2.2.1. Áp dụng mô hình quản lý hiện đại nâng cao tính chuyên nghiệp của
hoạt động kinh doanh
Với xuất phát điểm của ngành còn thấp, quy mô nhỏ và manh múm, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng các mô hình quản lý cũ, hiệu quả không cao, khó có thể phát huy sức mạnh trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam bán lẻ Việt Nam cần chú ý áp dụng những giải pháp quản lý mới nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao tính chuyên nghiệp và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống…
Và EPR(Enterprise Resourse Planning) một hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp là một giải pháp đáng quan tâm giành cho các nhà bán lẻ trong nước.
Đặc thù của ngành bán lẻ là luôn có nhiều chi nhánh, danh mục hàng hoá lên đến hàng chục ngàn chủng loại, diện tích kinh doanh rộng hàng ngàn mét vuông trải rộng trên nhiều địa bàn… Khi hệ thống càng được mở rộng thì
những con số đó lại tiếp tục tăng lên làm cho việc quản lý trở nên vô cùng khó khăn. Các đại gia bán lẻ nước ngoài như Big C, Parkson, Lotte Mart… khi vào Việt Nam đều được chuyển giao hệ thống quản lý ERP từ công ty mẹ. Đây thực sự là thách thức với các doanh nghiệp trong nước bởi các nhà bán lẻ ngoại đã có sẵn những lợi tế về thương hiệu, vốn, kinh nghiệm… lại được trang bị những hệ thống quản lý hiện đại, chẳng khác gì “hổ thêm cánh”. Chính áp lực cạnh tranh này thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải khẩn trương ứng dụng ERP trong quản lý.
Các nhà bán lẻ trong nước kỳ vọng khi áp dụng ERP sẽ giúp cắt giảm chi phí, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo tính đồng nhất trong hệ thống… Nói cách khác, ERP được coi như một công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ.
Người tiên phong áp dụng ERP trong ngành bán lẻ là Saigon Co.op khi năm 2004 đã tìm đến hai nhà cung cấp phần mềm nước ngoài là Oracle và JDA. Công ty cổ phần Thế Giới Di Động đã triển khai ERP từ năm 2007, Điện máy Chợ Lớn vừa bắt đầu dự án SAP ERP và dự kiến khoảng sáu tháng nữa mới đi vào hoạt động. Tập đoàn Phú Thái sau khi tìm đến nhà cung cấp SAP thì hiện đang tạm dừng dự án. Tập doàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng mới tiến hành mời thầu cung cấp giải pháp ERP. Còn lại đa phần các nhà bán lẻ hiện nay mới đang nghe ngóng thị trường và tìm kiếm nhà cung cấp, trong số này phải kể đến Hapro, Intimex, Nguyễn Kim…
Theo các nghiên cứu của Meta Group đối với 63 công ty từng áp dụng ERP thì chi phí trung bình cho một dự án ERP bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng là 15 triệu USD. Tuy vậy, nếu triển khai được đầy đủ, một hệ thống ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm trung bình hàng năm khoảng 1,6 triệu USD.