7. Kết cấu của luận văn
2.1. Cái thiện là sống cho phần hồn
Thiện ác đƣợc thể hiện trong hành vi của con ngƣời, là một trong những căn cứ để giải quyết vấn đề nhân bản và chúng cũng mang tính lịch sử xã hội. Do đó, nhìn chung các nhà tƣ tƣởng và những tôn giáo lớn khi xây dựng khái niệm thiện ác đều có những quan niệm riêng, những tiêu chuẩn khác nhau nhƣng chủ yếu là nhấn mạnh về cái thiện.
Với tƣ cách là nhà tƣ tƣởng đạo đức, Lép Tônxtôi cũng đặc biệt quan tâm đến cái thiện. Trong Đường sống, Lép Tônxtôi nói về cái thiện trong mối quan hệ với hạnh phúc: ―Trong những hoàn cảnh của con ngƣời có cái ác và cái thiện lẫn lộn, nhƣng trong những khát vọng chỉ của con ngƣời thì không có sự pha trộn nhƣ thế: khát vọng có thể hoặc là ác - thực hiện ý chí của cái tôi sinh vật của mình, hoặc là thiện - thực hiện ý chí của Thƣợng Đế. Hễ con ngƣời giao mình cho khát vọng thứ nhất, thì nó không bất hạnh; còn nếu nó giao mình cho khát vọng thứ hai thì nó không thể bất hạnh - tất cả đều là hạnh phúc‖[5, tr.917].
Lép Tônxtôi cho rằng cái ác xuất hiện khi con ngƣời thực hiện ý chí của cái tôi sinh vật của mình, tức thỏa mãn những ham muốn dục vọng của thân xác nhƣ: thích ăn ngon, mặc đẹp, thích dƣ thừa của cải, thích nhàn rỗi hƣởng thụ, dâm dục, nói dối…Những ham muốn dục vọng đó là khát vọng thứ nhất - khát vọng tầm thƣờng của thân xác và là xiềng xích giữ chân, ngăn cản con ngƣời sống thiện. Nếu con ngƣời vƣợt qua đƣợc những cám dỗ đó, giao mình cho khát vọng thứ hai - thực hiện ý chí của Thƣợng Đế thì không những nó mang trong mình bản tính thiện đầy cao quý mà còn đƣợc sống một cuộc đời hạnh phúc. Bởi Thƣợng Đế là hiện thân của cái thiện tối cao, là anh minh, công bằng, bác ái nên thực hiện ý chí của Thƣợng Đế là sống một cuộc đời cao thƣợng, đầy tình yêu thƣơng.
Quan niệm cái ác xuất hiện khi con ngƣời thực hiện ý chí của cái tôi sinh vật của mình trở đi trở lại trong các tác phẩm của Lép Tônxtôi nhƣ một sự trăn trở, day dứt khôn nguôi. Trong tác phẩm ―Tự nhủ‖ Lép Tônxtôi thẳng thắn trải lòng nỗi sợ hãi của mình trƣớc những tội lỗi của sự nuông chiều thân xác thân xác. Theo ông, đó là những tội: ―Tội lỗi phổ biến nhất là tội nuông chiều thân xác. Tôi sợ nó và muốn đấu tranh với nó và thoát khỏi nó: không ăn uống, không có quần áo, đồ dùng, nhà cửa dƣ thừa, không chiều chuộng thân thể mình mà thỏa mãn những nhu cầu của nó. Tội thứ hai là tội nhàn rỗi thân thể và hƣởng thụ lao động của những ngƣời khác, buộc họ phải làm cho tôi cái mà họ không có thì giờ làm cho mình. Tội thứ 3, cũng nguy hại nhƣ hai tội trƣớc, đó là tội dâm dục, phá hoại lòng yêu thƣơng và quý trọng con ngƣời nhƣ là một sinh linh tinh thần và chỉ nhìn thấy ở ngƣời thuộc khác giới một đối tƣợng của nhục dục. Tội thứ tƣ, tệ hại hơn cả trong mọi tội lỗi - đó là tội ác ý, giận dữ, trả thù, căm ghét những ngƣời khác. Tội này tệ hại hơn mọi tội lỗi bởi vì nó trực tiếp đối lập với tình yêu thƣơng của
mọi ngƣời, mà chỉ tình yêu thƣơng ấy mới liên kết ngƣời với ngƣời và với Thƣợng Đế‖ [5, tr.902 - 903].
Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nhƣ một tội khác, đó là ―óc kiêu ngạo, tự coi mình là một cái gì đó đặc biệt, là sinh linh mà đối với nó, tội lỗi không còn là tội lỗi nữa: tôi là một con ngƣời đặc biệt, tôi cần có cái ăn tốt nhất, cái mặc tốt nhất, những tiện nghi tốt nhất và những ngƣời khác phải làm việc cho tôi. Với tƣ cách một con ngƣời đặc biệt, tôi không thể thỏa mãn với cuộc sống một vợ một chồng, và tôi không thể không trừng trị những xúc phạm đối với tôi, con ngƣời đặc biệt‖ [45, tr.903]. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, cuộc sống sung sƣớng và đủ đầy vật chất nhƣng con ngƣời vĩ đại ấy cố gắng rèn giũa bản thân không vƣớng vào những ham muốn dục vọng tầm thƣờng và luôn luôn ý thức tu dƣỡng tâm hồn, trau dồi những phẩm hạnh đáng quý nhƣ: yêu lao động, giữ lòng thanh bạch, thẳng ngay và không mắc bệnh ―nhà giàu‖ nhƣ những quý tộc kiêu ngạo xung quanh mình.
Lép Tônxtôi đã chiêm nghiệm cả cuộc đời để nhận ra chân lý của cái thiện: ―Cái thiện chính thực ấy ở một điều duy nhất: sống cho phần hồn chứ không phải phần xác‖ [45, tr.917]. Với ông, linh hồn là nhân cách, phẩm hạnh, trí tuệ, còn thể xác là nguồn gốc gây ra mọi tội lỗi. Về điều này, quan niệm của Lép Tônxtôi có nét giống với các nhà tƣ tƣởng phƣơng Đông và các nhà triết học Tây Ây trung cổ khi coi trọng linh hồn, hạ thấp vai trò của thể xác. Riêng quan niệm thể xác là nơi gây ra mọi tội lỗi của con ngƣời thì ông có cái nhìn chung với Phật giáo, điều đó chứng tỏ dù là một con chiên ngoan đạo của Kitô giáo, Lép Tônxtôi vẫn không gồng cứng mình trong những giáo thuyết chung mà lĩnh hội cả những tƣ tƣởng ngoại đạo để hoàn thiện trí tuệ mẫn tiệp của mình.
Cái thiện chính thực - sống cho phần hồn chứ không phải phần xác chính là một trong những lý do mà Lép Tônxtôi quyết định bỏ nhà ra đi khi
đã 82 tuổi, với tâm hồn lƣơng thiện, ông thấy day dứt khi ngoài kia những cụ già bằng tuổi ông còn lọ mọ vì miếng cơm manh áo, chật vật với những nỗi lo nghèo đói, bệnh tật; ông muốn bƣớc ra khỏi cuộc sống vƣơng giả bấy lâu để sống cùng họ, đồng cam cộng khổ cùng họ, sẻ chia những nỗi đau tuổi già của họ, suy nghĩ tƣởng nhƣ ―lập dị‖ của một cụ già đã gần đất xa trời kia lại là tấm lòng thánh thiện của một nhân cách đáng kính trên đất nƣớc Nga. Lép Tônxtôi đã trung thành với mình, với khát vọng thời trai trẻ của mình - khát vọng làm điều thiện - thực hiện ý chí của Thƣợng Đế - điều mà ông không ngớt căn dặn các thế hệ trẻ bƣớc vào đời muộn hơn ông.
Coi trọng linh hồn, Lép Tônxtôi kêu gọi nhân loại hãy sống thiện bằng tình yêu thƣơng, đồng cảm, bằng việc không ngừng trau dồi trí tuệ và vận dụng trí tuệ vào cuộc sống thiện lƣơng. Trong ―Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức‖, Lép Tônxtôi căn dặn thế hệ tƣơng lai rằng ―cuộc sống của con ngƣời càng thiện lƣơng thì ở anh ta càng nhiều trí tuệ thông minh. Và con ngƣời càng thông minh thì cuộc sống của nó càng thiện lƣơng. Để cuộc sống đƣợc thiện lƣơng, cần có ánh sáng của trí tuệ. Để có trí tuệ minh mẫn, cần có cuộc sống thiện lƣơng. Cái này hỗ trợ cái kia. Cho nên nếu trí tuệ không giúp cho cuộc sống thiện lƣơng, thì đó không phải là trí tuệ thực thụ. Và nếu cuộc sống không trợ giúp cho trí tuệ, thì đó không phải là cuộc sống thiện lƣơng‖ [45, tr.893)]. Từ đó, ông khích lệ các cháu thiếu nhi hãy làm việc thiện ngay hôm nay và đừng bao giờ trì hoãn chúng bởi thần chết không tính tới việc con ngƣời đã làm hay chƣa những gì phải làm: ―Thần chết không chờ một ai và một cái gì. Nó không có cả thù lẫn bạn. Những việc làm của con ngƣời, những gì mà nó đã kịp làm, trở thành số phận của nó, tốt hay xấu. Và vì vậy đối với con ngƣời cái quan trọng nhất trên đời là cái nó đang làm‖ [45, tr.894 – 895].
Tƣ tƣởng nói trên xuất phát từ quan niệm đề cao cuộc sống thực tại của Lép Tônxtôi. Khác với những ngƣời trong Kitô giáo vốn coi trọng cuộc sống sau khi chết – thế giới vĩnh hằng nơi Thiên Chúa, Lép Tônxtôi mong ƣớc hạnh phúc ngay trên cõi trần chứ không hứa hẹn một hạnh phúc mai sau, đó cũng là hình mẫu một ―tôn giáo mới, phù hợp với sự phát triển của nhân loại, tôn giáo của Kitô nhƣng đƣợc tẩy rửa khỏi mọi thứ mê tín và bí ẩn, một tôn giáo thực tiễn‖ mà PGS.Phạm Vĩnh Cƣ đã nhấn mạnh trong lởi mở đầu tác phẩm Đường sống.
Quan điểm đề cao linh hồn thêm một lần nữa đƣợc Lép Tônxtôi khẳng định trong ―Tự nhủ‖: ―Tôi biết rằng sự sống chân chính của tôi không ở trong thân xác tôi, mà ở cái bản nguyên tinh thần, tách biệt với tất cả, mà tôi ý thức đƣợc bằng toàn bộ sinh linh mình và gọi là linh hồn‖ [45, tr.901]. Chính bản nguyên tinh thần ấy đã thôi thúc Tônxtôi sống nhƣ là ngƣời thầy chung của nhân loại, nhƣ là hiện thân của lƣơng tâm không ngơi nghỉ và không thể mua chuộc của loài ngƣời, nó đã biến điền trang Inaxnaia Pôliana, điền trang của nhà văn, thành điểm hành hƣơng của hàng trăm khách thập phƣơng và điểm đến của hàng vạn bức thƣ từ nhiều miền đất gần xa, mà trong đó những ngƣời viết cho Tônxtôi, đồng tộc lẫn ngoại tộc, hỏi ý kiến của ông, đề nghị ông phát biểu về nhiều vấn đề của cuộc sống, nhiều khi không liên quan gì đến văn chƣơng, nghệ thuật. Trong những bức thƣ nhƣ thế, mà Tônxtôi đã trả lời, có một luật sƣ Ấn Độ chƣa đƣợc mấy ngƣời biết đến, đang sống ở Nam Phi và lãnh đạo cuộc đấu tranh phi bạo lực giành các quyền công dân của một cộng đồng thiểu số ngƣời Ấn ở vùng này - ngƣời mai sau sẽ trở thành lãnh tụ tinh thần của dân tộc Ấn Độ và đƣợc cả thế giới ca ngợi là Mahatma (Thánh) Gandhi - ngay từ trẻ đã thấm nhuần những tƣ tƣởng tôn giáo, đạo đức của Lép Tônxtôi.
Lép Tônxtôi ―sống cho phần hồn‖ bằng cách nỗ lực giải phóng mình trƣớc hết trong tƣ tƣởng: ― Xua đuổi những ý nghĩ xấu xa, tội lỗi, những cám dỗ, những dị đoan và cố gắng liên kết những suy nghĩ nơi tôi với những tƣ tƣởng của những con ngƣời hiền minh nhất và thánh thiện nhất thế giới, tôi cố tâm niệm những tƣ tƣởng ấy để đấu tranh chống lại những tội lỗi, cám dỗ và mê tín dị đoan ngăn cản sự thể hiện tình yêu vốn là căn cốt của sống và hạnh phúc của tôi‖ [45, tr.905].
Động cơ cho những nỗ lực bền bỉ của Lép Tônxtôi chính là sự đền thƣởng cho cái thiện. Sự đền thƣởng này theo ông vô cùng quan trọng bởi: ―Sự đền thƣởng cho cái thiện không ở ngoại giới hay trong tƣơng lai, mà ở nội giới và trong hiện tại: ở việc tâm hồn ta trở nên tốt đẹp hơn‖ [45, tr. 905]. Điều này giống nhƣ khi ta làm một việc tốt cho ngƣời khác, trƣớc khi ngƣời đó vui vẻ vì sự giúp đỡ kịp thời của ta thì ta đã thấy lòng quá đỗi thanh thản và hạnh phúc. Nhƣ vậy làm điều thiện không chỉ tốt cho ngƣời khác mà còn tốt với chính ta khi bồi đắp cho tâm hồn ta những tình cảm hân hoan sung sƣớng. Bởi vậy ―làm điều thiện - đó là một việc duy nhất mà có thể nói rằng nó chắc chắn có lợi cho ta‖ [45, tr.917].
Bởi vì những hạnh phúc đích thực không nhiều, chỉ những gì là điều phúc, điều thiện cho mọi ngƣời đó mới là cái chân phúc, chân thiện cho nên sự đền thƣởng cho cái thiện rất đáng đƣợc coi trọng để có thể duy trì cái thiện lâu bền trong cuộc sống cộng đồng. Ngƣời ta bảo những ai làm điều thiện không cần đƣợc đền thƣởng. Cái đó đúng nếu nghĩ rằng sự đền thƣởng không ở trong ta và không là bây giờ mà là mai sau. Nhƣng nếu không có sự đền thƣởng, nếu cái thiện không đem lại niềm vui cho con ngƣời, thì con ngƣời sẽ không thể làm điều thiện. Và nếu mỗi ngƣời hiểu đƣợc phần thƣởng chính thực là ở cuộc sống hiện tại, nhân loại sẽ tràn ngập tình yêu thƣơng, sẽ là thiên đƣờng của những tự do, bác ái.
Lép Tônxtôi không phải là ngƣời đầu tiên bàn đến cái thiện, từ thời cổ đại Arixtốt đã nêu quan niệm về cái thiện với nội dung rất sâu sắc, thể hiện trong cuốn Đạo đức học của Nicomaque của ông. Arixtốt xem cái thiện gắn liền với hạnh phúc. Ông hiểu hạnh phúc chính là cái thiện, nhƣng cũng đồng thời xem thiện là điều kiện, tiền đề của hạnh phúc. Trong quan niệm của Arixtốt, điều thiện có rất nhiều nội dung, đó là lạc thú, hạnh phúc, sự giàu có, danh vọng, sức khỏe, hiểu biết…Quan niệm về cái thiện của Arixtốt khác quan niệm của Lép Tônxtôi. Để đi đến cái đích là thiện, Arixtốt đƣa ra rất nhiều con đƣờng, từ lạc thú, sự giàu có, danh vọng đến sự hiểu biết hoặc những con đƣờng khác nữa, còn với Lép Tônxtôi đi đến cái thiện chỉ có một con đƣờng duy nhất - sống cho phần hồn. Dƣờng nhƣ quan niệm của Arixtốt rộng và sâu sắc hơn Lép Tônxtôi. Cái nhìn của Lép Tônxtôi đúng nhƣng là chƣa đủ, điều này xuất phát từ việc Lép Tônxtôi chỉ đề cao linh hồn mà hạ thấp vai trò của thân xác.
Luận bàn về cái thiện, nhà triết học ngƣời Đức I. Kant cho rằng cái thiện là cái phù hợp với những mệnh lệnh của quy tắc đạo đức nằm trong mỗi thực thể có lý tính và không lệ thuộc vào những điều kiện mà trong đó con ngƣời sinh sống, đó là những mệnh lệnh có tính tuyệt đối. Theo ông có cái thiện tự thân và có cái thiện tƣơng đối. I.Kant nêu quan điểm của ông về cái thiện tối cao, dựa trên tiền đề là luân lý đƣợc xem nhƣ là cái tốt cao nhất. Kant khẳng định cái thiện tối cao là đối tƣợng toàn vẹn của lý tính thuần túy thực hành, vì nó là mệnh lệnh của lý tính thuần túy thực hành khiến ta phải thực hiện nó bằng đƣợc [31,tr.217).
Nhà tƣ tƣởng Nga V.Soloviev cũng có góc nhìn rất riêng về cái thiện khi cho rằng cái thiện và hạnh phúc có liên hệ mật thiết với nhau, nhƣng không phải mọi cái phúc đều mang cái thiện, thể hiện đƣợc cái thiện. Theo ông, cái thiện và cái phúc chỉ gắn liền với nhau trong trƣờng hợp cái thiện là
phƣơng tiện để đạt đến hạnh phúc thực sự, còn nếu đó là hạnh phúc giả tạo, sự thỏa mãn không dựa trên những mong muốn chính đáng, thì không thể tồn tại cái thiện. Về điều này V.Soloviev có nét gần gũi với Lép Tônxtôi bởi cả hai nhà tƣ tƣởng đều coi trọng những giá trị tinh thần. Với V.Soloviev cái thiện phải gắn liền với hạnh phúc chân chính, hạnh phúc đó tuyệt nhiên không phải hạnh phúc vị kỷ mà là những hạnh phúc lớn lao dựa trên những mong muốn chính đáng - mong muốn không làm hại đến ngƣời khác. Còn với Lép Tônxtôi, cái thiện chính thực là sống cho phần hồn, tức sống cho những mong mỏi, khao khát tốt đẹp trong tâm hồn mỗi ngƣời.
Nhƣ đã phân tích, mối liên hệ giữa cái thiện và sự đền thƣởng của Lép Tônxtôi có thể hiểu nhƣ mối liên hệ giữa cái thiện và cái lợi (điều lợi). Ngƣời ta muốn những điều lợi đem lại cho mình hạnh phúc thực sự, vì thế ngƣời ta không thể không thực hiện điều lợi theo nguyên tắc hƣớng thiện, vì cái thiện. Đối với mỗi ngƣời cũng nhƣ tập thể, cộng đồng, đạo đức nói chung là điều kiện, cơ sở cho sự phát triển bền vững của họ. Mạnh Tử cũng từng nói: ―Ôi nhân là tƣớc vị cao quý của trời ban cho, là căn nhà yên ổn cho ngƣời cƣ ngụ vậy‖ [58, tr.864]. Theo Nho giáo nói chung, Mạnh Tử nói riêng, ―nhân‖ có nghĩa là thiện, đạo đức nói chung. Nhƣng Lép Tônxtôi dùng cái lợi để khuyến khích cái thiện là đúng nhƣng chƣa đủ. Ngày nay, việc khuyến khích cái thiện phải gắn liền với việc ngăn chặn cái ác. Tình yêu thƣơng phải gắn với sự căm thù, phẫn nộ và đấu tranh chống lại mọi sự nô dịch con ngƣời.
Có thể nói, việc không ngừng bồi dƣỡng, trau dồi cái thiện nhƣ quan