Lyzin có nhiều trong các thực phẩm giàu protein như: các loại thịt (đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt bò), một số loại cá (như cá mòi, cá tuyết), trứng, đậu tương, đậu đũa. Ngược lại, lyzin có hàm lượng thấp trong các loại ngũ cốc.
Bảng 1.3. Hàm lượng lyzin trong một số thực phẩm thông dụng ở Việt Nam [47]
Tên thực phẩm Lượng lyzin
(mg/100g)
Tên thực phẩm Lượng lyzin (mg/100g) Gạo tẻ 290 Thịt bò loại I 1860 Bột mỳ 340 Sữa gầy 3047 Đậu xanh 2145 Thịt gà ta 1859 Đậu tương 1970 Thịt lợn nạc 1440 Lạc hạt 990 Thịt gà tây 1356 Vừng (đen, trắng) 680 Trứng gà 796 Đậu đen 970 Lòng đỏ trứng gà 1104
1.2.2.3.Tình trạng thiếu và thừa lyzin
Thiếu lyzin
Thiếu lyzin vẫn rất phổ biến do nhiều người không ăn đủ protein. Dấu hiệu thiếu lyzin bao gồm tình trạng cơ năng như mệt mỏi, buồn nôn, dấu hiệu thực thể như chậm tăng trưởng, thiếu máu, mất cảm giác ngon miệng và rối loạn sinh sản. Biểu hiện thiếu lyzin trong khẩu phần ở các nước phát triển là rất hiếm gặp, tình trạng thiếu lyzin thường gặp ở những người ăn chay hoặc vận động viên thể thao phải tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt. Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các vùng nghèo, với chế độ ăn chủ yếu từ ngũ cốc, tình trạng thiếu lyzin là tương đối phổ biến [147].
Tác dụng phụ và ngộ độc lyzin
Nhìn chung, liều lượng của lyzin là rất an toàn, khẩu phần bổ sung lyzin cho người trưởng thành có cân nặng 70 kg là 800-3000 mg/ngày. Liều rất cao(>10 đến 15 g/ngày) có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy Liều cao của lyzin có thể gây ra sỏi mật, tăng cholesterol máu. Tiêu chảy là dấu hiệu thường gặp khi ngộ độc lyzin. Ngộ độc lyzin không xảy ra với khẩu phần ăn nhiều lyzin mà xảy ra khi bổ sung lyzin với liều cao[77], [88],[117], [147].