Các nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch xây dựng TCVN, QCVN 44

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống tổ chức đánh giá phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành công thương (Trang 45)

3. Nội dung nghiên cứ u 6

2.1.2. Các nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch xây dựng TCVN, QCVN 44

a) Đối với cơ quan quản lý

Để kế hoạch xây dựng hệ thống TCVN, QCVN đảm bảo có chất lượng, hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Xây dựng các chính sách cơ bản về tiêu chuẩn hóa của quốc gia và tổ chức triển khai các chính sách đó trong phạm vi quốc gia bằng các chương trình hành động cụ thể.

- Quản lý thống nhất việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, đặc biệt là hệ thống quy định kỹ thuật nhằm đảm bảo tính thống nhất của các quy

chuẩn trong phạm vi quốc gia và phù hợp với yêu cầu của các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Thiết lập một cơ chế để phản ánh được các ý kiến của các ngành công nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động tiêu chuẩn hóa, chuyển giao dần nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho các bộ phận khác của xã hội để Cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia chỉ đóng vai trò của nhà tổ chức đểđồng thuận các giải pháp tiêu chuẩn hóa ở tầm quốc gia. - Tiến hành các hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến xây dựng và áp dụng

tiêu chuẩn mà các bộ phận khác của nền kinh tế không thể thực hiện, như những lĩnh vực tiêu chuẩn hóa mà có ảnh hưởng xã hội một cách đáng kể, đòi hỏi mức độ tin cậy cao, vì lợi ích của quốc gia về mặt an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường…

- Thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn thông qua việc tổ chức và hướng dẫn việc đánh giá, chứng nhận sự phù hợp theo tập quán quốc tế nhằm đạt tới sự thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá và chứng nhận sự phù hợp để tạo thuận lợi trong thương mại giữa Việt Nam và các nước.

- Xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa cơ sở. Để thực hiện được sứ mệnh trên của hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia chỉ riêng cơ quan nhà nước sẽ không thể làm được mà cần phải có sự hỗ trợ đầy đủ, tích cực của các ngành, cơ sở, các tổ chức Tiêu chuẩn hóa khác nhau gọi chung là hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở.

b) Đối với các hoạt động tiêu chuẩn hóa

Trước những thách thức gia tăng của các rào cản kỹ thuật trong thương mại liên quan trực tiếp đến công tác tiêu chuẩn hóa, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ký kết các hiệp định quan trọng là Hiệp định TBT (Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại) và Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn động thực vật) nhằm thống nhất các nguyên tắc cơ bản trong các ứng xử thương mại liên quan đến rào cản kỹ thuật.

Để thực hiện nghiêm túc các Hiệp định nêu trên, trong kế hoạch xây dựng hệ thống TCVN, QCVN phải thể hiện rõ các nội dung mà hoạt động tiêu chuẩn hóa cần phải tuân thủ một cách đầy đủ, cụ thể là:

- Cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia chấp nhận và tuân thủ các quy chế về thủ tục xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quy định trong Hiệp định TBT.

- Cơ quan Chính phủ Trung ương “không được soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật để tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại”. “Các quy định kỹ thuật của các cơ quan nhà nước địa phương phải nhận sự điều chỉnh trực tiếp của các quy định kỹ thuật của cơ quan nhà nước trung ương”.

- Tuân thủ các hiệp định trên, hoạt động Tiêu chuẩn hóa cần xác lập lại vị trí của tiêu chuẩn quốc gia và các quy định kỹ thuật gắn liền với việc áp dụng tiêu chuẩn để có những quyết sách thích hợp cho quá trình soạn thảo, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật, trước hết.

- Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia cần giúp Chính phủ thống nhất quản lý không chỉ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mà cả hệ thống quy định kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, quá trình sản xuất vốn gắn liền với việc áp dụng tiêu chuẩn.

- Quy định kỹ thuật là các quy định mang tính chất pháp lý nhằm xác lập và thực hiện các yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ quá trình sản xuất, vận hành, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, sử dụng và cung cấp dịch vụ…Về bản chất các quy định kỹ thuật cũng chính là các tiêu chuẩn có hiệu lực bắt buộc áp dụng trong hệ thống Tiêu chuẩn hóa.

c) Phương pháp xây dựngTCVN, QCVN

Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cần theo hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế, cần thiết phải phân loại các tiêu chuẩn quốc tế mà quốc gia có thể chấp nhận hoàn toàn được như các tiêu chuẩn về thủ tục, trình tự, các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản. Trong những trường hợp khác cần sử dụng tiêu chuẩn quốc tế như một tài liệu tham khảo chính để xây dựng được các tiêu chuẩn thực sự là tiêu chuẩn quốc gia.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn cần gắn quá trình viết dự thảo tiêu chuẩn với việc khảo sát thực tế và cả thử nghiệm khi cần thiết, gắn việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn xây dựng xong cần phải được phổ biến và phát hành rộng rãi, đồng thời phải có quy chế và cơ chế bảo vệ cụ thể bản quyền các ấn phẩm tiêu chuẩn.

Quốc hội đã thông qua Luật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, trong đó đã quy định đầy đủ hành lang pháp lý đối với việc xây dựng Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

d) Kế hoạch xây dựng Hệ thống TCVN, QCVN

Hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia (TCVN, QCVN) có các nội dung quy định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là cơ sở để tiến hành các đàm phán, thỏa thuận song phương và đa phương về thương mại, hợp tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan. Trong khi phải xem xét, hủy bỏ hoặc bổ sung, nâng cấp hàng nghìn các TCVN, QCVN đã ban hành không còn thích hợp, phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng, công bố hàng nghìn các TCVN, QCVN mới. Đây là khối lượng công việc lớn, phức tạp, phải tiến hành khẩn trương nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng của từng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn (Không thể chỉ đơn giản là chuyển thể nguyên Tiêu chuẩn quốc tế). Công việc này đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết (Bao gồm đội ngũ các chuyên gia chuyên ngành, nguồn tư liệu tham khảo, kinh phí), sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ quản lý ngành với Bộ Khoa học và Công nghệ, sự làm việc rất chuyên nghiệp của các Ban kỹ thuật, v.v...

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tiêu chuẩn hóa trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, ngày 01 tháng 7 năm 2011, tại Quyết định số 1041/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt Dự án "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật" thuộc Chương trình "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" với 03 nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Hoạt động đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Đào tạo và hợp tác quốc tế trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Mục tiêu của dự án được chia làm 02 giai đoạn:

Giai đoạn 2011 – 2015:

- Xây dựng mới 4.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, trong đó có 80% TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đạt tỷ lệ 45% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

- Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) 100% các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2).

- Hướng dẫn áp dụng TCVN, QCVN, hướng dẫn xây dựng, áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho 5.000 doanh nghiệp.

- Quy hoạch và xây dựng mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp (bao gồm các tổ chức chứng nhận, thử nghiệm, kiểm định, giám định) đạt chuẩn mực quốc tế và được thừa nhận trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đáp ứng nhu cầu đánh giá các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và sản phẩm, hàng hóa chủ lực.

- Ký kết và thực hiện các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước, ưu tiên đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch cao.

- Đào tạo được đội ngũ chuyên gia làm nòng cốt cho hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp trong nước và tham gia hoạt động tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp trong khu vực và quốc tế.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng mới 2.000 TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, trong đó có 90% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đạt tỷ lệ 60% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

- Hoàn thiện hệ thống QCVN đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

- Hướng dẫn áp dụng TCVN, QCVN, hướng dẫn xây dựng, áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho 5.000 doanh nghiệp.

- Mở rộng mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực quốc tế, được thừa nhận trong Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các khu vực kinh tế khác.

- Phấn đấu 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế.

- Ký kết và thực hiện các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước, ưu tiên đối với sản phẩm hàng hóa xuất, nhập khẩu mà nước ta chưa có điều kiện đánh giá sự phù hợp.

- Đào tạo về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và quản lý, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ.

Để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên, ngày 25 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 604/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và giao Bộ Công Thương chủ trì với mục tiêu là “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, các mô hình tiên tiến, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp”, theo đó:

Giai đoạn 2012 - 2015:

- Xây dựng mới 500 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực (bao gồm 8 nhóm ngành là Dệt may, da giày, nhựa, thép, hóa chất, cơ khí chế tạo, năng lượng và điện tử viễn thông - CNTT);

- Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) bảo đảm quản lý 100% sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng mới 500 TCVN phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực (bao gồm 8 nhóm ngành là Dệt may, da giày, nhựa, thép, hóa chất, cơ khí chế tạo, năng lượng và điện tử viễn thông - CNTT);

- Hoàn thiện hệ thống QCVN, bảo đảm quản lý 100% sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (các sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong giai đoạn);

Như vậy, đến năm 2020, Bộ Công Thương cần phải chỉđạo soát xét và xây dựng mới 1.000 TCVN cho các sản phẩm hàng hóa công nghiệp chủ lực. Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Công Thương cần xây dựng Danh mục chi tiết các sản phẩm, hàng hóa chủ lực thuộc 08 nhóm ngành nêu trên cần phải có

TCVN cũng như có kế hoạch xây dựng các TCVN áp dụng cho các sản phẩm này. Sau đây là một sốđề xuất mang tính định hướng:

Đối với ngành Dệt - May

Như đã nêu trong Chương 1, hiện nay ngành Công Thương đang áp dụng khoảng 227 TCVN về các sản phẩm dệt may, trong đó có khoảng 40 % là các Tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành trước những năm 90 đã lạc hậu, cần phải xây dựng lại.

Theo Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 3 năm 2008 về việc Phê duyệt “Chiến lược ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, mục tiêu của ngành Dệt – May là phát triển ngành trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt - May phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Để thực hiện Chiến lược này, ngày 19 tháng 11 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt - May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với các mục tiêu cụ thể như sau:

Giai đoạn 2011 - 2015:

- Tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12 - 14%; - Tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%;

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỉ USD vào năm 2015.

Giai đoạn 2016-2020:

- Tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12 - 14%; - Tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%;

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỉ USD vào năm 2020.

Với các mục tiêu nêu trên, để ngành Dệt - May không gặp trở ngại trong quá trình đàm phán thương mại về các sản phẩm, hàng hóa của ngành, Bộ Công Thương cần phải chỉ đạo xây dựng mới các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) phù

hợp với tiêu chuẩn thế giới phục vụ XNK. Theo dự báo về phát triển sản phẩm, đến năm 2015 Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc soát xét và xây dựng mới khoảng 100 TCVN và đến năm 2020 là 50 TCVN về các sản phẩm dệt may.

Đối với ngành Da - Giầy

Tại Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025“, theo đó, ngành Da - Giầy Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới với những định hướng và mục tiêu phát triển vừa bảo đảm phát triển bền vững, vừa mang tính đột phá.

Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, mục tiêu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 là 21 tỷ USD. Nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm Da - Giầy là một trong những vấn đềđược quan tâm đặc biệt, toàn ngành phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85% về giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống tổ chức đánh giá phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành công thương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)