thế mới trên thị trường và hiểu rõ những ưu thế cũng như các vấn đề mà mình đang gặp phải.
Tuy nói rằng, trên thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp trong nước tỏ ra khá lép vế trước những tập đoàn phân phối hùng mạnh đến từ nước ngoài, các đối thủ chiếm ưu thế tuyệt đối về vốn cũng như kinh nghiệm quản lý. Nhưng, các nhà bán lẻ Việt Nam không phải là không có những điểm mạnh của mình. Suy nghĩ theo một chiều hướng khác, điểm mạnh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam lại chính ở yếu tố “nhỏ” và “lẻ” nhưng lại có khả năng thực hiện những việc mà các đại gia khác không thể làm được. Đó chính là những mặt hàng chất lượng
cao, hàng hoá đặc biệt đi kèm với những kiến thức phong phú về sản phẩm và các dịch vụ nổi trội, thu hút và đáp ứng được nhiều nguyện vọng của người tiêu dùng. Các khách hàng sẵn sàng chấp nhận trả thêm một khoản tiền vì những hàng hoá và dịch vụ tốt ấy, tuy nhiên điều đó chưa hẳn đã đủ để các nhà bán lẻ có thể yên tâm. Bởi vậy, trong tương lai, các nhà bán lẻ trong nước cần phải phát huy tốt hơn những thế mạnh trên của mình để có thể duy trì vị trí ổn định và tăng trưởng trên thị trường. Nói cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể dẫn các nhà bán lẻ nước ngoài vào thế trận của mình, nơi mà các ưu thế của họ trở thành thứ yếu và các điểm mạnh của ta trở nên thiết yếu.
Nhìn một cách tổng thể về thị trường Việt Nam, loại hình bán lẻ hiện đại theo phong cách của thế giới phát huy ưu thế đặc biệt trong khu vực đô thị lớn. Tính ở 3 khu vực tập trung lớn nhất mặt bằng bán lẻ hiện đại là Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM, số lượng đã bao gồm 400 mặt bằng bán lẻ hiện đại, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ, trong đó, đến 80-90% doanh thu nằm ở khu vực
TP.HCM. Điều đó cho thấy, đô thị là môi trường thích hợp nhất cho mô hình bán lẻ hiện đại của thế giới phát huy hiệu quả và chính các nhà kinh doanh siêu thị, đại siêu thị và trung tâm thương mại cũng nhận thức được điều này. Cái chưa hợp lý trong chiến lược ngành bán lẻ hiện đại là định cạnh tranh bằng cách học hỏi y nguyên mô hình mà các nhà bán lẻ ngoại quốc đang duy trì và cố gắng làm được như họ. Bằng cách này ngành bán lẻ vô tình đã tự cuốn mình và một mặt trận nơi mà các đối thủ của họ có vũ khí mạnh hơn, có tổ chức tốt hơn và có kinh nghiệm phong phú hơn. Sự thực, theo đuôi không bao giờ là ý hay khi muốn cạnh tranh với một ai đó. Chúng ta cần làm tốt hơn thế, tạo ra một thế trận chủ động hơn nơi mà những lợi thế đặc thù của chúng ta phát huy và các đối thủ ngoại quốc trở nên do dự bởi sự bỡ ngỡ.
Thị trường nông thôn dường như là một đáp án bị bỏ quên mà trong những nỗ lực không có hiệu quả chúng ta đã tìm thấy.
Thứ nhất, nông thôn là một thị trường rộng lớn, nới tập trung 74% dân số Việt Nam, những con người có thu nhập thấp và còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi
những tập quán mua bán đặc trưng của người dân Việt. Thu nhập thấp của người dân nông thôn xét trên một phương diện nào đó lại là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam kéo theo những nhà phân phối của họ, với những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và tất nhiên là có giá thành cao. Do vậy các mặt hàng này ít có cơ hội tiếp cận thị trường nông thôn. Thị trường nông thôn không tiếp nhận những sản phẩm có giá quá cao. Và đây chính là cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà bán lẻ nội địa liên kết với nhau để cung cấp cho thị trường này những sản phẩm chất lượng vừa phải với giá cả cạnh tranh.
Thứ hai, theo quy định ENT về kiểm tra nhu cầu kinh tế, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nếu muốn mở thêm cơ sở kinh doanh của mình cần phải giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho từng cơ sở của mình. Mặt khác, thị trường nông thôn là nơi có mật độ tập trung dân cư thấp hơn rất nhiều so với thành thị và điều kiện giao thông thấp kém. Mô hình đại siêu thị hay trung tâm mua sắm như ở đô thị là không thích hợp với thị trường này do điều kiện về giao thông. Các nhà bán lẻ nước ngoài cũng không thể phủ kín thị trường này bằng các siêu thị của mình bởi thủ tục cấp phép là không dễ dàng. Bên cạnh đó, người dân nông thôn có những tập quán tiêu dùng rất đặc biệt. Chính những điều này làm cho lợi thế về vốn và kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài không thể phát huy hết sức mạnh của nó.
Thứ ba, thị trường nông thôn là nơi mà các nhà bán lẻ nội địa có thể phát huy hết các ưu thế cảu mình, đó là sự thông hiểu về tập quán tiêu dùng, giá cả cạnh tranh và lợi thế về mạng lưới của mình. Và xâm chiếm thị trường nông thôn bằng cách bao phủ thị trường bởi các chuỗi phân phối lẻ là con đường của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề hàng tiêu dùng cho nông thôn, nâng cao mức sống của họ mà còn làm cân bằng tam giác quyền lực giữa các nhà bán lẻ, nhà cung ứng và nhà đầu tư, làm cho ngành bán lẻ phát triển sang một giai đoạn mới.
2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điểu kiện gia nhập WTO