Đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác xây dựng phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội – Autohano

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 39)

thương hiệu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội – Autohanoi

Từ khi thành lập đến nay, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội đã trải qua giai đoạn 6 năm tạo dựng và phát triển thương hiệu.Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, quá trình phát triển thương hiệu Autohanoi đã thu

được những kết quả khả quan. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế còn tồn tại cần nhận diện và có biện pháp để khắc phục với mục tiêu thương hiệu Autohanoi phát triển nhanh và bền vững.

3.1 Những kết quả đã đạt được

- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội đã và đang tạo dựng được một hệ thống nhận diện thương hiệu khá bài bản. Logo của công ty mặc dù đang trong quá trình hình thành nhưng ban lãnh đạo công ty đã chuẩn bị hồ sơ để trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có sự quan tâm nhất định đối với công tác phát triển thương hiệu.

- Với chiến lược phát triển một cách khoa học cho các loại sản phẩm, hàng hóa mà công ty cung cấp luôn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Cho đến nay, số lượng các vụ khách hàng khiếu kiện về chất lượng sản phẩm của công ty hầu như không có. Công ty cũng đi đầu trong việc nhập khẩu các loại xe hao tốn ít nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

- Hệ thống phân phối của công ty đang từng bước được mở rộng. Năng lực cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng được nâng lên rõ rệt. Phong cách bán hàng chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tâm của nhân viên luôn được khách hàng đánh giá cao.

- Các hình thức quảng bá thương hiệu theo các hình thức tiếp xúc trực tiếp khách hàng như tiếp thị, chế độ hậu bán hàng và các hình thức gián tiếp thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, trang web riêng đã khẳng định hình ảnh của thương hiệu Autohanoi trên thị trường.

Tất cả những cố gắng, nỗ lực của công ty trong sản xuất kinh doanh cũng như trong phát triển thương hiệu đã từng bước nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường. Cùng với sự tăng lên trong nhu cầu đi lại và sở hữu xe riêng, qua từng năm doanh thu của công ty không ngừng tăng lên.

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển thương hiệucủa công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội của công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội

Là một doanh nghiệp mới thành lập, tiềm lực tài chính có hạn, sự tiếp cận với thương hiệu còn ngắn và kinh nghiệm phát triển thương hiệu chưa có

nhiều nên trong công tác phát triển thương hiệu còn tồn tại nhiều hạn chế cũng như những khó khăn cần khắc phục.

- Hệ thống nhân sự trong doanh nghiệp còn yếu và thiếu. Do nhận thức về vấn đề phát triển thương hiệu chưa được đầy đủ và sâu sắc ở một số bộ phận. Họ không quan niệm rằng phát triển thương hiệu là một vấn đề lâu dài và có tính hệ thống, liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, sự đa dạng và khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, hệ thống phân phối, chế độ hậu bán hàng... mà chỉ cho rằng phát triển thương hiệu chỉ thông qua quảng cáo, tiếp thị hay chỉ là yếu tố hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Dưới sức ép của doanh số bán hàng và mục tiêu ngắn hạn. Doanh nghiệp thiếu các chiến lược dài hạn cho phát triển thương hiệu.

- Ngân sách dành cho hoạt động phát triển thương hiệu còn khá khiêm tốn. Điều này có thể giải thích do tiềm lực tài chính của doanh nghiệp có hạn. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, doanh nghiệp cũng chỉ chú trọng vào mục tiêu bán hàng hơn là quảng bá thương hiệu, thiếu sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi phát triển thương hiệu.

- Các thành viên trong công ty luôn coi quảng bá thương hiệu là nhiệm vụ của phòng Marketing mà quên mất rằng đây là công việc cần sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ của tất cả các phòng ban trong công ty. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần xem xét lại chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên của phòng Marketing, bởi đây là bộ phận nhận được ít ưu đãi hơn cả.

- Công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm còn đi theo lối mòn cũ,một số sản phẩm vẫn chỉ nằm trong phạm vi cho phép của những tiêu chuẩn cũ, doanh nghiệp chưa tạo được đột phá nào đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu. Hệ thống nhận diện thương hiệu bắt đầu hình thành nhưng lại bị che lấp bởi sức ép của phát triển thị phần nên chưa tạo được những ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng.

- Tình trạng xâm phạm bản quyền còn nhiều, nhận thức chưa đầy đủ của xã hội và những khó khăn trong cạnh tranh của các thương hiệu Việt, chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là quá cao và thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ phía các cơ quan đại diện pháp luật...

- Công ty còn thiếu các thông điệp trong quảng cáo hoặc nếu có thì thiếu hẳn tính liên hệ và nhất quán làm cho khách hàng khó tiếp nhận được với các thông điệp đó nên không hiểu được ý nghĩa của thương hiệu. Công ty còn lúng túng trong ý tưởng tổ chức các chương trình quảng bá thương hiệu khác...

- Hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết cần khắc phục. Các văn bản luật quy định quá chung chung, thiếu sự hướng dẫn cụ thể của các văn bản dưới luật hoặc nếu có thì các văn bản này lại rải rác, không có hệ thống, đôi khi còn mâu thuẫn nhau dẫn đến việc thực thi rất khó. Quy mô và năng lực của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn quá thiếu trong khi phải nhận một khối lượng công việc quá lớn nên thường xuyên trong tình trạng quá tải làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCPHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AUTOHANOI PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AUTOHANOI

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu ôtô Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w