0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Bài tập về các kim loại Đồng, Bạc, Vàng và hợp chất của chúng

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 86 -86 )

Bài 106. Vì sao Cu, Ag, Au cùng ở nhóm IB trong BTH và đều có các soh +1, +2, +3 nhưng số oxh bền ở Cu, Ag, Au lần lượt là +2, +1, +3.

Bài 107. Tại sao HNO3 và HCl không hòa tan được Au nhưng hỗn hợp lấy theo tỉ lệ mol 3HCl : 1HNO3 ( nước cường toan ) lại hòa tan được Au.

Bài 108. Ag có bị hòa tan trong dung dịch HCl, HBr, HI nồng độ 1M không biết tích số tan của AgCl, AgBr, AgI lần lượt là 1,08.10-10

, 10-13, 10-16.

Bài 109. Hỗn hợp bột X gồm ( Cu, Ag, Au). Đốt nóng hỗn hợp X trong O2 dư thu được chất rắn Y, cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xong thấy có một lượng chất rắn không tan Z, cho Z vào dung dịch HI dư sau khi phản ứng xong thu chất rắn T. Xác định các chất rắn Y, Z, T.

Bài 110. Lấy hai thanh đồng nối vào một vôn kế rồi nhúng hai dây đồng đó vào hai cốc đựng dung dịch CuSO4. Cho biết kim vôn kế có quay không?

Bài 111. Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp ( Cu, Ag ) trong dung dịch HNO3 dư rồi cô cạn dung dịch thu được, đem nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được 18,8 gam hh chất rắn. Tính % khối lượng các kim loại.

Bài 112. Cho 1,28 gam Cu phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 60% thu được dd A, thêm 105 ml dung dịch KOH 1M vào A rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi thu được 10,38 gam chất rắn B. Tính % khối lượng trong B.

Bài 113. Có 25 gam muối sulfat kim loại hóa trị 2 bão hòa ở 800C. Hạ nhiệt độ xuống đến 200

C thì có 8,9 gam tinh thể muối ngậm nước tách ra. Biết độ tan của muối trên ở 800

C và 200C lần lượt là 53,6 và 23. Xác định muối ngậm nước trên.

Bài 114. Cho 1,36 gam Mg, Fe vào 400 ml dung dịch CuSO4 chưa rõ nồng độ, Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư, lọc và nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit nặng 1,2 gam. Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp và nồng độ dung dịch CuSO4.

Bài 115. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.

a.Viết cấu hình electron nguyên tử của R, Xác định tên nguyên tố R.

b.Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy

nhất. Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích không thay đổi).

- Viết các phương trình hoá học và tìm m.

- Biết lượng KMnO4 phản ứng vừa đủ, tính nồng độ mol của dung dịch KMnO4 đã dùng.

- Tính pH của dung dịch T. Biết axit H2SO4 có Ka1 = ∞; Ka2 = 10-2.

Bài 116. Có một dung dịch CuSO4 1M, cốc thủy tinh, nước cất, dây đồng, ống đong thể tích có vạch. Hãy tạo ra một pin điện hóa với sđđ = 0,2515V.

Bài 117. Vàng kết tinh theo kiểu mạng lptd, khối lượng riêng dAu= 19,4 g/cm3, hằng số mạng a = 4,07 A0. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm của hai nguyên tử vàng và phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể đã cho.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 86 -86 )

×