Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 39)

Thứ nhất, Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động TTQT. Hiện nay, UCP 500 được tất cả các NHTM nước ta vận dụng mà không có bất kỳ sự điều chỉnh nào. Thực chất UCP 500 chỉ là một thông lệ quốc tế, không có giá trị bắt buộc. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và UCP thì luật pháp quốc gia vượt lên trên tất cả. Do vậy, một sự thay đổi dù nhỏ trong các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thống đốc NHNN cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng TTQT cần phải thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ hơn nữa.

Thứ hai, Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, các chính sách hỗ trợ, tạo môi trường cho hoạt động chưa ổn định và hiệu quả

Mặc dù Việt nam đã gia nhập WTO nhưng thực tế chính sách thương mại của nước ta chưa ổn định và tạo động lực cho các doanh nghiệp XNK trong nước. Cho đến lúc này, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu

Cho đến nay, chính sách của Nhà nước và các văn bản của các nghành chưa đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình của công tác thanh toán.Các văn bản pháp quy của nghành ngân hàng cho nghiệp vụ TTQT chưa đáp ứng kịp thời hoăc đầy đủ.

Thứ ba, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân hàng khác, đặc biệt là từ phía các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hàng chục các ngân hàng thương mại nội địa lớn nhỏ, ngân hàng nào cũng có bộ phận thanh toán quốc tế của mình. Không những thế, kể từ sau năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì lĩnh vực ngân hàng cũng dần được mở cửa hơn đối với các ngân hàng nước ngoài, trong số các dịch vụ được phép mở rộng kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài có dịch vụ . Với một tiềm lực tài chính mạnh mẽ, uy tín lớn trên quốc tế cũng với hàng loạt các sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống cũng như các sản phẩm thanh toán quốc tế chuyên biệt của từng ngân hàng, đây quả là mối đe dọa lớn cho các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Agribank nói riêng.

Thứ tư là tình hình kinh tế trong nước và quốc tế trong những năm vừa qua có rất nhiều biến động. Một mặt khủng hoảng về dầu lửa trên thế giới đă làm giá nguyên liệu: xăng, dầu tăng lên rất cao.Điều này ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, qua đó ảnh hưởng đến kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu của các ngân hàng. Mặt khác đồng USD liên tục mất giá so với các ngoại tệ khác do gói kích thích kinh tế khổng lồ từ Mỹ, mặt khác tại thị trường Việt Nam liên tục có những cơn sốt và gây nên tình trạng khan hiếm USD tại thị trường Việt Nam. Điều này cản trở phần nào việc thanh toán quốc tế của toàn bộ các ngân hàng thương mại trong nước chứ không riêng gì Ngân hàng Agribank. Rất may là qua hai lần điều chỉnh tỉ giá của ngân hàng nhà nước, thì hiện nay cung cầu USD đã cân bằng trở lại và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động TTQT

Tóm lại :

Trong hơn 10 năm tiến hành hoạt động TTQT, phòng Kinh doanh ngoại hối đã thu được nhiều thành công, góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh, phát triển của Chi nhánh. Tuy nhiên, phòng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tồn tại của hệ thống NHNN&PTNT VN nói chung và Chi nhánh nói riêng. Mỗi khó khăn, tồn tại đều có những đặc điểm và nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy việc phân tích tình hình thực tế, nắm bắt thấu hiểu các nguyên nhân nhằm đề ra các giải pháp tháo gỡ là có ý nghĩa cực kì quan trọng.

Chương 1 đã giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ và sự cần thiết để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ , còn chương 2 đi sâu hơn về phân tích các thực trạng của hoạt động ấy. Vì vậy, ta cần phải có sự xuất hiện của chương 3 nhằm đưa ra nhưng giải pháp cụ thể nhằm phát triển hơn nữa hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 39)