Vị trí của lôgíc học trong hệ thống Hêghen

Một phần của tài liệu Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học (Trang 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Vị trí của lôgíc học trong hệ thống Hêghen

Hêghen xác định rất rõ ràng vị trí của lôgíc học trong tổng thể các khoa học triết học của mình trong tiểu đoạn §18 của tác phẩm Bách khoa toàn thư

các khoa học triết học I. Khoa học lôgíc. Ông nhận thấy đó là một nhiệm vụ

khó khăn vì để làm được điều đó đòi hỏi cần phải có một sự phân chia tổng quát nội dung của triết học thành những bộ phận khác nhau trong đó lôgíc học là một phần. Thế nhưng, việc phân chia ấy tiền giả định rằng ta đã có một cái

nhìn toàn bộ ngay trước khi trình bày có hệ thống. Điều ấy lại không ổn, không có nền triết học nào có thể mang lại một sự hình dung sơ bộ mà thoả đáng cả, vì xét đến cùng, nội dung chỉ được biện minh bằng chính tiến trình hình thành có hệ thống, tuần tự và tất yếu của bản thân việc trình bày khoa học. Vả lại, như ta sẽ thấy, theo Hêghen, triết học là khoa học về Ý niệm, nên chỉ có cái toàn bộ của khoa học mới là sự trình bày đích thực về Ý niệm chứ không chỉ là việc hình dung kiểu sơ bộ cho nhu cầu tìm hiểu theo trực quan và biểu tượng của ta. Vì thế việc phân chia triết học thành những khoa học đặc thù chỉ có thể được nhận thức, hay được thấu hiểu bằng khái niệm, chứ không phải chỉ được hình dung, là từ bản thân Ý niệm trong sự phát triển toàn bộ của nó.

Để hiểu được sự phân chia triết học và vị trí của lôgíc học, trước hết cần làm rõ các thuật ngữ then chốt: Ý niệmÝ niệm tuyệt đối, tự mình

cho mình.

Ý niệm là tư duy tuyệt đối đồng nhất với chính mình, điều này ám chỉ sự vật ở giai đoạn đầu của sự phát triển, khi mà toàn bộ năng lực của nó chưa biểu hiện ra, tựa như bản chất còn đang khép kín, ý niệm là đối tượng đích thực của cái tôi tư duy trong chừng mực Cogito vươn tới các kích thước của tư duy thuần tuý (thậm chí của tư duy thần thánh). Như vậy ý niệm là tính khả niệm (tính có thể suy tưởng được, có thể hiểu được) của mọi sự vật, là tư duy kích hoạt tất cả, và tất cả đều là một sự phản ánh, một sự tham dự vào tư duy. Vậy thực chất ý niệm chính là tư duy tự suy tưởng, và do đó, suy tưởng về tất cả những gì có thể suy tưởng được. Ý niệm trước hết là một cái phổ biến, là cả một vũ trụ mà ta không bao giờ ra khỏi nó được. Nó là Tư duy - và bất kể nó là gì và đang suy tưởng gì - thì vẫn luôn tự khẳng định chính mình như là tư duy, và như thế bao giờ cũng đồng nhất với

chính mình, hiểu trong sự thuần tuý và trừu tượng như là tính khả niệm thuần tuý, Ý niệm chính là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Lôgíc.

Ý niệm đồng thời thiết định chính mình đối lập lại với chính mình để tồn tại cho mình, khẳng định này có ngụ ý rằng có một tiến trình của việc đồng nhất hoá với chính mình, nghĩa là, khi Tư duy đồng nhất với chính mình, nó phân biệt (phủ định) chính nó và rồi lại phủ định sự phân biệt hay khác biệt này đi. Như sẽ thấy sau này, Hêghen cho rằng mọi sự khẳng định đúng thật (đồng nhất với chính mình) chỉ có được thông qua sự phủ định của phủ định. Cũng giống như cái vô hạn là sự phủ định của cái hư vô vốn là cái hữu hạn, thì sự đồng nhất với chính mình của tư duy không khác gì hơn là sự phủ định đối với sự khác biệt của nó với chính nó. Chỉ có như thế nó mới là cái tồn tại cho chính mình. Qua việc đồng nhất hoá với chính mình này mà Ý niệm thể hiện ra như là giới tự nhiên và qua đó, đặt cơ sở cho Triết học về tự nhiên (tập II của Bách khoa thư).

Ý niệm chỉ tồn tại trong nhà chính mình trong cái tồn tại khác này, ở đây đã thể hiện tiến trình của việc quay trở lại với chính mình, tức thoát khỏi sự khác biệt, phân ly để trở lại hợp nhất một cách tích cực, khẳng định với chính mình, và bấy giờ, Ý niệm tự hình thành như là Tinh thần và qua đó, làm cơ sở cho Triết học về Tinh thần, tức khoa học về tinh thần quay trở lại với chính mình từ cái tồn tại khác của nó.

Như vậy hệ thống triết học Hêghen có cấu trúc theo kiểu tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề:

(1) Tinh thần tuyệt đối tự mình (2) Tinh thần tuyệt đối ở tồn tại khác (3) Tinh thần tuyệt đối cho mình

Để hiểu rõ cấu trúc trên, chúng ta nhớ lại một suy diễn đơn giản của ông: Thông thường các nhà duy vật cho rằng con người là sản phẩm của tự

nhiên, tức tự nhiên qua một quá trình tiến hoá, phát triển lâu dài sẽ sản sinh ra con người. Nhưng Hêghen lại không chấp nhận lập luận đó, ông cho rằng, một khi giới tự nhiên có thể sản sinh ra con người thì trong giới tự nhiên đã phải có con người dưới dạng tiềm tàng rồi. Đó chính là tinh thần tuyệt đối đang ở giai đoạn tự mình, trong đó ẩn chứa cả giới tự nhiên và con người hiện thực.

Tương ứng với ba giai đoạn phát triển trên đây của tinh thần tuyệt đối là ba lĩnh vực nghiên cứu:

(1) Lôgíc học nghiên cứu con người lý tưởng, hay tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, giai đoạn tự mình. Điều đó được trình bày trong tác phẩm

Khoa học lôgíc, còn gọi là Đại lôgíc và tập I của Bách khoa toàn thư các khoa

học triết học, hay Tiểu lôgíc.

(2) Triết học tự nhiên nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn tồn tại khác.

(3) Triết học tinh thần (xét về cấu trúc hệ thống thì bao gồm Hiện tượng học tinh thần, triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo và thẩm mỹ học) nghiên cứu con người hiện thực trong những hoạt động xã hội của nó.

Hêghen nêu ra ba yếu tố: lôgíc (logos), tự nhiên và tinh thần và khẳng định chúng có giá trị nhận thức, thậm chí là bản thể học tuyệt đối. Đó là ba mômen bộ phận và tạm thời của Ý niệm tuyệt đối duy nhất mà tính toàn thể của nó phản ánh trong từng Ý niệm nhất định ấy. Vậy, trong tự nhiên, không gì có thể khác hơn là chính bản thân Ý niệm, nhưng chỉ có điều nó tồn tại trong hình thức của tồn tại khác của nó, hay, chính xác hơn, trong hình thức của sự xuất nhượng của nó. Logos là Ý niệm tự mình và cho mình, và Lôgíc học là khoa học về Ý niệm như thế, nghĩa là khoa học về Ý niệm thuần tuý, về tính khả niệm thuần tuý trong sự trừu tượng của tư duy đơn thuần của nó

về chính mình. Như vậy Ý niệm tuyệt đối - với tư cách là Ý niệm lôgíc, là Ý niệm tự suy tưởng chính mình như là Ý niệm thuần tuý ở bên ngoài thời gian và không gian, ở bên ngoài con người và lịch sử. Nhưng trong sự vận động ấy, nó đã mặc nhiên mang dấu ấn của mômen tự nhiên (là sự đối lập của mình với chính mình) và mômen tinh thần (quay trở lại với chính mình một cách tích cực). Vậy là khái niệm, khách thể và Ý niệm là ba mômen lôgíc của Ý niệm tuyệt đối. Còn giới tự nhiên và tinh thần, không gì khác hơn là sự hiện hữu thực tồn, tự trị và chừng mực nào đó là bị tách rời, phân lập, của hai mômen chủ quan và khách quan của ý niệm tuyệt đối. Tinh thần không chỉ là ý niệm với tư cách là cái gì cho mình mà còn là Ý niệm với tư cách đang trở thành tự mình và cho mình. Từ đó, Hệ thống bách khoa thư các khoa học triết học kết thúc bằng cách quay trở lại điểm xuất phát, tức quay trở lại Khoa học Lôgíc như khoa học về Ý niệm tự mình và cho mình, nhưng với sự khác biệt so với trước, Ý niệm lôgíc lúc ban đầu còn là khả thể của mọi sự thì bây giờ qua hệ thống, hoàn tất và trở thành thực tại bản thể của mọi sự, trở thành phổ biến một cách tuyệt đối.

Với cấu trúc như trên, lôgíc học của Hêghen được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp, thì lôgíc học là một bộ phận cơ bản nhất của triết học, nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, giai đoạn tự mình làm cơ sở và nền tảng của các giai đoạn sau này. Nếu ví hệ thống triết học của Hêghen như một cái cây, thì lôgíc học chính là bộ rễ của nó, như vậy Khoa học lôgíc là bộ phận đầu tiên trong triết học Hêghen nhưng lại là bộ phận quan trọng nhất bởi nội dung của nó bao quát toàn bộ nội dung của triết học Hêghen, đó là Ý niệm tuyệt đối trong sự phát triển liên tục của nó và đến nấc cao nhất là Ý niệm tự mình và cho mình một cách tuyệt đối. Còn theo nghĩa rộng thì lôgíc học đồng nhất với chính bản thân triết học bởi vì triết học tự nhiên và triết học tinh thần không là cái gì khác ngoài là lôgíc học ứng dụng.

Nói riêng thì, tác phẩm Bách khoa thư các khoa học triết học I, Khoa

học lôgíc thường được gọi là Tiểu Lôgíc học vì tương đối ngắn và có tính chất

tóm lược, như là phần thứ nhất trong ba phần của bộ Bách khoa thư các khoa

học triết học (1830), tức ba bộ phận hợp thành của hệ thống triết học Hêghen.

Hai phần còn lại là Triết học về Tự nhiên và Triết học về Tinh thần. Còn bộ

Ðại Lôgíc thì đồ sộ và chi tiết hơn được hoàn thành 15 năm trước đó (1816).

Cả hai quyển Lôgíc học này là nền tảng của triết học Hêghen và cũng là của phép biện chứng nổi tiếng từ trước tới nay. Cho nên để hiểu được lôgíc học của Hêghen, chúng ta cần phải đi vào nghiên cứu các tác phẩm của ông đặc biệt là bộ Bách khoa thư bởi những lý do: trước hết, đây là công trình được Hêghen theo đuổi suốt đời, xem như là công việc chủ yếu của mình. Nó cũng là cơ sở và hình thức cô đọng cho các bài giảng nổi tiếng của ông, đồng thời có rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác được triển khai trong tác phẩm, tiêu biểu là những tư tưởng cơ bản của Hêghen về lôgíc biện chứng.

Bách khoa thư, theo đúng nghĩa của nó là sổ tay cương yếu về một ngành khoa học: “Với tư cách là Bách khoa thư, khoa học không được trình bày trong sự phát triển đầy chi tiết của sự đặc thù hoá của nó, trái lại, được giới hạn ở những chỗ bắt đầu và những khái niệm cơ bản của các khoa học đặc thù” [14, 76]. Bách khoa thư phải loại trừ được những sự hỗn tạp đơn thuần những kiến thức, tiến hành sắp xếp các môn học theo một sự nối kết tất yếu, được quy định bằng khái niệm. Triết học là “một toàn bộ gồm nhiều môn khoa học” nhưng cái toàn bộ này luôn tạo nên “một khoa học đúng thật”, như vậy ở đây đặt ra yêu cầu rất cao cần phải có sự nối kết lôgíc, coi đó như là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với Bách khoa thư, Hêghen muốn tổng hợp tư duy của nhân loại về

một hệ thống, sắp xếp những khái niệm nền tảng của triết học theo trình tự lôgíc. Công việc này quả thật không dễ dàng bởi trong lịch sử mới chỉ xuất

hiện một công trình khổng lồ duy nhất của Arixtốt. Bách khoa thư ra đời đánh dấu một bước phát triển có một không hai trong lịch sử tư tưởng phương Tây: đào sâu Siêu hình học Hy Lạp bằng đức tin Kitô giáo, đồng thời vượt bỏ thần học Kitô giáo trong sự tư biện và hoàn tất trong “Tri thức tuyệt đối” của Tinh thần đã đi đến chỗ tự giác. Phương pháp để ông có thể làm được điều này chỉ có thể là lôgíc học.

Một phần của tài liệu Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học (Trang 36)