Lý thuyế t: Gv cho học sinh củng cố kiến thức cơ bản trớc khi đi vào nâng cao (SGK+ vở ghi )

Một phần của tài liệu Tai lieu (Trang 28 - 30)

II. Luyện tập.

Bài tập 1 : Không có kính rồi xe không có đèn"

……….

a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.

b. Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

c.Từ "trái tim" trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép đợc có ý nghĩa nh thế nào?

d. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 đến 8 câu phân tích hình ảnh ngời lính lái xe trong đoạn thơ.

Gợi ý

a) Yêu cầu chép chính xác 3 câu còn lại của bài thơ

b) Trả lời chính xác tên bài thơ, tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác (phải nêu năm sáng tác và đặc điểm lịch sử, xã hội của giai đoạn đó)

c) Từ trái tim trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển. - Chỉ ngời lính lái xe

- Chỉ sự nhiệt tình cứu nớc, lòng yêu nớc nồng nàn, quyết tâm giải phóng vì miền nam, thống nhất tổ quốc.

d) Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức: * Về nội dung:

- Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng)

- Bất chấp gian khổ, hy sinh, những chiếc xe vẫn chạy thẳng ra tiền tuyến.

- Những ngời lính lái xe quả cảm vững tay lái vì họ có một trái tim đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Man sắt đá.

* Về hình thức

- Đoạn văn có từ 6 đến 8 câu liên kết chặt chẽ nội dung mạch lạc.

- Đoạn văn đợc trình bày theo cách diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn). - Lời văn trong sáng giầu cảm xúc.

Bài tập 2. Đức tính trung thực rất cần trong cuộc sống.

Em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về tính trung thực Gợi ý

Bài viết cần làm rõ các nội dung sau :

- Giải thích thế nào là tính trung thực .

- Những biểu hiện của tính trung thực : Trong học tập , trong cuộc sống - Lợi ích của tính trung thực

- Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực : trong học tập, trong cuộc sống, trong sản suất...

-Thái độ : Xây dựng, lên án, biểu dơng....

Bài tập 3 :.

“ Hai thế hệ bộ đội tuy họ khác nhau về hoàn cảnh xuất thân hoàn cảnh chiến đấu, song họ có nhiều điểm giống nhau” Hãy dựa vào một số tác phẩm thơ đã học làm rõ nhận định trên.

Gợi ý

- Khai thác hai bài thơ. “ Đồng Chí “ và “ bài thơ về Tiểu đội xe không kính “ để thấy đựơc. + Bài thơ “ Đồng Chí ”viết về cuộc sống và tinh thần chiến đấu tình đồng chí đồng đội của bộ đội trong khánh chiến chống Pháp và hoàn cảnh xuất thân từ nông dân nghèo.

+ Hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn.

+ Khai thác “ bài thơ Tiểu đội xe không kính “ Nói về cuộc chiến đấu của anh bộ đội lái xe trên đờng Trờng Sơn; họ xuất thân từ nhiều tầng lớp – họ chủ yếu là tri thức họ sôi nỗi, lạc quan, tinh nghịch.

+ Hoàn cảnh chiến đấu của họ: Tuy cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất song cuộc chiến lại ác liệt hơn.

- Tuy họ có hoàn cảnh chiến đấu hoàn cảnh xuất thân khác nhau và là hai thế hệ khác nhau song họ giống nhau ở tinh thần chiến đấu, ý chí giành độc lập tự do, họ là anh hùng của dân tộc.

Bài tập 4

Điền Đ (đúng); S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận xét tơng ứng về văn bản Nhật dụng. A. Văn bản Nhật dụng là một khái niệm chỉ thể loại văn bản giống nh văn bản thơ trữ tình, văn bản truyện ngắn.

B. Văn bản Nhật dụng là một khái niệm chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.

C. Văn bản Nhật dụng là khái niệm chỉ kiểu văn bản giống nh văn bản tự sự, văn bản nghị luận.

D. Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản Nhật dụng.

Bài tập 5 : Giải thích nghĩa của các từ sau đây?

A. Thâm thuý B. Thấm thía. C. Nghênh ngang. D. Hiên ngang.

Gợi ý A. Thâm thuý: Sâu sắc một cách kín đáo, tế nhị.

C. Nghênh ngang: Hành vi kém văn hoá. D. Hiên ngang: T thế của ngời anh hùng.

Bài tập 6 Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời”. Em :

hãy giải thích câu nói đó.

Gợi ý

Mở bài:

- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của Sách đối với đời sống của con ngời. - Trích dẫn câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời”

Thân bài :

a. Giải thích ý nghĩa câu nói

Một phần của tài liệu Tai lieu (Trang 28 - 30)