Hạnh phúc ở cuộc sống thiện lƣơng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo đức trong tác phẩm Đường sống (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.Hạnh phúc ở cuộc sống thiện lƣơng

Giống nhƣ tự do, hạnh phúc là khát vọng vốn có của con ngƣời và nó là phạm trù mang tính nhân loại, xuyên không gian, thời gian bởi vì bất kể ai, bất kể dân tộc nào cũng có khát vọng hạnh phúc. Với tầm quan trọng nhƣ thế nên hầu nhƣ học thuyết đạo đức nào cũng không thể bỏ qua vấn đề hạnh phúc. Hạnh phúc trở thành một đề tài hấp dẫn, đồng thời là một trong những nguồn cảm hứng của các nhà tƣ tƣởng và mỗi nhà tƣ tƣởng lại khai thác nó ở các khía cạnh khác nhau. Đến Lép Tônxtôi, chúng ta có thêm một cách nhìn sâu sắc, đầy nhân bản về hạnh phúc từ góc nhìn cuộc sống thiện lƣơng.

Trong Đường sống, Tônxtôi thể hiện rõ quan niệm của mình về hạnh phúc: ―Cuộc sống của con ngƣời và hạnh phúc của nó là ở sự hội nhập ngày một đầy đủ hơn của linh hồn, bị thân xác cách ly khỏi những linh hồn khác và khỏi Thƣợng Đế, với những gì mà nó bị cách ly. Sự hội nhập ấy đạt đƣợc bằng cách linh hồn, biểu lộ qua tình yêu, ngày một tự giải phóng khỏi thân xác. Vì vậy ai hiểu đƣợc rằng cả cuộc sống lẫn hạnh phúc sống của nó là ở sự giải phóng linh hồn khỏi thể xác, thì cuộc sống của ngƣời ấy, bất chấp

mọi tai họa, khổ đau và bệnh tật, không thể là cái gì khác, mà chỉ là một hạnh phúc không thể hủy hoại‖ [45, tr.909].

Lép Tônxtôi nói về hạnh phúc trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với cái thiện, bởi muốn có hạnh phúc, linh hồn phải ―tự giải phóng khỏi thân xác‖ - cái thân xác đầy rẫy những ham muốn dục vọng tầm thƣờng - nguồn cơn của tội lỗi để giao mình cho khát vọng thứ hai - thiện - thực hiện ý chí của Thƣợng Đế. Mọi khổ đau, bệnh tật, tai họa nằm ở ý chí của cái tôi sinh vật của mình cho nên ai hiểu đƣợc hạnh phúc không nằm ở những đớn đau thân xác kia mà nằm ở linh hồn thiện lƣơng, ở sự hội nhập của linh hồn với Thƣợng Đế nhân từ, thánh thiện thì sẽ thấy cuộc sống của mình sẽ là một ―hạnh phúc không thể hủy hoại‖ [45, tr.909].

Vậy là, trên thế giới rộng lớn này, dù bạn là ai, hoàn cảnh sống nhƣ thế nào, địa vị thấp hèn hay cao quý, bạn vẫn có thể có đƣợc hạnh phúc nếu có một tâm hồn lƣơng thiện, sống cuộc đời hƣớng về Chúa anh minh. Hạnh phúc không nằm ở việc có đƣợc ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà sang hay không mà hạnh phúc ở trong tim ta nếu ở đấy có tình yêu, có tấm lòng thiện lƣơng: ―Sẽ ra sao đây, giả sử hạnh phúc cần cho từng ngƣời một lại phụ thuộc vào địa điểm, thời gian, tài sản, sức khỏe, thể lực? sẽ là ra sao, giả sử hạnh phúc có hoặc chỉ ở nƣớc Mỹ, hoặc chỉ ở thành phố Jerusaleme, hoặc chỉ trong thời đại của Salomon, hoặc chỉ trong các cung điện của vua chúa, hoặc chỉ trong sự giàu có, hoặc trong chức vị, hoặc trong sa mạc, hoặc trong khoa học, hoặc trong sức khỏe, trong sắc đẹp?‖ và ―Lẽ nào tất cả mọi ngƣời đều có thể sống đƣợc ở một nƣớc Mỹ hay ở Jerusaleme, hay cùng sống trong một thời đại? Nếu nhƣ hạnh phúc là ở sự giàu có hay sức khỏe, hay sắc đẹp thế thì tất cả những ngƣời nghèo, những kẻ đau ốm, những kẻ không nhan sắc đều bất hạnh. Lẽ nào Thiên Chúa lại tƣớc bỏ hạnh phúc ở tất cả họ? Không, đội ơn Chúa! Ngƣời đã làm cho cái khó trở thành cái không cần thiết, đã làm cho

không có hạnh phúc trong giàu có, không có cả trong chức vị, trong vẻ đẹp thân thể. Hạnh phúc chỉ ở một điều - ở cuộc sống thiện lƣơng, mà cái đó thì thuộc quyền năng của tất cả mọi ngƣời‖ [45, tr.922].

Thực tế thì nƣớc mắt nhà giàu hay nhà nghèo đều mặn chát nhƣ nhau, cuộc đời vốn bất công mà cũng lại công bằng khi không cho ai tất cả và không lấy đi của ai tất cả, bởi vậy xuất phát điểm của hạnh phúc ở mỗi ngƣời đều nhƣ nhau, Chúa công bằng trong việc ban phát hạnh phúc, chỉ cần ai sống tốt đời đẹp đạo, ai mang trong mình một trái tim thiện lƣơng hƣớng về Chúa, ngƣời đó sẽ hạnh phúc mãi mãi, không ai có thể hủy hoại đƣợc.

Hạnh phúc của mỗi ngƣời nằm ở quyền năng của chính ngƣời đó, cho nên chớ cầu khẩn Thƣợng Đế sao cho một ai đó mang đến cho ta hạnh phúc trong cuộc đời này. Điều đó chẳng khác nào một ngƣời ngồi trên nguồn nƣớc mà lại cầu khẩn nguồn nƣớc ấy giải khát cho nó, phải hành động thực tế để hạnh phúc về tay mình. Quyền năng của ta quyết định ta làm điều ác hay thiện cho nên quyết định ta bất hạnh hay hạnh phúc, nếu ta giao mình cho khát vọng thứ nhất- thực hiện những đòi hỏi của thân xác thì ta bất hạnh, còn nếu giao mình cho khát vọng thứ hai - thực hiện ý chí của Thƣợng Đế tức sống một đời lƣơng thiện, khoan dung thì ắt ta sẽ hạnh phúc: ―Nếu ngƣơi muốn một hạnh phúc thực sự, thì đừng tìm nó ở những thứ xa xôi, ở sự giàu có, ở sự vinh hiển, đừng cầu xin nó ở những ngƣời khác, đừng quỳ gối và đừng đấu tranh với họ vì hạnh phúc. Bằng phƣơng cách nhƣ thế nhƣ thế ngƣơi có thể tậu đƣợc một điền trang, một chức vụ quan trọng và đủ thứ đồ dùng, song cái hạnh phúc đích thực, cần cho từng ngƣời, không kiếm đƣợc từ những ngƣời khác, không mua đƣợc và cũng không cầu xin đƣợc, mà đƣợc ban tặng. Hãy biết rằng tất cả những gì mà tự ngƣơi không nắm đƣợc, tất cả cái đó không phải là của ngƣơi và không cần thiết cho ngƣơi. Còn cái cần cho ngƣơi thì ngƣơi bao giờ cũng có thể nắm lấy - bằng cuộc sống thiện

lƣơng của mình‖; Đúng, hạnh phúc không phụ thuộc vào trời cũng nhƣ đất - chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta‖ [45, 921].

Lép Tônxtôi có cái nhìn khoan dung về hạnh phúc khi cho rằng bất cứ ai cũng có thể có đƣợc hạnh phúc, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, màu da, quốc tịch, xuất thân. Bản thân ông là một nhà quý tộc giàu có nhƣng cách sống lại khiêm nhƣờng và yêu thƣơng những ngƣời nông dân làm việc trong điền trang của mình, ông đối xử với mọi ngƣời bằng cái tình giữa con ngƣời với con ngƣời chứ không bằng địa vị của một quý tộc với những kẻ làm thuê làm mƣớn thấp hèn. Địa vị quý tộc, xuất thân cao quý không phải là điều ông bận tâm, điều bận tâm lớn nhất của ông là sống nhƣ thế nào cho đúng với chân lý thần thánh: ―hãy yêu thƣơng đồng loại nhƣ chính mình‖. Không phải đến tận khi Đường Sống ra đời Lép Tônxtôi mới có đƣợc cái nhìn đáng kính nhƣ vậy mà ngay ở cuối tiểu thuyết ―Chiến tranh và hòa bình‖, ngƣời đọc dễ hình dung ra con đƣờng mà nhân vật Levin sẽ đi tiếp. Đã thấm nhuần chân lý thần thánh ấy thì Levin sẽ không thể tiếp tục bảo vệ những lợi ích điền chủ của mình, mâu thuẫn với lợi ích của những ngƣời nông dân nghèo khổ vì thiếu đất canh tác, sẽ không thể không muốn chia sẻ ruộng đất của mình với họ. Levin của “Chiến tranh và hòa bình” tựa nhƣ chính Lép Tônxtôi trong đời thực, luôn luôn ở trong quá trình chuyển biến tƣ tƣởng và giàu lòng yêu thƣơng con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời nông dân Nga khốn khó.

Trong Đường sống, Lép Tônxtôi trích dẫn cả những học thuyết Phật giáo và tƣ tƣởng Khổng Tử để làm cơ sở khẳng định thêm quan niệm của mình: ―Con ngƣời hạnh phúc khi nó không gọi cái gì, ngoài tâm hồn mình, là của mình. Nó hạnh phúc ngay cả nếu phải sống giữa những con ngƣời hám lợi, độc ác và thù ghét nó – hạnh phúc ấy không ai có thể tƣớc bỏ ở nó‖ và ―Ngƣời hiền tìm kiếm tất cả trong mình, kẻ ngu tìm kiếm tất cả ở ngƣời

khác‖ [45, tr.913]. Ai cũng biết Lép Tônxtôi là một con chiên ngoan đạo của Kitô giáo, tuy vậy, ông không giam giữ tâm hồn mình trong những giáo thuyết Kitô mà tự do lĩnh hội những tƣ tƣởng tiến bộ của nhân loại, không phân biệt đó là tôn giáo nào. Đúng nhƣ Romain Rolland đã viết từ những năm 20 của thế kỷ trƣớc, chính Lép Tônxtôi - nhà tƣ tƣởng đã trở thành một trong những cầu nối đầu tiên chuẩn bị cho cuộc hội nhập tinh thần Đông - Tây mà những bộ óc ƣu thời mẫn thế của thế giới này từ lâu mơ ƣớc.

Quan niệm về hạnh phúc của Lép Tônxtôi so với quan niệm về hạnh phúc của Phật giáo có những nét khác biệt và tƣơng đồng thú vị. Quan niệm về hạnh phúc của Phật giáo có những khía cạnh riêng khi phân biệt hạnh phúc siêu việt của bậc tu hành và hạnh phúc của ngƣời thƣờng. Hạnh phúc siêu việt của những bậc tu hành đó chính là sự tự do tuyệt đối, an nhiên tự tại còn hạnh phúc của ngƣời thƣờng thì chia làm bốn loại: hạnh phúc có vật sở hữu, hạnh phúc có tài sản, hạnh phúc không mang nợ và hạnh phúc không bị khiển trách, trong đó: Hạnh phúc có vật sở hữu: là loại hạnh phúc mà mình tạo nên vật sở hữu do sự cố gắng nhờ vào sức lực của chính mình, đổ mồ hôi để thu thập đƣợc và đƣợc hƣởng một cách hợp pháp; Hạnh phúc không mang nợ: là loại hạnh phúc mà chính mình không mắc nợ ai bất cứ một món nợ lớn nhỏ nào. Khi nghĩ rằng ta không mang nợ ai bất cứ một món nợ lớn nhỏ nào thì ta cảm thấy thỏa thích, thanh thản và mãn nguyện. Điểm đáng chú ý ở đây là mình không mắc nợ ai một món nợ lớn nhỏ nào cả về mặt vật chất lẫn tinh thần; Hạnh phúc không bị khiển trách: nói về vấn đề tự trọng của con ngƣời, đó là một đời sống trong sạch từ trong ý nghĩ đến lời nói và hành vi. Khi mình không bị ai khiển trách thì tâm hồn mãn nguyện và an tịnh.

Trong bốn loại hạnh phúc trên thì hạnh phúc có vật sở hữu, hạnh phúc có tài sản và hạnh phúc không mang nợ thuộc về hạnh phúc vật chất còn hạnh phúc không bị khiển trách thuộc về hạnh phúc của tinh thần, nó đƣợc

phát sinh từ một đời sống trong sạch và lƣơng thiện. Theo Phật giáo, ba loại hạnh phúc trên không bằng một phần nhỏ của loại hạnh phúc thứ tƣ bởi vì đây là loại hạnh phúc thuộc về giá trị của con ngƣời, mà giá trị của con ngƣời không phải ở chỗ địa vị cao hay thấp, tiền bạc của cải ít hay nhiều mà ở chỗ họ có biết tự trọng hay không. Với ngƣời thƣờng, Phật giáo quan niệm một đời sống hạnh phúc là một đời sống có đạo đức, một đời sống thiện, theo đó ―Ở đâu có đạo đức thì ở đấy có hạnh phúc. Ở đâu có hạnh phúc thì ở đấy có đạo đức. Đạo đức và hạnh phúc hòa với nhau nhƣ nƣớc với sữa, không thể tách rời [8, tr.32].

Cái nhìn của Phật giáo về hạnh phúc giống với cái nhìn của Lép Tônxtôi khi khẳng định hạnh phúc luôn gắn với cái thiện, với đời sống có đạo đức. Có điều Phật giáo đƣa thêm vật sở hữu, tài sản vào hạnh phúc còn Lép Tônxtôi tuyệt nhiên không nhắc gì đến vật chất khi trình bày quan niệm về hạnh phúc dù ông xuất thân từ tầng lớp quý tộc giàu có. Bới lẽ Lép Tônxtôi không cảm thấy việc sở hữu nhiều tài sản (dù hợp pháp) là hạnh phúc, ông vốn chỉ đề cao linh hồn và hạnh phúc tinh thần trong đời sống con ngƣời. Về điểm này theo tác giả quan niệm của Phật giáo có điểm tiến bộ hơn vì với cách nhìn gắn liền cả vật chất với hạnh phúc của Phật giáo sẽ khuyến khích con ngƣời hăng say lao động và nhƣ thế đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển kinh tế.

Loài ngƣời vẫn đang không ngừng cố gắng để tiến tới xã hội ấm no và hạnh phúc, nếu một quốc gia trì trệ về kinh tế, nghèo đói và bệnh tật, tất nhiên quốc gia đó không thể hạnh phúc. Vậy là cần có sự hài hòa giữa tinh thần và vật chất, chúng ta phải không ngừng coi trọng những giá trị tinh thần, đồng thời cũng phải trân trọng những giá trị vật chất mà vất vả lắm ta mới có đƣợc. Có lẽ việc chỉ đề cao giá trị tinh thần mà bỏ quên giá trị vật chất nên sinh thời Lép Tônxtôi vẫn bị chỉ trích là viển vông, không thực tế.

Nhƣng điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ nhận cái tiến bộ, cái sâu sắc trong quan niệm của Lép Tônxtôi về hạnh phúc khi gắn hạnh phúc với cái thiện, tình yêu thƣơng con ngƣời.

Theo Lép Tônxtôi, hạnh phúc hay cái chân phúc bao giờ cũng trong tay ta, ―nó nhƣ cái bóng đi theo cuộc sống thiện lƣơng‖[45,tr.911], hạnh phúc và cái thiện luôn đi đôi với nhau, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, bởi vậy những ai sống lƣơng thiện ngƣời đó ắt đƣợc hạnh phúc, ngƣợc lại ai muốn sống một đời hạnh phúc thì hãy sống nhân ái, bao dung với đồng loại, với những ngƣời quanh ta, để thế giới quanh ta trở nên tốt đẹp, tràn ngập tiếng cƣời mà bản thân ta cũng hòa mình trong cái biển hạnh phúc chung ấy.

Cái chân phúc (hạnh phúc) ở trong thế giới hiện tại, chứ không phải ở thế giới bên kia nên con ngƣời đừng bao giờ chờ đợi kiếp sau rồi mới cố gắng sống tốt mà ngay từ bây giờ hãy sống thiện, hãy yêu thƣơng những ngƣời thân yêu của mình, hãy hiếu thảo với cha mẹ, yêu kính với thầy giáo, chan hòa với bè bạn, hãy dang tay che chở, bao bọc những phận ngƣời thiếu may mắn hay cứu vớt những con ngƣời bất hạnh hơn mình. Điều thiện trong cuộc sống hiện tại sẽ đem lại hạnh phúc ngay trong thế giới chúng ta đang sống, đang chiêm nghiệm. Lép Tônxtôi cho rằng: ―Theo học thuyết sai lạc, cuộc sống trong thế gian này là cái họa, và cái phúc chỉ có thể có đƣợc trong cuộc sống tƣơng lai. Trong học thuyết Kitô giáo chân chính, mục đích của cuộc sống là cái chân phúc và nó có đƣợc ở đây‖ [45, 911]. Và trong suốt 82 năm rèn giũa không ngơi nghỉ cho tâm hồn, ông đã sống hết mình, yêu thƣơng hết mình ngay trong cuộc sống hiện tại.

Lép Tônxtôi cho rằng cuộc sống, cho dù nhƣ thế nào vẫn là cái phúc cao nhất bởi không có cái phúc nào khác cao hơn: ―Nếu chúng ta nói cuộc sống là cái ác, thì ta nói nhƣ thế chỉ trong sự so sánh với một cuộc sống

khác, tốt đẹp hơn, đƣợc tƣởng tƣợng ra, nhƣng thực ra chúng ta không biết và không thể biết một cuộc sống nào tốt đẹp hơn, cho nên cuộc sống, dù nó có là thế nào, vẫn là cái phúc cao nhất khả thể đối với con ngƣời‖ [45, tr.909]. Chúng ta không biết đƣợc chúng ta đang hạnh phúc cho đến một ngày chúng ta ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, chúng ta mới hiểu đƣợc rằng trên cõi đời này, không gì ý nghĩa hơn, không gì quý giá hơn là đƣợc sống, dù cho sống giữa nghèo đói, khó khăn, hoạn nạn ra sao. Đƣợc sống đã là hạnh phúc.

Thật vậy, đƣợc sống đã là hạnh phúc, mỗi ngày qua đi nhƣ một chuyến tàu, cuộc sống cứ trôi đi, hành trình sẽ chuyên chở thêm trải nghiệm, vui có buồn có, thành công và thất bại đan xen cũng có nhƣng dứt khoát nó hơn hẳn việc mãi mãi phải dừng lại (chết). Cái chết khiến ngƣời ta thức tỉnh về ―đƣợc sống‖ nhiều lắm. Nhà văn Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết ―Cõi ngƣời rung chuông tận thế‖ đã mƣợn lời nhân vật chính khi đứng trƣớc những cái chết bất ngờ xảy ra liên tục với ngƣời thân đã bộc bạch: ―Xin hãy đi dự đám tang thật nhiều, anh sẽ thôi thắc mắc về những chuyện cỏn con

Một phần của tài liệu Quan niệm của Lép Tônxtôi về đạo đức trong tác phẩm Đường sống (Trang 55)