- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề ra các
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm chảo đa năng tại công ty TNHH Cường Hậu
Hậu
2.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Hạch toán chi phí NVL: Công ty sử dụng các chứng từ như • Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
• Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) • Hóa đơn GTGT
• Chứng từ thanh toán (phiếu chi mẫu số 02-TT) • Bảng tổng hợp chi tiết vật tư
• …
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty sử dụng các chứng từ như • Bảng chấm công
• Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu số 01b- LĐTL) • Bảng thanh toán tiền lương
• Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số 10- LĐTL) • Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
• … • …
• Ngoài ra còn có Hợp đồng lao động theo vụ việc, phiếu nghỉ hưởng BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng số lương phải trả.
- Hạch toán chi phí sản xuất chung: Công ty sử dụng các chứng từ như • Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
• Hóa đơn GTGT
• Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02- LĐTL) • Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ….
Trình tự luân chuyển chứng từ
Phiếu xuất kho: Sử dụng sổ theo dõi vật tư để xuất dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng vật tư sẽ tính toán số nguyên vật liệu cần thiết và gửi lệnh cho thủ kho xuất vật tư cần thiết cho các phân xưởng sản xuất. Thủ kho sau khi nhận được lệnh xuất vật tư xuống xưởng, sẽ viết phiếu xuất vật tư. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên:
+ Liên 2: Giao cho tổ sản xuất nhận vật tư.
Phiếu xuất kho sau khi được chuyển lên cho kế toán nguyên vật liệu, kế toán sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm đồng thời tiến hành ghi chép vào các sổ.
Hóa đơn GTGT: Được sử dụng làm căn cứ ghi sổ liên quan trong trường hợp NVL được mua về đưa vào sản xuất ngay không qua nhập kho. Trong đơn giá vật tư mua vào đã tính gộp cả chi phí vận chuyển tới kho của phân xưởng. Trường hợp có chi phí vận chuyển ngoài đơn giá mua, kế toán phân xưởng cộng chi phí vận chuyển với giá trị mua rồi tính ra đơn giá.
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL: Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu tiến hành cộng sổ chi tiết 1521 lập bảng tống hợp nhập xuất tồn NVL đối chiếu với bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL trong phần mềm kế toán.
Bảng chấm công: Dùng để theo dõi ngày công thực tế của công nhân viên, để làm căn cứ tính và trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người. Bảng chấm công được để lại từng tổ sản xuất của từng phân xưởng để tiện cho việc theo dõi công nhân. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và giao cho bộ phận kế toán lương. Bảng chấm công lưu tại phòng kế toán.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Cuối tháng sau khi tính toán được tiền lương của công nhân các tổ đứng máy trong phân xưởng và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương sẽ lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho từng tổ đứng máy.
Bảng thanh toán lương: Căn cứ vào bảng tính lương, bảng phân bổ lương và BHXH, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương cho CNV theo từng tổ đứng máy, từng phòng ban.
Phiếu xuất kho: Được lập khi xuất kho công cụ dụng cụ dùng để sản xuất sản phẩm, do thủ kho lập. Sau đó được chuyển tới kế toán NVL và công cụ dụng cụ để hạch toán. Bảng theo dõi trích khấu hao TSCĐ: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích lập theo từng năm và từng tháng kinh doanh, do kế toán TSCĐ theo dõi và lập hàng tháng.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Dùng để tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào các loại chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng,…làm căn cứ để tính và phân bổ khấu hao cho từng kỳ, do kế toán TSCĐ lập hàng tháng.
Do công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 14/09/2006 và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên công ty tuân thủ đúng theo chế độ, mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Nhằm mục đích xác định rõ nguồn gốc và đối tượng chi phí, TK 154 được mở chi tiết thành các TK cấp 2:
+ TK 1541: “Chi phí NVL trực tiếp” + TK 1542: “Chi phí NC trực tiếp” + TK 1543: “Chi phí SXC”
Công ty mở chi tiết tài khoản 154 theo từng loại sản phẩm.
Công ty cũng sửdụng các tài khoản liên quan khác để hạch toán như TK 111, TK 112, TK 133, TK 211, TK 331, TK 334, TK 338, TK 632, …
2.2.2.3. Trình tự hạch toán
Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Công ty sử dụng TK 1541 để tập hợp tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất. Công ty tính giá NVL xuất kho theo giá bình quân gia quyền, theo công thức:
Trị giá vật tư xuất
kho trong kỳ =
Số vật tư xuất dùng
trong kỳ × Đơn giá xuất kho Đơn giá xuất kho =
- Khi phân xưởng có yêu cầu sử dụng thêm vật tư, phân xưởng sẽ yêu cầu lập phiếu yêu cầu xuất kho, phòng vật tư lập phiếu xuất kho. Khi xuất kho, thủ kho ký xác nhận số lượng thực tế xuất vào phiếu xuất kho, chỉ ghi số lượng, không ghi giá trị NVL xuất dùng. Phiếu xuất kho sẽ được chuyển lên phòng kế toán cho kế toán nguyên vật liệu làm căn cứ ghi sổ. Kế toán sẽ nhập vào máy theo số hiệu đồng thời ghi chép vào các sổ liên quan.
- Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 155 (Phụ lục HĐ 1) của công ty CPSX và TM Thành Công, công ty mua 40.000 kg nhôm thỏi về nhập kho với đơn giá 40.500 đ/kg,
Nợ TK 1521: 405.000.000 Nợ TK 133: 40.500.000
Có TK 1121: 445.500.000
Kế toán ghi chép vào Sổ Nhật ký chung (Phụ lục Sổ 1), sổ cái TK 152 (Phụ lục sổ 3), số cái TK 133, Sổ tiền gửi, Sổ chi tiết nhôm (Phụ lục sổ 4). Đồng thời khi nhập kho, thủ kho ghi phiếu nhập kho (Ph ụ lục 5) theo số thực nhập và thẻ kho (Phụ lục 6) - Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 94 (Phụ lục HĐ 2) của công ty TNHH Sơn Thu, công ty mua 5100 chiếc quai chảo về nhập kho với đơn giá 9000d / chiếc., thuế VAT 10%, công ty đã trả bằng chuyển khoản. Kế toán hạch toán
Nợ TK 1521: 45.900.000 Nợ TK 133: 4.590.000
Có TK 1121: 50.490.000
Kế toán ghi chép vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 1), sổ cái TK 152, sổ cái TK 133, Sổ tiền gửi, Sổ chi tiết quai chảo. Đồng thời khi nhập kho, thủ kho ghi phiếu nhập kho (Phụ lục 7) theo số thực nhập và thẻ kho (phụ lục 8).
- Căn cứ vào HĐ GTGT số 1092 (Phụ lục HĐ 3) của công ty TNHH TM và SX Sơn Việt, công ty mua 100kg bột sơn, VAT 10%, đơn giá 58.182d/kg. Công ty đã trả bằng tiền mặt. Kế toán hach toán:
Nợ TK 1521: 5.818.200 Nợ TK 133: 581.820
Có TK 1111: 6.400.020
Kế toán ghi chép vào Sổ Nhật ký chung (phụ lục 1), sổ cái TK 152, sổ cái TK 133, Sổ chi tiền mặt, phiếu chi tiền mặt ( Phụ lục 8 ). Đồng thời, khi nhập kho thủ kho ghi phiếu nhập kho (phụ lục 9) và thẻ kho (phụ lục 10)
- Trong tháng, xuất nhôm thỏi sản xuất chảo, kế toán chỉ ghi lượng, không ghi giá. Thủ kho đồng thời ghi vào thẻ kho (Phụ lục 6). Cuối tháng khi tính giá trị hàng xuất dùng, kế toán quay lại ghi số tiền vào Sổ Nhật ký chung và các sổ liên quan TK 152, sổ cái TK 154
Cuối tháng sau khi tính toán đơn giá xuất dùng, giá xuất kho của nhôm thỏi l à 38.607 d/ kg. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 03 (phụ lục 11), xuất 4000kg nhôm thỏi, kế toán ghi:
Nợ TK 1541: 154.428.000 Có TK 1521: 154.428.000
- Xuất quai chảo sản xuất chảo, kế toán tương tự chỉ ghi lượng, không ghi giá. Thủ kho ghi phiếu xuất kho ( Phụ lục 12) đồng thời ghi thẻ kho (Phụ lục 8).Cuối tháng sau khi tính giá trị xuất dùng, kế toán quay lai ghi số tiền vào Sổ Nhật ký chung và các sổ li ên quan như sổ cái TK 152, sổ cái TK 154.
Cuối tháng sau khi tính đơn giá xuất dùng, giá xuất kho của quai chảo là 8991,89d/chiếc. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 04 (phụ lục 12), xuất 1200 quai chảo, kế toán ghi
Nợ TK 1541: 10.790.268 Có TK 1521: 10.790.268
- Xuất bột sơn sản xuất chảo, cuối tháng sau khi tính toán đơn giá xuất kho của bột sơn là 58.000/kg. C ăn cứ vào phiếu xuất kho số 05 (phụ lục13) do thủ kho lập, kế toán ghi chép vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK liên quan như sổ cái TK 152, Sổ cái TK 154. Xuất 80kg bột sơn, kế toán hạch toán
Nợ TK 1541: 4.640.000 Có TK 1521: 4.640.000
Cuối tháng, tổng hợp chi tiết vật tư hàng hóa, lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Phụ lục 2.3)
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với công nhân sản xuất, công ty áp dụng hình thức trả lương theo ngày công. Một ngày lao động sẽ được chia thành hai ca: ca sáng từ 8h tới 12h, ca chiều từ 13h tới 17h.
Tiền lương theo thời
gian = Thời gian làm việc ×
Đơn giá tiền lương thời gian theo cấp bậc
Đơn giá tiền lương thời gian =