Quan niệm về chân lý trong Lôgíc học Hêghen

Một phần của tài liệu Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học (Trang 78)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Quan niệm về chân lý trong Lôgíc học Hêghen

Hêghen là người có công lao to lớn trong việc xác định vai trò của lôgíc trong nhận thức chân lý, lôgíc học không chỉ là sự miêu tả các hình thức của tư duy và cũng không chỉ là sự miêu tả có tính chất lịch sử tự nhiên về những hiện tượng của tư duy, mà còn là sự phù hợp với chân lý. Đối tượng của lôgíc học chính là chân lý thuần tuý: “Lôgíc học là "khoa học hình thức" trái ngược với các khoa học cụ thể (…), nhưng đối tượng của nó là "chân lý thuần tuý"…” [trích theo: 36, 182]. Quan niệm của Hêghen về chân lý khác với quan niệm thông thường của chúng ta rằng chân lý là sự trùng hợp của một đối tượng với sự hình dung của ta. Vậy là nó trùng với một đặc điểm của nhận thức, bởi nếu không có đặc điểm này, nhận thức (đặc biệt là nhận thức khoa học) chỉ còn là tư kiến, hay sự tưởng thật mang tính chủ quan. Trái lại Hêghen phân biệt giữa nhận thức và chân lý, xem chân lý không chỉ là một đặc điểm mà là:

- Đối tượng của nhận thức;

- Là một cái đơn nhất (chỉ có một chân lý) - Là cái toàn bộ.

Nhiệm vụ của triết học là nhận thức về cái toàn bộ ấy. Đối tượng của khoa học triết học thật đơn giản theo quan điểm của Hêghen, đó là chân lý. Xem “chân lý” như là đối tượng có nghĩa là nó tồn tại khách quan. Chữ

“khách quan” ở đây không phải là “có giá trị khách quan” đối lập với chủ

quan mà là tồn tại khách quan như bất kỳ đối tượng nào khác cần phải được nhận thức. Hêghen cho rằng định nghĩa cổ điển về chân lý như là sự trùng hợp giữa nhận thức và đối tượng là một định nghĩa có giá trị lớn lao, thậm chí có giá trị cao nhất. Ông cho rằng thông thường ta quen gọi chân lý là sự trùng hợp giữa một đối tượng với biểu tượng của ta… Ở đây, ta tiền giả định một

đối tượng, rồi sự hình dung của ta về nó phải phù hợp với nó. Trái lại, trong triết học, chân lý - diễn đạt một cách trừu tượng nói chung – “là sự trùng hợp của một

nội dung với chính bản thân nó” [14, 119], ví dụ: “Ý nghĩa (triết học) sâu xa hơn

này về chân lý vốn phần nào đã có sẵn trong việc sử dụng ngôn ngữ thường ngày chúng ta. Chẳng hạn khi ta nói về một người bạn "đích thực" và, với cách nói ấy, ta hiểu rằng đó là một người bạn mà cách hành động là phù hợp với khái niệm về tình bạn; và cũng như thế, khi ta nói đến một tác phẩm nghệ thuật "đích

thực"” [14, 119]. Không đích thực có nghĩa là dở, là xấu, là có sự không tương

hợp nội tại, cho nên một nhà nước tồi tệ là nhà nước không đúng thật, và cái tồi tệ, cái không đúng thật nói chung là ở sự mâu thuẫn giữa sự tự quy định hay Khái niệm với sự hiện hữu của một đối tượng. “Ta có thể có một hình dung đúng

về một đối tượng tồi tệ như thế, nhưng nội dung của biểu tượng này lại là một cái gì không đúng thật trong chính nó. Ta có thể có trong đầu óc vô số những cái đúng, nhưng đồng thời không đúng thật như thế” [14, 119]. Sự trùng hợp của một nội dung với chính bản thân nó đồng nghĩa với sự trùng hợp giữa Khái niệm và sự hiện hữu của nội dung ấy.

Quan niệm này có liên quan đến những tư tưởng của Arixtốt và Cantơ, Arixtốt là người đề ra công thức nhận thức luận về sự trùng hợp giữa sự vật và tư duy, bây giờ Hêghen biến công thức nhận thức luận ấy thành một mô hình thực tại luận. Còn Cantơ đã chê công thức này vì nó dẫn ta vào một “vòng luẩn quẩn thảm hại” vì biết thế nào là “trùng hợp” và sự “trùng hợp” này lại cần một “sự trùng hợp” khác kiểm chứng cho đến vô tận. Cantơ tìm ra lối thoát rằng những đối tượng (như là những hiện tượng được mang lại trong kinh nghiệm) phải hướng theo phương cách nhận thức của ta mới tạo ra được chân lý, tức chân lý chỉ có khi cái được mang lại lấp đầy và tương ứng với những điều kiện chủ quan tạo lên tính đối tượng, đó là các mô thức của trực quan (không gian, thời gian) và của tư duy. Như vậy, chân lý theo quan điểm

của Cantơ là sự thống nhất giữa nhận thức và đối tượng của nó. Hêghen đã

“giải phóng” sự giới hạn về định nghĩa chân lý của Cantơ trong phạm vi

“hiện tượng” chuyển định nghĩa ấy thành khách quan: không phải chỉ có

những đối tượng của kinh nghiệm mà mọi đối tượng đều chỉ có thể là “đúng

thật” theo nghĩa chúng trùng hợp với Khái niệm về chúng trong sự hiện hữu

của chúng. “Nhận thức” trở thành “khái niệm” khi nhận thức không còn được hiểu như là nhận thức đơn thuần của chúng ta, nói khác đi, khái niệm không chỉ là khái niệm do ta tạo ra về một đối tượng theo nghĩa thông thường mà là bản chất (được thấu hiểu bằng) khái niệm của bản thân đối tượng. Như thế, sự trùng hợp giữa đối tượng và Khái niệm - Hêghen gọi là “sự trùng hợp của một nội dung với chính nó” - là một sự kiện khách quan mà ta có thể nhận thức được như vậy đối với bất kỳ sự kiện nào. Chính trong ý nghĩa

“khách quan” này mà Hêghen đã tuyên bố: chân lý là đối tượng của nhận

thức triết học. Còn chữ “đúng thật” mà ta quen dùng - để chỉ một biểu tượng phù hợp của ta về đối tượng hay sự việc - chỉ được Hêghen gọi là “đúng

đắn”, “hợp thức” mà thôi. Nếu gọi một biểu tượng “đúng đắn” của ta về một

đối tượng là “đúng thật” khi bản thân đối tượng không trùng hợp với chính nó hay với Khái niệm của nó, thì đó là một mâu thuẫn. Ông giải thích rằng nếu chúng ta có thể có một hình dung “đúng đắn” về một đối tượng tồi tệ, nhưng nội dung của bản thân biểu tượng này lại là một cái không đúng thật trong bản thân nó, những điều đúng đắn nhưng đồng thời lại không đúng thật ấy, ta có hàng khối trong đầu óc. Vậy nhận thức đúng thật (chân lý) chỉ có thể là nhận thức về cái đúng thật, tức về chân lý khách quan, với tư cách là đối tượng của triết học. Chân lý với tư cách là tri thức phù hợp với khách thể, cũng là cái khẳng định, nhưng nó chỉ là cái đồng đẳng với bản thân nó trong chừng mực mà tri thức có thái độ phủ định đối với cái khác. Trong chừng mực mà tri thức đã xâm nhập vào khách thể và đã thủ tiêu cái phủ định do

khách thể đại biểu. Lúc đầu, người ta hiểu chân lý là cái: Tôi biết một sự vật nào đó tồn tại như thế nào. Nhưng đó mới chỉ là chân lý đối với ý thức hoặc là chân lý hình thức, chỉ là sự chính xác mà thôi, chân lý theo một ý nghĩa sâu sắc hơn, lại là ở chỗ: tính khách quan đồng nhất với khái niệm. Một người xấu là một người không chân thật, tức là một người cư xử không phù hợp với khái niệm của mình, hoặc sứ mệnh của mình. Nhưng không có cái gì có thể tồn tại được mà lại hoàn toàn thiếu tính đồng nhất giữa khái niệm và thực tại. Ngay như cái xấu và cái không chân thật cũng chỉ có thể tồn tại chừng nào mà tính thực tại của chúng phù hợp bằng cách nào đó trên một mức độ nào đó với khái niệm của chúng.

Chân lý, với tư cách là “đối tượng tuyệt đối”của triết học, chỉ có thể là số ít, nghĩa là chỉ có thể có một chân lý mà thôi và tên gọi của nó chính là “cái tuyệt

đối”, chỉ duy có cái tuyệt đối mới là đúng thật, và chỉ duy có cái đúng thật mới

là cái tuyệt đối. Cả triết học và tôn giáo đều có đối tượng là chân lý, và theo nghĩa tối cao, “Thượng đế và chỉ duy Thượng đế mới là chân lý” [14, 51]. Lý do là bởi vì chỉ có Thượng đế mới là sự trùng hợp đúng thật giữa Khái niệm và Thực tại, còn mọi sự vật hữu tận đều có một sự vô - chân lý tự mình; chúng có một Khái niệm và một sự hiện hữu, nhưng hiện hữu này không trùng hợp với khái niệm. Tính không trùng hợp ấy chính là tính hữu tận, tức sự vật phải có một ranh giới, phải kết thúc, tiêu vong như là biểu hiện của bản thân “tính vô chân lý” này. Cái đúng thật duy nhất này không đứng bên cạnh hay đứng bên ngoài những sự vật hữu tận và không đúng thật. Những sự vật hữu tận chỉ có được chân lý của mình ở bên trong cái Chân lý duy nhất kia; và trong viễn tượng ấy, chúng không đúng thật, không tương ứng với Khái niệm của mình, là hữu tận, tiêu vong; chân lý (sự thật) của chúng là cái không chân lý. Một luận điểm nổi tiếng “Cái đúng thật là cái toàn bộ” càng chứng minh thuyết toàn bộ về chân lý, ông không thừa nhận cái đúng thật nào ở bên ngoài cái Toàn bộ đúng thật.

Theo Hêghen, thực tiễn là thủ đoạn của hoạt động con người, hoạt động thực tiễn là hoạt động của ý niệm, bản chất của nó là cái lôgíc hình thành ý niệm, chính vì vậy chân lý là ý niệm, bởi chân lý có nghĩa là: tính khách quan tương ứng với khái niệm - chứ không phải những sự vật bên ngoài tương ứng với những biểu tượng của tôi. Ý niệm là chân lý với tư cách là quá trình trải qua ba giai đoạn: Sự sống; quá trình nhận thức bao hàm thực tiễn của con người và kĩ thuật; giai đoạn của ý niệm tuyệt đối (tức chân lý hoàn toàn). Thoạt đầu, chân lý có nghĩa là: tôi biết cái gì đấy đang tồn tại như thế nào. Nhưng đây chỉ là chân lý trong quan hệ với ý thức, hay chỉ là chân lý hình thức, chỉ là sự đúng đắn đơn thuần. Ngược lại với chân lý này, chân lý sâu hơn có nghĩa là: tính khách quan là đồng nhất với khái niệm. Chính trong ý nghĩa sâu hơn này của Chân lý khi ta nói, chẳng hạn về một Nhà nước đúng thật, hay một tác phẩm nghệ thuật đúng thật có nghĩa là thực tại của chúng tương ứng với khái niệm của chúng. Chứng cứ để chứng minh ý niệm là chân lý đã được thể hiện rất rõ trong toàn bộ việc trình bày và phát triển cho đến nay của tư duy, ý niệm là kết quả của toàn bộ diễn trình ấy; tuy nhiên, kết quả này không thể hiểu như thể là cái gì chỉ được trung giới thôi mà ý niệm là kết quả của chính nó, thông qua những cấp độ tồn tại, bản chất, khái niệm và tính khách quan trong khi được phân biệt với nhau, thì vẫn không phải là một cái gì cố định, và chỉ dựa trên chính bản thân chúng, trái lại, chúng đã tự cho thấy là có tính biện chứng. Ban đầu, sự sống sinh ra bộ óc, giới tự nhiên được phản ánh trong bộ óc của con người. Trong khi kiểm nghiệm và áp dụng sự đúng đắn của những phản ánh ấy vào thực tiễn của mình, vào trong kỹ thuật, con người đạt tới chân lý khách quan. Như vậy, chân lý là một quá trình, từ ý niệm chủ quan người ta đi đến chân lý khách quan qua thực tiễn. Thực tiễn là một mắt khâu quan trọng trong quá trình nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của chân lý.

Hêghen xác định rất rõ ràng mục đích của khoa học lôgíc là nhằm mang lại cho con người cách nhìn mới mẻ về bản chất của tư duy một cách đích thực. Lôgíc học là khoa học về tư duy, về những phạm trù và quy luật của tư duy. Có nhiều ý kiến khác nhau về tư duy truyền thống, có thể là cao quý hoặc thấp hèn. Song Hêghen hiểu tư duy là tư tưởng thuần tuý, là tinh thần tuyệt đối. Còn lôgíc học là khoa học về vương quốc của tư tưởng thuần tuý, nó thể hiện Chúa trong bản chất vĩnh hằng của Ngài trước khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn, tức những con người cụ thể. Hêghen không hiểu theo nghĩa hẹp, bó gọn trong ý thức cá nhân như một khả năng nhận thức chủ quan của con người, mà theo nghĩa rộng, tinh thần tuyệt đối sáng tạo ra cả giới tự nhiên và con người. Tư duy con người là giai đoạn phát triển cao nhất, trong đó tinh thần tuyệt đối có khả năng ý thức được bản thân nó. Như vậy Hêghen hiểu tư duy theo hai nghĩa, thứ nhất là tư duy tự nó, chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản chất của toàn bộ hiện thực, thứ hai, tư duy cho nó, tức tư duy con người, là tư duy tự nó ở giai đoạn phát triển cao nhất, tư duy có ý thức. Tư duy mỗi người đều phải hoạt động theo những quy luật khách quan chung của tư duy, tức tư duy tự nó.

Hêghen sử dụng thuật ngữ “những tư tưởng khách quan” biểu thị cho chân lý, và chân lý phải là đối tượng tuyệt đối chứ không chỉ đơn thuần là mục tiêu của triết học, “Nhận thức chân lý là ở chỗ làm sao nhận thức khách thể như nó tồn tại với tư cách là khách thể thoát khỏi mọi sự pha trộn của phản tư chủ quan” [trích theo: 36, 196]. Nhưng đồng thời, thuật ngữ này luôn biểu thị một sự đối lập, đó cũng là trung tâm của sự quan tâm triết học của chúng ta hiện nay và cũng là tâm điểm của câu hỏi về Chân lý và về việc nhận thức nó. Nếu những quy định của tư duy bị gán chặt với một sự đối lập cứng nhắc, nghĩa là, nếu chúng chỉ có bản tính hữu hạn, thì chúng không tương ứng với Chân lý vốn tồn tại tự mình và cho mình một cách tuyệt đối, và chân lý

không thể đi vào trong tư duy. Tư duy chỉ tạo nên những quy định hữu hạn và tự vận động ở bên trong những quy định vốn được gọi là giác tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phân chia nội dung của Lôgíc học thành ba phần: học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm và ý niệm, là Hêghen cũng nêu ra mối quan hệ giữa ba cấp độ chính yếu của tư tưởng, hay của Ý niệm lôgíc với nhau đó là: “Chân lý của tồn tại là bản chất”. Tồn tại là cái trực tiếp, vì muốn nhận thức chân lý về tồn tại tự nó và vì nó là gì nên tri thức không ngừng lại ở cái trực tiếp và ở các quy định của nó, mà tự mở cho mình một con đường thông qua cái trực tiếp, với giả thiết rằng ở bên kia cái tồn tại ấy, còn có một cái gì khác với bản thân tồn tại, rằng hậu trường ấy là chân lý của tồn tại. Trong quá trình đi từ tồn tại đến bản chất, khái niệm, trước hết những ấn tượng xuất hiện thoáng qua, rồi một cái gì đó hiện ra, tiếp đến những khái niệm chất và lượng phát triển lên. Sau đó sự nghiên cứu và sự suy nghĩ hướng tư tưởng đến sự nhận thức về đồng nhất, về sự khác nhau, về căn cứ, bản chất, hiện tượng... Tất cả những vòng khâu ấy của nhận thức đi từ chủ thể đến khách thể được kiểm tra bằng thực tiễn, và thông qua sự kiểm tra ấy mà đạt đến chân lý trong khái niệm: “Chỉ có Khái niệm mới là cái đúng thật, hay nói cho rõ hơn, chính khái niệm là chân lý của Tồn tại và của Bản chất” [14, 274]. Mỗi cái này, nếu bị bám chặt ở sự cô lập nơi chính nó, thì đều phải được xem là không đúng thật, tồn tại là không đúng thật bởi nó mới chỉ là cái trực tiếp, còn bản chất là không đúng thật vì nó mới chỉ là cái được trung giới. Vậy tại sao lại bắt đầu với cái không đúng thật chứ không bắt đầu ngay lập tức với cái đúng thật. Bởi lẽ, chân lý phải tự thử thách hay tự khẳng định giá trị hiệu lực, khái niệm tự chứng tỏ như là cái gì được trung giới thông qua

Một phần của tài liệu Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgic học (Trang 78)