0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (Trang 70 -70 )

Cho đến nay, hệ thống pháp luật về dịch vụ phân phối còn có những điểm chưa hoàn thiện.

Ví dụ, chúng ta chưa có quy định thống nhất về dịch vụ phân phối, chưa làm rõ các khái niệm bán buôn, bán lẻ, tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Đồng thời, các văn bản hiện hành cũng thể hiện nhiều bất cập, nhất là trong việc quản lý hàng hóa hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Trước mắt cần cụ thể hoá các tiêu chí về quy mô địa lý, số lượng các nhà cung cấp trên địa bàn, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoach của địa phương của cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) khi mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi, để tránh việc các địa phương có cách giải thích và vận dụng khác nhau, tạo nên sự công bằng, minh bạch và làm cơ sở để các doanh nghiệp nước ngoài làm hồ sơ, cũng như làm cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét hồ sơ xin mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi của các doanh nghiệp nước ngoài.

Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, để tránh các trường hợp doanh nghiệp nước ngoài đã mở điểm bán lẻ thứ nhất, tiếp đó xin giấy phép liên doanh với các doanh nghiệp Việt nam với số vốn góp dưới 49% (cam kết không hạn chế) sau đó mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt nam và trở thành điểm bán lẻ thứ hai mà không cần phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

Bên cạnh đó, sự chưa hoàn thiện trong khung pháp lý liên quan đến hoạt động bán lẻ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá, khuyến mãi mạnh, sẵn sàng chịu lỗ trong thời gian đầu để giành giật khách hàng. Bởi các tập đoàn nước ngoài có kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú, đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi như về thuế, giá đất…Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn mới manh nha phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý thiếu và yếu. Trong khi đó các doanh

nghiệp bán lẻ của chúng ta luôn bị “đau đầu” trong các cuộc cạnh tranh về giá. Các nhà bán lẻ nước ngoài có thể chịu lỗ đến 10 năm để hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa để chiếm lĩnh thị trường và tạo thương hiệu. Hay đơn cử như chí phí cho quảng cáo, các doanh nghiệp trong nước bị khống chế với mức 10% trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại được thoải mái. Bên cạnh đó là vấn để về thủ tuc trong linh doanh bán lẻ, hiện nay một dự án đầu tư cho ngành bán lẻ liên quan đến rất nhiều sở, ngành chức năng, điều này cũng đồng nghĩa để có một dự án thì các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian trong việc lập dự án. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay trong điều kiện mở cửa thị trường, ngành bán lẻ trong nứơc đang phải đối đầu với rất nhiều thách thức thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối lại càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (Trang 70 -70 )

×