- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề ra các
NĂNG TẠI CÔNG TY TNHH CƯỜNG HẬU
3.2. Các đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm chảo đa năng tại công ty TNHH Cường Hậu
năng tại công ty TNHH Cường Hậu
Xuất phát từ một số điểm còn tồn tại chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế dộ kế toán ban hành theo quyết định 48, cùng với sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất, dưới góc độ của một sinh viên thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, giải pháp về chứng từ kế toán: Để giúp cho việc quản lý chứng từ và luân
chuyển chứng từ lên phòng kế toán chặt chẽ hơn, công ty nên lập bảng kê giao nhận chứng từ. Việc lập bảng kê giao nhận chứng từ đảm bảo cho các chứng từ được chuyển lên phòng kế toán không bị thất lạc và việc quy trách nhiệm được rõ ràng. Em xin mạnh dạn thiết kế bảng giao nhận chứng từ như sau:
Bảng 3.1: Bảng giao nhận chứng từ (phụ lục3.1)
Thứ hai, giải pháp về tài khoản
TK 159- Các khoản dự phòng
Công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi, sử dụng TK 159, chi tiết TK 1592- dự phòng nợ phải thu khó đòi và chi tiết TK
1593- dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Công ty trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán, trước khi khóa sổ lập BCTC.
Kết cấu TK 1592- D ự phòng nợ phải thu khó đòi Bên Nợ:
• Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi • Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có:
• Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Cách hạch toán:
- Cuối niên độ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập
• Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có, doanh nghiệp lập thêm dự phòng nợ phải thu khó đòi bằng khoản chênh lệch.
Nợ TK 6422 Có TK 1592
• Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có, doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, ghi giảm chi phí.
Nợ TK 1592 Có TK 6422
- Khi thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi Nợ TK 111, 112
Có TK 131, 138…
Với các khoản nợ khó đòi không thể thu hồi được, doanh nghiệp quyết định xóa nợ: Nợ TK 1592
Nợ TK 6422 Có TK 131 Có TK 138
Khi thu hồi được các khoản nợ khó đòi đã xử lý: Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Kết cấu TK 1593- Dự phòng giảm giá HTK
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK ghi giảm giá vốn hàng bán Bên Có: Số dự phòng giảm giá HTK cần trích lập cuối niên độ
Số dư bên Có: Khoản dự phòng giảm giá HTK hiện còn
Xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: Mức dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa = Lượng vật tư, hàng hóa còn tồn kho tại thời điểm lập BCTC × Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Xử lý dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dự khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phần chênh lệch (Nợ TK 632- Có TK 1593)
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập nhỏ hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch bằng cách ghi giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (Nợ TK 1593- Có TK 632)
TK 1543- Chi phí sản xuất chung
Giải pháp về bóc tách chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi sử dụng TK 1543- CP SXC chi tiết TK 15431- CP SXC cố định và TK 15432- CP SXC biến đổi.
Việc bóc tách chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi giúp công ty có thể quản lý và theo dõi chặt chẽ hơn các khoản chi phí phát sinh trong công ty, đặc biệt là sự thay đổi của chi phí sản xuất chung biến đổi. Điều này giúp cho công ty thực hiện tốt khâu tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành chính xác. Do vậy, việc bóc tách chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung
hạ thấp chi phí sản xuất, tạo điều kiện xác định điểm hòa vốn, là cơ sở cho các nhà quản lý tiến hành hoạch định các chính sách về sản xuất và định giá bán sản phẩm. Để thực hiện các biện pháp này, trước hết ta cần phải xác định các khoản chi phí sản xuất chung của công ty. Chi phí SXC của công ty bao gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
- Định phí của công ty bao gồm: Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, … - Biến phí cuả công ty bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, …
- Chi phí hỗn hợp: Chi phí ga hóa lỏng, chi phí dầu mỡ công nghiệp, tiền điện, tiền nước…
Phần định phí: Đối với máy ép khuôn, cần phải sử dụng một lượng ga hóa lỏng và lượng điện nhất định mới có đủ tiêu chuẩn để làm nóng chảy nhôm thỏi.
Phần biến phí: Căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất ra, và phẩn nhiên liệu phụ có sử dụng cho sản xuất sản phẩm có giá trị nhỏ, khó tính riêng cho từng loại sản phẩm như phụ gia, chất tách khuôn…
Muốn quản lý tốt các chi phí này thì ngay khâu đầu vào là các chứng từ kế toán, công ty nên ghi rõ các khoản mục chi phí SXC thuộc loại chi phi nào vào các chứng từ ban đầu. Đồng thời, công ty cũng nên thuê chuyên gia thiết kế phần mềm kế toán thiết kế mục theo dõi các khoản chi phí này. Điều này sẽ hết sức đơn giản khi mà kế toán nhập liệu vào máy các chi phí sản xuất chung được ghi trên chứng từ, chạy phần mềm kế toán sẽ cho kết quả đầu ra là bảng theo dõi chi phí sản xuất chung.
Ví dụ : Trong kỳ, khi trích khấu hao TSCĐ, chi phí khấu hao là chi phí sản xuất chung cố định, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung cố định (Nợ TK 15431) và ghi tăng chi phí khấu hao (C ó TK 214)
Em xin mạnh dạn thiết kế Sổ chi tiết chi phí SXC và bảng kê các khoản chi phí của doanh nghiệp theo biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Bảng 3.2 Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung (Phụ lục3.2)
Cơ sở ghi sổ là chứng từ đầu vào đã được ghi nhận biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung…
TK 335- Chi phí phải trả
Kết cấu TK 335- Chi phí phải trả
Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả như:
• Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh
nhưng thực tế chưa phát sinh.
Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
nhưng thực tế chưa phát sinh
- Giải pháp về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Với lý do máy móc của công ty hoạt động rất ổn định, nên công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tuy nhiên khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, công ty hạch toán toàn bộ chi phí vào chi phí kế toán kỳ đó. Như vậy nếu lượng chi phí đó quá lớn, thì điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất trong kỳ tăng lên một cách đột ngột gây ra biến động lớn và phản ánh không chính xác chi phí trong kỳ. Do vậy, công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, để khi có chi phí thực tế phát sinh sẽ được phân bổ đều cho các kì kinh doanh, làm cho việc tập hợp và phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh trong kì hiệu quả chính xác hơn.
Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi tăng chi phí SXC, tăng chi phí phải trả
Nợ TK 1543 Có TK 335.
Khi chi phí sửa chữa lớn thực sự phát sinh và hoàn thành, tài sản đưa vào sử dụng, kế toán ghi giảm chi phí phải trả, ghi tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( Có TK 2413) đồng thời ghi tăng TK 1543 (Nợ TK 1543) – nếu số chi lớn hơn số trích trước hoặc ghi giảm TK 1543 (Có TK 1543) – nếu số chi nhỏ hơn số trích trước, phải hoàn nhập.
- Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân
Tiền lương nghỉ phép là một khoản được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn và việc nghỉ phép của công nhân thường không đều đặn trong năm.
Trong thực tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có công nhân nghỉ phép trong năm (nghỉ ốm đau, thai sản…). Để tránh sự biến động giá cả, hầu hết các doanh nghiệp trích trước tiền lương cho công nhân sản xuất và tính vào chi phí sản xuất, doanh
nghiệp coi như một khoản phải trả. Vì vậy công ty nên tiến hành trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép như sau:
- Hàng tháng, công ty xác định số tiền lương trích trước Tỷ lệ trích trước = × 100% Tổng số tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm = Tỷ lệ trích trước ×
Tổng số lương cơ bản được nghỉ theo chế độ
Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cho một tháng =
Khi xác định số tiền trích trước theo quy định, kế toán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp (Nợ TK 1542) và ghi tăng chi phí phải trả (Có TK 335).
Khi công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của nhân viên. Kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK 335) và ghi tăng khoản phải trả người lao động (Có TK 334).
+ Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước, kế toán ghi tăng chi phí NCTT sản xuất (Nợ TK 1542) , ghi giảm chi phí trả trước và ghi tăng khoản phải trả người lao động (Có TK 334).
+ Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK 335), ghi hoàn nhập chi phí NCTT (Có TK 1542) và ghi tăng khoản phải trả CNTT (Có TK 334).
Thứ ba: Giải pháp khác
- Về phần mềm kế toántrong công ty:
phần mềm kế toán là một phần rất quan trọng trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng. Phần mềm kế toán của công ty đôi khi còn trục trặc khiến cho việc lấy thông tin của kế toán gặp khó khăn. Công ty nên xem xét mời các chuyên gia khắc phục sự cố.
- Về việc truyền đạt, cung cấp thông tin trong công ty,
Để giải quyết vấn đề chậm chạp trong quá trình truyền tin, mọi đối tượng đều nên có sự chuẩn bị trước. Mọi người nên truyền đạt thông tin ngay khi người nhận tin cần, tránh để những việc chưa thực sự gấp xen vào.
- Về các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành
Công ty nên thực hiện việc trích lập các khoản theo lương theo quy định hiện hành như sau: Các khoản trích theo lương công ty chịu 23% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm: 17%BHXH, 3% BHYT, 2% KPCĐ, 1% BHTN. Công nhân trích các khoản theo lương theo tỷ lệ 7% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN. Các khoản đóng thêm phải đúng quy chế của công ty. Ngoài ra, một bộ phận công nhân không được đóng bảo hiểm. Công ty nên trích đóng theo đúng quy định.