TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG TRONG MỔ SỎI MẬT LẠI
1.4.1. Nguyên nhân mổ lại (khơng kể do nguyên nhân kỹ thuật)
Sỏi sĩt và sỏi tái phát là nguyên nhân nguyên nhân chính phải can thiệp ngoại khoa lại.
30
Bệnh nhân cĩ thể nhập viện vì các biến chứng cấp tính của sỏi mật như
viêm đường mật cấp, thấm mật phúc mạc hay viêm phúc mạc mật, sốc nhiễm trùng đường mật, viêm tuỵ cấp do sỏi [26], [29], [67], [77].
Tỉ lệ mổ cấp cứu theo các thống kê khác nhau ở Việt Nam cĩ tỉ lệ cao từ 40,4% - 67,38% [1], [27], [45]... Khi mổ cấp cứu, tỉ lệ sĩt sỏi, nguy cơ xảy ra tai biến, biến chứng và tử vong cao hơn nhiều so với mổ chương trình [26], [29], [51]...
1.4.2. Tổn thương giải phẫu bệnh
Vị trí sỏi: sỏi thường gặp ở đường mật trong gan chiếm tỉ lệ cao từ 33,4 - 72,4%, sỏi OMC đơn thuần chiếm tỉ lệ ít hơn [26], [27], [51], [67] ...
Túi mật: túi mật thường căng to khi tắc mật cấp tính (50-60%) và viêm dày, cĩ khi viêm hoại tử gây nên tình trạng viêm phúc mạc [27], [33].
Đường mật: do tắc mật lâu ngày và nhiễm khuẩn nhiều đợt kéo dài nên tồn bộđường mật thường giãn to và viêm. Cĩ trường hợp OMC giãn to như
quai ruột, thành dày tới 1cm, ít khi OMC khơng giãn, tuy nhiên khi OMC khơng giãn, mổ lại cĩ khĩ khăn khi tìm và khĩ lấy sỏi trong gan. Đường mật cĩ chỗ giãn to nhưng cũng cĩ chỗ viêm hẹp, tỉ lệ hẹp đường mật trong sỏi
đường mật từ 24–33,3 % [19], [26], [51[,[67] và lên tới 42,3–95,8 % nếu chỉ
tính hẹp đường mật ở BN bị sỏi trong gan [128], [142].
Gan: do tắc mật làm gan to ra, nhiễm khuẩn kéo dài gây nên nhiều ổ áp xe nhỏ rải rác khắp bề mặt của gan ít khi là một ổ áp xe lớn, muộn hơn nữa là hiện tượng xơ hố lan từ khoảng cửa vào trung tâm tiểu thùy. Vùng gan xơ
hĩa thường teo nhỏ, dễ dàng sờđược khối sỏi cứng bên trong ống mật.
Ổ bụng: do viêm nhiễm kéo dài, các tạng xung quanh cĩ thể cĩ phản
ứng viêm dính xung quanh túi mật và mặt dưới gan. Lần mổ trước cĩ thể làm dính vùng mạc chằng gan tá tràng, tá tràng, mạc nối, đại tràng vào mặt dưới gan. Khi mổ lại, lúc nào cũng phải gỡ dính vùng này để tìm OMC, do đĩ cĩ
31
nguy cơ làm tổn thương các cơ quan như tá tràng, đại tràng, động mạch gan… [26], [29], [51].
1.4.3. Tai biến trong mổ
Tổn thương tạng lân cận trong quá trình phẫu tích tìm OMC chiếm tỉ lệ
từ 3,82-4,03% [26], [68]. Trong đĩ, rách tá tràng là biến chứng cĩ nguy cơ rị sau mổ cao, điều trị thường phức tạp dễ dẫn tới tử vong. Ngồi ra cĩ thể gặp một số biến chứng khác như: thủng đại tràng, thủng dạ dày, thủng ruột non, chảy máu ... [29], [51], [77], [86], [119], [120].