3. Nội dung nghiên cứ u 6
2.3.1. Hiện trạng chung 65
Theo định nghĩa, hoạt động đánh giá sự phù hợp có phạm vi rất rộng, là hoạt động hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa của một quốc gia và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành những biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước, duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trước làn sóng hội nhập hóa nền kinh tế thế giới.
Trên phạm vi quốc tế, các hoạt động công nhận trong hoạt động đánh giá sự phù hợp được tiến hành thông qua các tổ chức chuyên môn trong từng lĩnh vực ví dụ như công nhận phòng thử nghiệm, công nhận chuyên gia đánh giá…Tuy nhiên công việc này không phải lúc nào cũng đạt được sự thống nhất trong thực tế.
Chuẩn mực cho các hoạt động công nhận đã được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đưa ra trong các hướng dẫn và tiêu chuẩn của mình, bao gồm:
- ISO/IEC Guide 22 “Sự công bố của nhà sản xuất”
- ISO/IEC Guide 25 (ISO 17025) “Yêu cầu đối với khả năng của phòng thử nghiệm được công nhận”
- ISO/IEC Guide 39 “Yêu cầu chung để công nhận các tổ chức giám định” - ISO/IEC Guide 57 (ISO/IEC 17020) “Yêu cầu đối với biên bản giám định” - ISO/IEC Guide 58 “Yêu cầu đối với cơ quan công nhận”
- ISO/IEC Guide 62 “Yêu cầu đối với tổ chức
Việc chứng nhận bao gồm Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy, trong đó các hoạt động chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT), Tiêu chuẩn Quốc gia (TCQG), Tiêu chuẩn Quốc tế (TCQT) phục vụ quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.
Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thểđược quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số
trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận đểđảm bảo độ tin cậy của kết quảđánh giá.
Đối tượng chứng nhận là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Hiện tại ở Việt Nam các Tổ chức chứng nhận được phân bổ chủ yếu tại 3 khu vực:
Ở miền Bắc
Hiện nay ở khu vực phía bắc có 14 đơn vị hoạt động đánh giá sự phù hợp cho các lĩnh vực sau:
- Chứng nhận sản phẩm; - Hệ thống quản lý chất lượng;
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Ở miềnTrung
Hiện nay ở khu vực miền trung có 05 đơn vị hoạt động đánh giá sự phù hợp cho các lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý chất lượng;
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; - Chứng nhận sản phẩm.
Ở miềnNam
Hiện nay ở khu vực miền nam có 03 đơn vị hoạt động đánh giá sự phù hợp cho các lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý chất lượng;
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; - Chứng nhận sản phẩm.
Hiện nay, để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
- Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, các Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Tùy theo từng tổ chức công nhận sẽ có các tiêu chí đánh giá riêng cho từng lĩnh vực được công nhận:
• Đối với công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng:
o ISO/IEC 17021: 2006 (TCVN ISO/IEC 17021:2008): Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu cho tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý;
o IAF GD 2:2005: Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 62:1996;
o IAF MD1:2007: Chứng nhận nhiều địa điểm dựa trên việc chọn mẫu; o IAF MD5:2009: Thời gian đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS)
và hệ thống quản lý môi trường (EMS).
• Đối với công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý môi trường:
o ISO/IEC 17021: 2006 (TCVN ISO/IEC 17021:2008): Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu cho tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý; o IAF MD1:2007: Chứng nhận nhiều địa điểm dựa trên việc chọn mẫu; o IAF MD5:2009: Thời gian đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS)
và hệ thống quản lý môi trường (EMS).
• Đối với công nhận tổ chức chứng nhận sản phẩm:
o ISO/IEC Guide 65:1996 (TCVN 7457:2004): Yêu cầu chung cho tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn;
o IAF GD 5:2006: Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC Guide 65:1996.
• Đối với công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm o ISO/TS 22003:2007 (TCVN ISO/TS 22003:2008): Hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các cơ quan tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
• Đối với công nhận tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân:
o ISO/IEC 17024:2003 (TCVN ISO/IEC 17024:2008): Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân;
o IAF GD 24: 2009: Hướng dẫn áp dụng ISO/IEC 17024:2003.