0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Bài tập về các kim loại nhóm IA, IIA và hợp chất

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 77 -77 )

Bài 52. Hoàn thành các PTPƯsau:

1. NaCl(r) + H2SO4đ t0 2. NaBr(r) + H2SO4đ t0 3. NaClO + PbS  4. Zn + NaOH + NaNO2 → 5. NaNO2 + H2SO4(l)  6. Li + O2  7. Na + O2  8. K + O2 

Bài 53. Tách riêng các chất sau ra khỏi hỗn hợp: Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3.

Bài 54. (Trích đề chọn HSGQG – 2006. Bảng B, đề chính thức)

Cho sơ đồ sau:

Xác định công thức hoá học của các chất A, B, C và viết pthh xảy ra.

Bài 55. Chỉ được dùng quỳ tím, trình bày cách nhận biết các dd riêng biệt đựng trong các lọ không ghi nhãn sau: NaHCO3, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.

Bài 56. Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất: MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4, Na2SO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. Trình bày phương pháp hoá học để thu được NaCl tinh khiết.

Bài 57. Hợp chất ion A được tạo thành từ hai nguyên tố, các ion đều có cấu hình electron: 1s22s22p62s23p6. Trong phân tử của A có tổng số các hạt p, n, e là 164.

1. Xác định CTPT của A.

2. Cho A tác dụng vừa đủ với một lượng Br2 thu được chất rắn D không tan trong nước. D tác dụng vừa đủ với 100 ml dd H2SO4 đặc nóng thì thu được 13,44 lít khí Y (đktc). Xác định CTPT của A và tính nồng độ mol của dd H2SO4.

Bài 58. a. Cho A, B, C, D, E là các hợp chất của Na. Cho A tác dụng lần lượt với B, C thu được các khí tương ứng là X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng là Z và T. Biết X, Y, Z, T là các khí thông thường và chúng tác dụng được với nhau từng đôi một. Biết dX/Z = 2 và dY/T = 2. Viết pthh của những phản ứng xảy ra. Na2CO3 A B C (1) (8) (2) (3) (10) (9) (5) (4) (7) (6)

b. Nếu chỉ có khí CO2, dd NaOH, bơm khí và các cốc chia độ có thể điều chế được dd Na2CO3 không ?

Bài 59. Một khí X tác dụng được với Na2O2 theo tỷ lệ mol 1:1 thu được một muối duy nhất. Cho muối này tác dụng với dd axit giải phóng khí A, khí A được áp dụng trong việc chữa cháy.

1. Xác định cấu tạo của khí X.

2. Đốt cháy hỗn hợp X và O2 rồi cho toàn bộ khí thu được vào dd KOH dư trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao thu được hai muối có tỷ lệ nồng độ mol là 2:1. Một trong hai muối tác dụng được với Cu(OH)2 trong KOH đun nóng cho kết tủa Cu2O. Tính tỷ khối của hỗn hợp (X, O2) đối với không khí. Biết hỗn hợp sau khi cháy không còn oxi và d(X,O)/KK 1

2 .

3. Na2O2 được dùng trong hải quân. Hãy giải thích ứng dụng của hợp chất này.

Bài 60. Cho 75 gam dd A chứa 5,25 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm X, Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp (MX < MY). Thêm từ từ dd HCl có pH = 0, d = 1,043 g/ml vào dd A, kết thúc phản ứng thu được 336 ml khí B ở đktc và dd C. Thêm nước vôi dư vào dd C thấy xuất hiện 3 gam kết tủa.

1. Xác định X, Y. Tính thể tích dd HCl đã dùng.

2. Tính % khối lượng muối cacbonat của Y có trong hỗn hợp.

Bài 61. Cho 50,5 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm X khác tác dụng hết với nước. Sau phản ứng cần dùng 250 ml dd H2SO4 0,3M để trung hoà hoàn toàn dd thu được. Biết rằng tỷ lệ số mol của X và kali trong hỗn hợp lớn hơn 25%

1. Xác định kim loại kiềm X.

2. Tính thành phần phần trăm của từng kim loại có trong hỗn hợp.

Bài 62. (Trích đề chọn HSGQG – 2006, bảng B. Đề chính thức)

Nguyên tử của nguyên tố hoá học X có cấu hình electron là: 1s2

2s22p63s23p64s2. a. Hãy cho biết ở dạng đơn chất X có tính chất hoá học điển hình nào? Tại sao? Viết một pthh để minh hoạ.

b. Y là một hợp chất hoá học thông thường với thành phần phân tử gồm nguyên tố X, oxi và hiđro. Viết pthh để minh hoạ tính chất điển hình của Y.

Bài 63. Trong hợp chất, tại sao các KLKT chỉ tồn tại dưới dạng cation M2+ mà không tồn tại dưới dạng cation M+

Bài 64. Tại sao khả năng hoà tan trong nước của các muối KLKT lại kém hơn so với muối của các KLK tương ứng.

Bài 65. Tích số tan của CaSO4 là 6,1.10-5. Hỏi kết tủa CaSO4 có xuất hiện không trong hai trường hợp sau:

a. Trộn những thể tích bằng nhau của dd CaCl2 2.10-3M và dd Na2SO4 2.10-3M. b. Trộn những thể tích bằng nhau của dd CaCl2 0,04M và dd Na2SO4 0,04M.

Bài 66. Trong dãy hoạt động hóa học, các KLKT đều đứng sau các KLK trừ trường hợp của Na lại đứng sau Ca theo thống kê sau:

Li K Rb Ba Sr Ca Na Mg

E0 (V) - 3,04 - 2,92 - 2,92 -2,90 - 2,89 - 2,87 - 2,71 - 2,37 Giải thích sự bất thường này.

Bài 67. Có 5 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2. Trình bày cách nhận biết từng dd, chỉ được dùng cách đun nóng.

Bài 68. Trình bày cách tách từng kim loại riêng biệt ra khỏi hỗn hợp rắn gồm các muối: Na2CO3, MgCO3, CaCO3.

Bài 69. Dd A chứa các ion: Na+ (a mol), HCO3 (b mol), CO2

3 (c mol), SO2 4 (d mol). Để tạo kết tủa lớn nhất người ta dùng 100 ml dd Ba(OH)2 có nồng độ f M. Lập biểu thức tính f theo a, b.

Bài 70. Tại sao kim loại Cesi ( Cs ) được sử dụng làm tế bào quang điện.

Bài 71. Biết Dd NH3 kết tủa cả hai hiđroxit Mg(OH)2 và Al(OH)3 nhưng hỗn hợp dd NH4Cl + NH3 chỉ kết tủa Al(OH)3.Kết luận gì về độ tan tương đối của Mg(OH)2 và Al(OH)3, sự khác nhau khi dùng dd chỉ chứa NH3 và dd chứa NH4Cl + NH3.

Bài 72. Một hỗn hợp A có khối lượng là 7,2 gam gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA. Hoà tan hết A bằng dd H2SO4 loãng thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi 450 ml dd Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Xác định CTPT của hai muối cacbonat và tính thành phần phần trăm khối lượng của chúng trong A.

Bài 73. Hoà tan 22,95 gam BaO vào nước được dd A. Cho 18,4 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 hoà tan hết trong dd HCl thu được khí B. Nếu cho dd A hấp thụ hết khí B thì có kết tủa tạo thành hay không ?

Nếu cho 14,2 gam hỗn hợp hai muối trên trong đó có a% MgCO3 rồi tiến hành thí nghiệm tương tự như trên thì a phải có giá trị bằng bao nhiêu để lượng kết tủa có trong dd A là cao nhất, thấp nhất ?

Bài 74. Hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3. Cho 12,34 gam A vào lọ chứa 100 ml dd H2SO4. Sau phản ứng thu được 1,568 lít CO2, chất rắn B và dd C. Cô cạn dd C thu được 8,4 gam chất rắn khan. Nung B thu được 1,12 lít CO2 và chất rắn

E. (Các khí được đo ở đktc).

1. Tính nồng độ mol của dd H2SO4 và tính khối lượng các chất rắn B, E. 2. Nếu cho tỷ lệ mol của MgCO3 và RCO3 là 5: 1, xác định R.

Bài 75. Cho 14,8 gam hỗn hợp kim loại hoá trị II, oxit và muối sunfat của kim loại đó tan vào dd H2SO4 loãng dư thì thu được dd A và thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Cho NaOH dư vào dd A được kết tủa B, nung B ở nhiệt độ cao thì còn lại 14 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp vào 0,2 lít dd CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn rồi đem chưng khô dd thì còn lại 62 gam.

a. Tính % khối lượng hỗn hợp ban đầu. b. Xác định nguyên tử khối của kim loại.

Bài 76. Khi thổi một luồng khí CO2 qua dd hiđroxit các KLKT thì có một lượng nhỏ cacbonat kim loại kết tủa: M(OH)2 (aq) + CO2 (k)  MCO3 (r) + H2O(l)

a. Nếu cho luồng khí CO2 qua dd chứa Ba2+ 0,10M, Sr2+ 0,10M thì cacbonat kim loại nào sẽ kết tủa trước.

b. Khi muối thứ hai bắt đầu kết tủa thì tỷ lệ ion thứ nhất còn lại trong dd là bao nhiêu? Từ đó có thể kết luận rằng đó là một phương pháp tách các ion Ba2+, Sr2+ ra

khỏi dd được không? Biết 9 10

10 . 4 , 9 , 10 . 1 , 8 3 3 SrCO BaCO T T .

Bài 77. a. Tính hằng số cân bằng của phản ứng:

11 2 ) ( 6 1 ) ( 7,9.10 , 1,5.10 2 2 T T T TCaOH MgOH Ca(OH)2 (r) Mg2+

(aq) Ca2+(aq) + Mg(OH)2 (r).

+ BiÕt:

b. Từ kết quả trên, hãy nói về cơ sở khai thác Mg trong nước biển.

Bài 78. Có thể dùng phản ứng trao đổi giữa muối tan của kim loại nhóm IIA với dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm để điều chế muối cacbonat của kim loại nhóm IIA được không? Giải thích.


Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 77 -77 )

×