Bài tập về Kẽm, Thiếc, Chì và hợp chất của chúng

Một phần của tài liệu Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông (Trang 87)

Bài 118. Hoàn thành các pthh sau:

1. Sn(NO3)2 + KOH dư  ……. + ……… 2. Pb(NO3)2 + NaOHdư  …….. + ……….

3. Na2[Sn(OH)6] + HCldư  …….. + ……….. + ……….. 4. Na2PbO2 + HNO3 dư  …….. + ……….. + ……….. 5. SnCl2 + Fe2(SO4)3  …….. + ……….. + ………..

6. SnCl2 + KOH + Pb(NO3)2  …….. + ……….. + ………..

Bài 119. Hãy giải thích và viết pthh trong các trường hợp sau:

a. Những bức tranh cổ được vẽ bằng “bột trắng chì” (PbCO3.Pb(OH)2) lâu ngày bị hoá đen trong không khí, người ta có thể dùng dd hiđropeoxit để phục hồi những bức tranh đó.

b. Chì chỉ tương tác bề mặt với dd axit HCl loãng hoặc dd H2SO4 có nồng độ dưới 80%, nhưng chì lại tan tốt trong dd đậm đặc của các axit đó. Khác với chì, thiếc có thể tan tốt tan tốt trong dd các axit trên ở những nồng độ bất kỳ.

Bài 120. Trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ các ion Cu2+

, Pb2+ trong nước thải của các nhà máy.

Bài 121. Cho tích số tan của PbCrO4 ở 180C là 1,77.10-14. Xác định: a. Độ tan (mol/l) của PbCrO4 trong nước nguyên chất.

c. Độ tan (mol/l) của PbCrO4 trong dd Pb(NO3)2 3.10-7 M.

Bài 122. Xác định sức điện động tiêu chuẩn của pin được tạo bởi các điện cực: Sn2+/Sn và Pb2+/Pb. Nếu [Sn2+

] = 1M, [Pb2+] = 10-5M thì sức điện động của pin là bao nhiêu ? Biết 0

Sn / Sn2 E  = - 0,14V, 0 Pb / Pb2 E  = - 0,13V.

Bài 123. Cho biết thế khử chuẩn ở 250C của các cặp oxi hoá - khử: Sn2+ + 2e Sn E0Sn2+/Sn = - 0,14V

Sn4+ + 4e Sn E0Sn4+/Sn = + 0,005V a. Tính thế khử chuẩn của cặp Sn4+/Sn2+.

b. Cho pin sau ở điều kiện chuẩn: Sn Sn2+ Sn4+,Sn2+ Pt. Viết pthh xảy ra trong pin. Tính sức điện động của pin và G0 của phản ứng.

Bài 124. Đun nóng PbO2 với Mn2+ trong dung dịch HNO3 thì có hiện tượng gì xảy ra ? Hiện tượng có thay đổi không nếu thay HNO3 bằng HCl hoặc dùng dư Mn2+ .

Bài 125. Hoà tan một hỗn hợp muối cacbonat (trung hoà) vào nước ta được dd A và chất rắn B. Làm phép nhuộm màu ngọn lửa đối với dd A thấy có ngọn lửa màu vàng. Lấy một ít dd A cho tác dụng với xút (đun nóng nhẹ) thấy bay ra một chất khí làm xanh giấy quỳ ướt. Hoà tan chất rắn B bằng dd H2SO4 loãng, dư được dd C, kết tủa D và khí E. Cho D tác dụng với dd NaOH đặc thấy D tan một phần. Cho dd C tác dụng với xút dư được dd F và kết tủa G bị hoá nâu ngoài không khí. Cho từ từ HCl vào dd F thấy xuất hiện kết tủa trắng tan trong dd HCl dư. Hỏi hỗn hợp ban đầu gồm những muối nào ? Viết các pthh. Biết rằng các muối đã cho đều là các muối thông thường đối với HS phổ thông.

Bài 126. Một mẫu thí nghiệm chứa PbO, PbO2 và tạp chất có khối lượng 1,234 gam. Thêm vào cốc chứa hỗn hợp hai oxit đó 20 ml dung dịch H2C2O4 0,25M để khử PbO2 và hòa tan PbO. Sau đó thêm dd NH3 vào cốc để kết tủa hoàn toàn PbC2O4 ( kết tủa A) và thu được dd B. Lọc rửa để tách kết tủa A, axit hóa B bằng lượng dư dung dịch H2SO4 được dung dịch C, toàn bộ dd C thu được phản ứng vừa đủ với 10 ml dd KMnO4 0,04M. Mặt khác, hòa tan A bằng lượng dư dd H2SO4 loãng, dd thu được lại phản ứng vừa đủ với 30 ml dd KMnO4 0,04M. Viết các pthh và tính % khối lượng PbO, PbO2 trong mẫu đó.

Bài 127. Trong PTN vì sao muốn có dd SnCl2 người ta phải hòa tan muối SnCl2 vào dd HCl chứ không phải vào nước

Bài 128. Hỗn hợp chứa Zn, ZnO được hoà tan hết bằng dd HNO3 rất loãng thu được dd A. Cô cạn cẩn thận dd A rồi nung khan ở nhiệt độ 2100

C thì thu được 0,672 lít khí (đktc) và còn lại 18,9 gam chất rắn khô. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 129: Cho khí H2S đi qua dd có chứa các ion Cd2+

0,001M và Zn2+ 0,01M đến bão hoà H2S (0,1M).

a. Có kết tủa ZnS và CdS tách ra không ? Nếu có thì kết tủa nào tách ra trước. 2. Khi muối thứ hai bắt đầu kết tủa thì nồng độ ion kim loại của muối thứ nhất còn lại trong dd là bao nhiêu ? Biết: TZnS = 10-23,8; TCdS = 10-26,1, 2 7 2 12,92

1H S 10 , 2H S 10

k   k   .

Bài 130. Cùng cho m gam ZnSO4 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,4 mol NaOH đều thu được x gam kết tủa. Tính m.

*Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề sau

 Những nguyên tắc tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học lớp 12 phần kim loại cho HSG gồm

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng, logic chặt chẽ

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phù hợp với mức độ nhận thức

- Hệ thống bài tập nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh

- Hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức và kĩ năng hóa học cho học sinh

- Hệ thống bài tập tăng cường khả năng tự học, sự sáng tạo của học sinh

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học

- Hệ thống bài tập luôn gắn liền với hệ thống lí thuyết

- Hệ thống bài tập thể hiện sự tích hợp của các cấu trúc chương trình

- Hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời đa dạng hóa nội dung kiến thức với các đối tượng học sinh.

- Hệ thống bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự nghiên cứu và phát triển tư duy sáng tạo.

Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập: dựa trên ba nguyên tắc

- Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa

- Phù hợp năng lực nhận thức sự tiếp thu và của học sinh

- Theo dạng bài tập

Những vấn đề lí thuyết cơ bản của kim loại theo cấu trúc chương trình SGK

- Đại cương về kim loại: Vị trí, cấu tạo nguyên tử, cấu trúc tinh thể của kim loại, hợp kim, tính chất vật lí giải thích nguyên nhân gây ra tính chất vật lí dựa trên thuyết “ Biển electron ” và thuyết vùng, nắm được tính chất hóa học chung, dãy điện hóa, pin điện hóa, ăn mòn kim loại, điều chế kim loại

- Cấu tạo, tính chất cơ bản, ứng dụng, cách điều chế đơn chất, hợp chất các nguyên tố thuộc các nhóm

+ Kim loại nhóm IA, IIA + Nhôm, Sắt, Crom

+ Đồng, Bạc, Vàng + Kẽm, Thiếc, Chì

Biện pháp phát hiện học sinh giỏi hóa học thông qua BTHH

- Sử dụng bài tập phát hiện kiến thức và tiếp thu kiến thức đã học

- Sử dụng bài tập biện luận

- Sử dụng những bài tập vận dụng tư duy của những môn khoa học khác

- Sử dụng bài tập có nhiều cách giải để phát hiện năng lực sáng tạo của HSG

- Sử dụng bài tập có kiến thức thực hành, thực tế để rèn kĩ năng hóa học

Biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học thông qua BTHH

- Chia nhỏ bài tập để phù hợp với năng lực của học sinh

- Đảo câu hỏi, bài tập để học sinh định hình con đường làm bài tập

- Thay đổi hình thức bài tập để tạo sự đa dạng của bài tập

- Phát triển, mở rộng bài tập

- Sử dụng những bài tập có nhiều cách giải

- Thay đổi yêu cầu cho bài tập tuyển chọn

- Bài tập sử dụng các phương pháp giải phổ thông như Bảo toàn, tăng giảm, đồ thị, đường chéo, chọn lượng chất…

Hệ thống bài tập tự luận được biên soạn theo các nội dung lí thuyết tương ứng ở trên gồm 130 bài tập trong đó

+ Phần đại cương về kim loại có 51 bài tập

+ Phần kim loại nhóm IA, IIA và hợp chất của chúng có 27 bài tập + Phần Nhôm, Sắt, Crom và hợp chất của chúng có 27 bài tập + Phần Đồng, Bạc, Vàng và hợp chất của chúng có 12 bài tập + Phần Kẽm, Thiếc, Chì và hợp chất của chúng có 13 bài tập

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1.Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông (Trang 87)