3. Nội dung nghiên cứ u 6
1.5.6. Thực trạng của các phòng thí nghiệm thuộc ngành công thương 39
Ngày 09 tháng 4 năm 2012, Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BCT về việc Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn và quy định nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Danh mục các hàng hóa nêu trên được trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh mục các hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
I Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp
1 Nguyên liệu Amoni Nitrat (NH4NO3); 2 Thuốc nổ các loại;
3 Phụ kiện nổ các loại.
II Máy, thiết bị đặc thù công nghiệp có khả năng gây mất an toàn
2 Nồi hơi các loại có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar dùng trong công nghiệp;
3 Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC dùng trong công nghiệp;
4 Bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) dùng trong công nghiệp;
5 Bình, bể, bồn chứa LPG;
6 Đường ống dẫn hơi và nước nóng cấp I, II có đường kính ngoài từ 51 mm trở lên; các đường ống dẫn cấp III, IV có đường kính ngoài từ 76 mm trở lên sử dụng trong công nghiệp;
7 Đường ống dẫn khí khí đốt cốđịnh bằng kim loại dùng trong công nghiệp; 8 Chai chứa LPG;
9 Hệ thống điều chế, nạp khí , khí hóa lỏng, khí hòa tan dùng trong công nghiệp;
10 Trạm nạp LPG cho chai, xe bồn; 11 Trạm nạp LPG vào ô tô;
12 Trạm cấp LPG;
13 Tuyến ống áp lực (đi nổi) của nhà máy thuỷđiện; 14 Cơ cấu thuỷ lực nâng cánh phai thuỷđiện;
15 Giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò;
16 Tời, trục tải có tải trọng từ 10.000 N trở lên và góc nâng từ 25o đến 90o dùng trong công nghiệp;
17 Cần trục, Cổng trục, Cầu trục dùng trong công nghiệp;
18 Xe nâng hàng tải trọng từ 10.000 N trở lên dùng trong công nghiệp; 19 Xe nâng người với chiều cao nâng lớn hơn 2 m dùng trong công nghiệp; 20 Máy biến áp phòng nổ; 21 Động cơđiện phòng nổ; 22 Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ; 23 Thiết bịđiều khiển phòng nổ; 24 Máy phát điện phòng nổ; 25 Rơ le dòng điện dò;
26 Thiết bị thông tin phòng nổ; 27 Cáp điện phòng nổ; 28 Đèn chiếu sáng phòng nổ; 29 Máy nổ mìn điện; 30 Máy kiểm tra điện trở kíp điện; 31 Máy kiểm tra mạng nổ mìn điện.
III Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác
1 Bếp gas và phụ kiện, dây dẫn gas.
Hiện nay, trong ngành công nghiệp có 46 phòng thử nghiệm. Ngoài ra, còn có khá nhiều phòng thử nghiệm ở các doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu triển khai KH&CN thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương tuy chưa được công nhận đạt VILAS nhưng đang có nhiều chuyển biến tích cực để đáp ứng được yêu cầu quản lý chất lượng đối với sản phẩm của ngành.
Có thể nêu một số PTN trong số các phòng thí nghiệm thuộc ngành Công Thương quản lý như sau:
1. Phòng thí nghiệm vật liệu nổ (VILAS 055) – Trung tâm Vật liệu nổ công nghiệp
2. Trung tâm An toàn Mỏ (VILAS 170) – Viện Khoa học - Công nghệ Mỏ 3. Trung tâm Nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp – Công ty Công nghiệp
Hóa chất
4. Trung tâm Kiểm định công nghiệp I và II thuộc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương
Theo quy định, hiện tại hầu hết các phòng thử nghiệm trong ngành Công Thương còn có nhiều hạn chế về năng lực, cụ thể là:
- Trang thiết bị thiếu và không đồng bộ: Do thiếu kinh phí đầu tư, các phòng thử nghiệm trong ngành Công thương chỉ đủ kinh phí để trang bị các thiết bị chính để thử nghiệm 1 số chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. Thiết bị lại được mua trong nhiều năm và từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến không thể thử nghiệm được đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết theo yêu cầu và việc đánh giá SPH nhiều khi thiếu chính xác do chỉ dựa trên các chỉ tiêu được thử nghiệm.
- Đầu tư trùng lặp, không khai thác hết năng lực của thiết bị: Do các phòng thí nghiệm thuộc nhiều cơ quan khác nhau nhưng đều được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do chưa có 1 quy hoạch tổng thể các phòng thí nghiệm, phòng thử nghiệm trong ngành Công thương để có 1 chiến lược nhất quán nhằm tránh bị trùng lặp các khoản đầu tư của nhà nước.
- Thiết bị không được hiệu chuẩn theo quy định: Việc hiệu chuẩn các thiết bị đo lường không được coi trọng đúng mức, do đó đa số các thiết bị đo không được hiệu chuẩn theo đúng nghĩa của nó, số được hiệu chuẩn thì nhiều khi cũng không đảm bảo thời gian như quy định.
CHƯƠNG II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020