Đánh giá của một số triết gia Mácxít về lôgíc học của Hêghen

Một phần của tài liệu Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học (Trang 97)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Đánh giá của một số triết gia Mácxít về lôgíc học của Hêghen

Các nhà kinh điển Mácxít trong quá trình xây dựng học thuyết của mình đã đi sâu, tìm hiểu và có những đánh giá chính xác, khoa học về lôgíc học của Hêghen. Xuất phát từ quan điểm “không có triết học thì tôi không thể tiến lên phía trước” [trích theo: 43, 28], Mác đã quay trở về nghiên cứu học thuyết của Hêghen mà trung tâm là lôgíc học. Mặt khác, Mác cho rằng, triết học chính là sự chuẩn bị về tư tưởng để đấu tranh cách mạng, cho nên ông đặt cơ sở cho việc giải thích phép biện chứng của Hêghen theo tinh thần cách mạng. Chính vì lý do đó mà sự đánh giá của Mác về lôgíc học biện chứng của Hêghen trở nên sâu sắc khi cố gắng giải thích mối quan hệ giữa tư duy với hiện thực xung quanh ở bên ngoài. Ông không chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hêghen mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm

Tư bản. C. Mác viết: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy, ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí” [39, 35].

Triết học duy vật biện chứng chính là giải pháp cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được Mác đặt ra, Mác và Ăngghen không gán ghép hay hợp nhất một cách đơn giản phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật của L. Phoiơbắc, mà sâu sắc hơn, chúng chuyển hoá lẫn nhau, xâm nhập vào nhau tạo thành một chỉnh thể hữu cơ. Chủ nghĩa duy vật trong hệ thống triết học Mácxít không những là lý luận mà còn là phương pháp nghiên cứu duy vật. Đồng thời phép biện chứng mácxít không chỉ là phương pháp mà còn là lý luận, lý luận hoàn thiện nhất đầy đủ nhất toàn diện nhất và đầy đủ nhất về sự phát triển.

Mác cho rằng, Hêghen trong sự trình bày một cách tư biện, trừu tượng thường lại đưa ra được một sự trình bày hiện thực bao gồm chính các sự vật. Những quan điểm này tạo nên giá trị to lớn của phép biện chứng Hêghen, mà về sau chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa và phát triển. Nhưng mặt khác, điều chủ yếu mà Hêghen quan tâm không phải là lôgíc của sự việc, mà là công việc của lôgíc. Điều này có nghĩa là Hêghen có quan tâm đến nhận thức về thế giới hiện thực và sự phản ánh của nhận thức này vào trong những phạm trù nhưng không lớn tới mức như ông đã tạo nên hiện thực từ những khái niệm và phạm trù. Trong thực tế Hêghen đã xây dựng hệ thống nói chung cũng như lôgíc học nói riêng theo sơ đồ tam đoạn thức. Bằng con đường này Hêghen thường đưa ra những phạm trù mà chắc gì chúng ta có được sự hoá thân ở trong hiện thực. Vì vậy một số phạm trù trong lôgíc học của ông có tính chất giả tạo. Điều này xuất phát từ tư tưởng của Hêghen về tất cả sự phong phú của thế giới đều được nẩy sinh từ sự vận động của những khái niệm. Theo Mác, đối với Hêghen thì tất cả những gì đã và đang diễn ra trong thế giới đều đồng nhất với những gì đang diễn ra trong tư duy vốn có của ông. Như vậy sự vận động và sự phát triển của những phạm trù theo Hêghen là thể hiện sự phát triển của tự nhiên, xã hội, của tất cả những biểu

hiện văn hóa của con người. Bởi vì như đã biết, Hêghen xuất phát không phải từ sự thống nhất, mà từ sự đồng nhất của tư duy và tồn tại. Ông cho rằng, chúng ta không cần phải nghiên cứu một cách cụ thể mọi chi tiết của sự phát triển của tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của chúng chỉ là sự phản ánh sự phát triển của những khái niệm. Cho nên theo Hêghen, phân tích những khái niệm là phương tiện nhận thức hiện thực dễ hơn là nghiên cứu một cách cụ thể chính bản thân hiện thực này. Xuất phát từ quan niệm này mà Hêghen coi sự phát triển của thế giới như là sự phát triển của những khái niệm. Từ đó ông buộc phải đưa ra một số phạm trù mà chúng chưa từng có trong hiện thực, đặc biệt là sự chuyển biến một cách giả tạo từ một khái niệm này nẩy sinh ra một khái niệm khác. Lật ngược quan điểm này, Mác cho rằng, để nhận thức đúng, lôgíc của tư duy phải phù hợp với lôgíc của bản thân sự vật, mà cụ thể là lôgíc của chế độ chính trị, chứ không phải ngược lại, sự vật được làm cho thích nghi với lôgíc của tư duy trừu tượng.

Kế thừa lôgíc học biện chứng của Hêghen, Mác đã xây dựng hệ thống lôgíc của riêng mình, đó là lôgíc của bộ “Tư bản”, áp dụng phép biện chứng duy vật, tức lôgíc học và lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác vào chính trị - kinh tế học. Đó là phương pháp biện chứng mới, khác hẳn với Hêghen “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác về căn bản phương pháp biện chứng của Hêghen mà là đối lập trực tiếp với phương pháp đó. Đối với Hêghen quá trình tư duy mà ông ta biến thành chủ thể độc lập dưới cái tên là ý niệm, chính là chúa sáng tạo ra cái hiện thực, cái hiện thực này chỉ là cái biểu hiện bề ngoài của ý niệm đó. Còn tôi thì trái lại, cái ý niệm không phải là cái gì khác mà là cái vật chất được chuyển vào trong đầu óc con người và được cải tạo trong đó” [40, 154 - 155].

Quy luật đầu tiên được Mác nói đến là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, có địa vị quan trọng trong công trình nghiên cứu về kinh

tế của Mác, Mác đặc biệt đề cao sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tất yếu, là động lực của sự phát triển, quá độ từ cái cũ sang cái mới, từ cái thấp lên cái cao. Trong kết cấu của bộ “Tư bản”, Mác tập trung nghiên cứu sự phát triển của những mâu thuẫn nằm trong quan hệ giản đơn nhất của xã hội tư sản là hàng hoá: mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng… Từ mâu thuẫn giản đơn, Mác chuyển sang những mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị thặng dư trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, vạch ra ngày càng sâu sắc hơn bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kết luận mâu thuẫn này cần được giải quyết bằng đấu tranh giai cấp.

Từ quy luật mâu thuẫn, Mác vạch ra hoạt động của quy luật chuyển hoá lượng thành chất trong những hiện tượng xã hội. Nếu như ở Hêghen, quy luật lượng chất thể hiện ra như là sự vận động của khái niệm tồn tại thuần tuý thì Mác nghiên cứu tính chất quy luật của sự chuyển hoá cách mạng có tính chất nhảy vọt từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất trong bản thân hiện thực vật chất.

Mác tiếp tục giải thích theo quan điểm duy vật và phát triển hơn nữa quy luật phủ định của phủ định do Hêghen nêu lên, ông cho rằng quan điểm của Hêghen về phủ định không có tính chất cách mạng, không phải là sự biến đổi căn bản đang xảy ra thực sự trong trật tự hiện có của sự vật và sự quá độ sang một hình thức mới về chất, vì rằng phủ định được Hêghen tưởng tượng chỉ xảy ra trong tư duy. Mác cho rằng, phủ định không chỉ trong tưởng tượng mà là trong thực tế.

Có thể nói Mác đã áp dụng một cách tài tình những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật vào quá trình phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, trên cơ sở đó, ông còn chỉ rõ tính chất biện chứng của những phạm trù lôgíc như bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, tất

yếu và ngẫu nhiên… Từ đó khoa học lôgíc đã mang lại cho nhận thức những công cụ thực sự hữu ích với hai phương pháp: đi từ trừu tượng đến cụ thể và thống nhất lôgíc và lịch sử.

Ăngghen trong những nghiên cứu của mình về Hêghen cũng nhận thấy Hêghen đã xây dựng được quan điểm tiến hóa và phương pháp luận biện chứng, quan điểm và phương pháp ấy tuy có bị lập trường duy tâm đảo lộn, nhưng cũng đã làm tiền đề cho chủ nghĩa Mác. Hêghen là người đầu tiên cố gắng chứng minh rằng lịch sử có đường lối phát triển, có quan hệ liên kết bên trong, đó chính là lôgíc. Hêghen đã đặt vấn đề cần phải có sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử trong quá trình nhận thức.

Khi nghiên cứu đối tượng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ăngghen phát triển hơn quan điểm của Hêghen không đơn thuần chỉ là khoa học về tư duy, mặc dù tư duy như là một nội dung bên trong của mọi cái đang tồn tại chứ không phải chỉ là tư duy của con người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan của giai cấp vô sản cách mạng, là hình thức mới, cao nhất của chủ nghĩa duy vật, là khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Tiếp tục phát triển tư tưởng Mác và Ăngghen, V.I. Lênin cũng kiên trì nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục công việc chỉnh lý một cách duy vật đối với phép biện chứng Hêghen. Trong bài viết Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, ông kêu gọi thành lập Hội những người bạn duy vật của phép biện chứng Hêghen để tiến hành công tác nghiên cứu giải thích và tuyên truyền phép biện chứng của Hêghen, dựa vào cách của Mác đã vận dụng phép biện chứng của Hêghen hiểu theo quan điểm duy vật, chúng ta có thể và cần phải nghiên cứu phép biện chứng đó trên tất cả các mặt, từ đó vạch ra ý nghĩa xã hội của phép biện chứng Hêghen.

Những chỉ dẫn rất quan trọng và quý báu đó đồng thời là những kết luận được chính Lênin rút ra từ các nghiên cứu của ông về lôgíc học Hêghen. Lênin nhận thấy rằng, nếu như Hêghen hiểu trong thế giới luôn diễn ra quá trình liên tiếp biến hoá và phát triển thì trong lĩnh vực xã hội cuộc đấu tranh chống bất công đang tồn tại và chống điều ác đang hoành hành cũng bắt rễ từ quy luật phổ biến là sự phát triển không ngừng. Mọi cái đều phát triển, những thể chế này sẽ bị thể chế khác thay thế thì chế độ chuyên chế của vua Phổ hay của Nga hoàng sẽ không thể tồn tại mãi, một thiểu số rất nhỏ giai cấp tư sản làm giàu trên lưng tuyệt đại đa số công nhân sẽ bị thay thế bởi một chế độ mới tiến bộ hơn. Như vậy cơ sở của cách mạng thể hiện trong phép biện chứng của Hêghen đã được Lênin vạch ra, đó là tính quy luật nội tại của sự phát triển, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự phủ định biện chứng với tư cách một bậc thang tất yếu của sự phát triển “Xem chừng ở đây cũng vậy, đối với Hêghen thì điều chủ yếu là nêu bật lên những chuyển hoá. Theo một quan điểm nào đấy, trong những điều kiện nhất định, cái phổ biến là cái cá biệt, cái cá biệt là cái phổ biến. Không phải chỉ là 1) mối liên hệ, và mối liên hệ khăng khít của tất cả mọi khái niệm và phán đoán, mà là 2)

chuyển hoá từ cái này sang cái kia, và không những là chuyển hoá, mà còn

là 3) đồng nhất của các mặt đối lập - đó là điều chủ yếu đối với Hêghen. Nhưng cái đó chỉ “bừng sáng” xuyên qua đám mây mù của một sự trình bày cực kỳ abstru (tối nghĩa)” [36, 187].

Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho dù phải bận tâm với cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp, với việc phải phân tích quá trình diễn tiến và sự chín muồi của cách mạng Nga, Lênin vẫn tìm được thời gian để nghiên cứu một cách có hệ thống triết học Hêghen đặc biệt là “Khoa học lôgíc” và “Những bài giảng về lịch sử triết học” của Hêghen. Các bản tóm tắt sâu sắc và cô đọng về những tác phẩm thiên tài này tạo thành bộ phận quan

trọng nhất trong “Bút ký triết học” nổi tiếng của V.I. Lênin. Trong đó V.I. Lênin chứng tỏ đầy sức thuyết phục rằng công việc chỉnh lý một cách duy vật đối với phép biện chứng Hêghen còn lâu mới hoàn tất, rằng trong lĩnh vực này sẽ có những nghiên cứu khám phá và thành tựu mới.

Trong “Bút ký triết học” Lênin đã chỉ ra rằng, Hêghen đã phỏng đoán một cách thiên tài về phép biện chứng của những sự vật, hiện tượng, thế giới tự nhiên trong phép biện chứng của những khái niệm: “Khái niệm (nhận thức) trong tồn tại (trong những hiện tượng trực tiếp) tìm thấy bản chất (quy luật nhân quả, đồng nhất khác nhau) - đó thực sự là tiến trình chung của toàn bộ nhận thức của con người (của toàn bộ khoa học) nói chung. Đó cũng là tiến trình của khoa học tự nhiên và của kinh tế chính trị học [và của lịch sử]. Phép biện chứng của Hêghen trong mức độ như vậy, là sự khái quát của lịch sử tư tưởng (…) Trong lôgíc, lịch sử tư tưởng, nói chung và nói về toàn bộ phải

phù hợp với những quy luật của tư duy” [36, 356].

Lênin thấy được bước tiến xa hơn của Hêghen so với các bậc tiền bối ở vấn đề vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức “Đối với Hêghen, hành động thực tiễn là một “suy lý” lôgíc, một hình tượng lôgíc. Và đúng như vậy! Tất nhiên, không phải theo nghĩa là hình tượng lôgíc lấy thực tiễn của con người làm tồn tại khác của mình (= chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối) mà (…) thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng trăm triệu lần được in vào ý thức con người ta những hình tượng lôgíc” [36, 234]. Từ đó đi đến khẳng định khả năng nhận thức vượt trội của tư duy so với cảm tính để đi tới tri thức khách quan thực sự. “Không thể phủ định tính khách quan của cái chung trong cái cá biệt và cái đặc thù. Vậy, so với Cantơ và những nhà triết học khác, thì Hêghen sâu sắc hơn nhiều, khi ông nghiên cứu sự phản ánh vận động của thế giới khách quan vào trong vận động của những khái niệm” [36, 188].

Lênin đã thấy được cống hiến to lớn của Hêghen ở chỗ lần đầu tiên trình bày một cách có hệ thống các phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng và chứng minh rằng không thể quy phép biện chứng về nghệ thuật tranh luận mà hơn nữa, phép biện chứng còn xuyên suốt toàn bộ quá trình nhận thức, tư duy của con người nhằm đạt tới tri thức chân thực “Hêghen đã chứng minh rằng, những hình thức lôgíc và những quy luật lôgíc không phải là một cái vỏ trống rỗng, mà là phản ánh của thế giới khách quan. Nói đúng hơn, không phải ông đã chứng minh như vậy, mà đã phán đoán thấy một cách tài tình như vậy” [36, 191].

Khi phân tích “Khoa học lôgíc” của Hêghen, Lênin thường xuyên đối chiếu nó với “Tư bản” của Mác vì phương pháp luận của “Tư bản” là kết quả của một việc làm đồ sộ là chỉnh lý theo cách duy vật đối với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, xây dựng lôgíc của “Tư bản” với nghĩa là lôgíc biện chứng khảo sát đối tượng một cách hệ thống dựa trên những mối liên hệ bên trong, tất yếu của nó và quan trọng hơn là xem xét nó ở trạng thái vận động. Như vậy cả Hêghen và Mác đã chuyển tư duy của con người sang biện chứng tự giác.

Khi vạch ra sự thống nhất của ba mặt cơ bản là: bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học trong việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ

Một phần của tài liệu Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học (Trang 97)