Về kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các phòng đo lường và thử

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống tổ chức đánh giá phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành công thương (Trang 63)

3. Nội dung nghiên cứ u 6

2.2.2. Về kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các phòng đo lường và thử

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là một trong những vấn đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trên nền tảng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm đồng nhất, chất lượng ổn định. Tuy nhiên, tiêu chuẩn luôn thay đổi theo từng thời điểm, vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu về các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo từng thời kỳ, từ đó có cơ sở để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Như đã nêu ở trên, hiện nay Bộ Công Thương đang quản lý 46 phòng thử nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và các phòng thử nghiệm này đã đáp ứng được hầu hết các chỉ tiêu thử nghiệm và kiểm định các sản phẩm, hàng hóa cho ngành Công Thương. Ngoài các phòng thử nghiệm do Bộ Công Thương quản lý còn có Hệ thống các phòng thử nghiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được phân bổở hầu hết các khu vực Bắc, Trung, Nam và các phòng thử nghiệm của một số các Chi cục thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại các tỉnh, thành phố.

Để khắc phục các hạn chế, từng bước hoàn thiện và phát triển các phòng đo lường và thử nghiệm, thực hiện đúng vai trò là hạ tầng kỹ thuật cho việc triển khai thực hiện việc soát xét và xây dựng mới các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng như đánh gia sự phù hợp, Bộ Công Thương cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp và phát triển các phòng đo lường, thử nghiệm hiện có và xây dựng mới một số phòng đo lường, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, được quốc tế công nhận. Sau đây là một số giải pháp mà Bộ Công Thương cần triển khai thực hiện:

ƒ Đối với nhiệm vụ phát triển các phòng thử nghiệm

Sự hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc phát triển hệ thống các phòng đo lường và thử nghiệm. Bộ Công Thương cần tiếp tục đầu tư kinh phí cho việc mua sắm thiết bị và hoàn thiện về nhà xưởng cho các phòng thí nghiệm hiện có tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ. Tuy nhiên, để tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp, Bộ cần xây dựng quy hoạch phát triển thật chi tiết, thật cụ thể.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng cần có văn bản kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành liên quan phối hợp xây dựng và ban hành một số cơ chế thích hợp để thực hiện những đổi mới cơ bản như:

- Chuyển dần các phòng thí nghiệm sang hoạt động theo kiểu doanh nghiệp, những phòng thí nghiệm đủ lớn có tách thành các tổ chức độc lập thực hiện các dịch vụđo lường hay thử nghiệm, tiến tới có thể cổ phần hóa để tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển năng động trong cơ chế thị trường.

- Khuyến khích phát triển các phòng thí nghiệm tư nhân để tạo ra thị trường cạnh tranh cho hoạt động đo lường, thử nghiệm.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đo lường và thử nghiệm. Có thể áp dụng các hình thức liên doanh, liên kết để xây dựng hay mở rộng năng lực hoạt động của các phòng thí nghiệm hiện có

ƒ Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng thử nghiệm

Bộ Công Thương cần xây dựng những chương trình hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và chuyên môn của các phòng thử nghiệm thông qua một loạt các biện pháp có tính liên hoàn và đồng bộ như:

- Đầu tư kinh phí tăng cường trang thiết bị thử nghiệm, đặc biệt là kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, kêu gọi các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm, đo lường hợp tác, xây dựng các khóa đào tạo chuyên môn cho đội ngũ các bộ kỹ thuật, kiểm nghiệm viên để nâng cao năng lực chuyên môn của họ, đồng thời phải có những cơ chế đãi ngộ thích hợp đối với lực lượng lao động có chuyên môn cao này.

- Tích cực tham gia và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành liên quan khuyến khích các đơn vị trong việc tăng cường các chương trình thử nghiệm thành thạo, các chương trình so sánh liên phòng, dần dần

tiến tới có thể công nhận lẫn nhau về năng lực phòng thử nghiệm giữa các phòng thử nghiệm hoặc cao hơn là ký các Hiệp định thừa nhận MRA công nhận năng lực phòng thử nghiệm giữa Việt Nam với các quốc gia khác.

ƒ Kế hoạch đến năm 2015

- Quy hoạch mạng lưới bao gồm hệ thống thử nghiệm, kiểm định, giám định đáp ứng nhu cầu đánh giá sự phù hợp các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 phù hợp quy chuẩn Việt Nam; nhu cầu đánh giá các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế phù hợp TCVN, QCVN.

- Hình thành mạng lưới đánh giá có đủ năng lực và số lượng để thực hiện đánh giá phù hợp quy chuẩn Việt Nam đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành; thực hiện đánh giá phù hợp TCVN, QCVN đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khầu chủ lực của nền kinh tế; đạt chuẩn mực quốc tế, được thừa nhận trong khu vực ASEAN.

- Thực hiện các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau – MRAs về kết quảđánh giá sự phù hợp đã được ký kết. Triển khai ký kết MRAs với các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác, ưu tiên trong lĩnh vực sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu có kim ngạch cao, đẩy mạnh thuận lợi hóa thương mại.

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia làm nòng cốt cho hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp trong nước và tham gia có hiệu quả trong hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp ở cấp độ quốc tế.

ƒ Kế hoạch trong giai đoạn 2016 - 2020

- Các Tổ chức phòng thử nghiệm, Kiểm định, Giám định trong mạng lưới đạt chuẩn mực quốc tế, được thừa nhận trong khu vực ASEAN, APEC và các khu vực kinh tế khác.

- Thực hiện MRAs về kết quả thử nghiệm, kiểm định, Giám định đã được ký kết. Triển khai ký kết mới MRAs với các quốc gia và vùng lãnh thổ; ưu tiên đối với hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nến kinh tế mà nước ta chưa có điều kiện đánh giá sự phù hợp.

- Đưa nội dung chương trình đào tạo về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng dạy nghề và quản lý nghiệp vụ về khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống tổ chức đánh giá phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành công thương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)