Hiện trạng chung 56

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống tổ chức đánh giá phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành công thương (Trang 57)

3. Nội dung nghiên cứ u 6

2.2.1.Hiện trạng chung 56

a) Phòng Thử nghiệm – Kiểm định

Hiện nay, Bộ Công Thương đang quản lý 46 phòng thử nghiệm. Ngoài ra, còn có khá nhiều phòng thử nghiệm ở các doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu triển khai KH&CN cũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, tuy chưa

được công nhận đạt VILAS nhưng đang có nhiều chuyển biến tích cực để đáp ứng được yêu cầu quản lý chất lượng đối với sản phẩm của ngành.

Nhưđã nêu ở Chương 1, có thểđánh giá chung về năng lực của các phòng thử nghiệm trong ngành Công Thương là còn có nhiều hạn chế, cụ thể là:

- Trang thiết bị thiếu và không đồng bộ: Do thiếu kinh phí đầu tư, các phòng thử nghiệm trong ngành Công thương chỉ đủ kinh phí để trang bị các thiết bị chính để thử nghiệm 1 số chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. Thiết bị lại được mua trong nhiều năm và từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến không thể thử nghiệm được đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết theo yêu cầu và việc đánh giá SPH nhiều khi thiếu chính xác do chỉ dựa trên các chỉ tiêu được thử nghiệm. - Đầu tư trùng lặp, không khai thác hết năng lực của thiết bị: Do các phòng thí

nghiệm thuộc nhiều cơ quan khác nhau nhưng đều được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do chưa có 1 quy hoạch tổng thể các phòng thí nghiệm, phòng thử nghiệm trong ngành Công thương để có 1 chiến lược nhất quán nhằm tránh bị trùng lặp các khoản đầu tư của nhà nước.

- Thiết bị không được hiệu chuẩn theo quy định: Việc hiệu chuẩn các thiết bị đo lường không được coi trọng đúng mức, do đó đa số các thiết bị đo không được hiệu chuẩn theo đúng nghĩa của nó, số được hiệu chuẩn thì nhiều khi cũng không đảm bảo thời gian như quy định.

Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự không ổn định hay sút kém về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp SXKD và đồng thời cũng dẫn đến các khiếu nại, tranh chấp thương mại trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa. Để hạn chế đến mức tối đa các tranh chấp thương mại, để tồn tại và phát triển bình đẳng trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế là vấn đề sống còn đối với hoạt động kinh doanh XNK của ngành Công Thương Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020.

Sau đây là hiện trạng các phòng thử nghiệm thuộc một số lĩnh vực mà nhóm thực hiện đề tài đã có những khảo sát sơ bộ:

” Các phòng thử nghiệm thuộc lĩnh vực Dệt - May

Hiện nay Viện Dệt - May thuộc Tập đoàn Dệt - May đã khánh thành Phòng thí nghiệm sinh thái Dệt - May hiện đại trực thuộc Trung tâm thí nghiệm Dệt -

May, có đủ khả năng kiểm tra hầu hết các chỉ tiêu cơ bản đểđánh giá chất lượng sản phẩm dệt may theo các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM, ISO, TCVN... và có đủ năng lực thử nghiệm một số chỉ tiêu cơ bản về an toàn và sinh thái dệt may theo yêu cầu của hầu hết các quốc gia nhập khẩu sản phẩm dệt may.

Phòng thí nghiệm này đi vào hoạt động, Trung tâm thí nghiệm Dệt - May đã có thể cung cấp cho khách hàng một giải pháp toàn diện, từ việc cung cấp thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp biết được các yêu cầu cần phải tuân thủ khi đưa sản phẩm ra thị trường tới việc thử nghiệm, cung cấp chứng nhận chất lượng hàng hóa dệt may đạt được sự thừa nhận quốc tế, cũng như các chỉ tiêu về an toàn liên quan đến sản phẩm dệt may theo yêu cầu của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ. Phòng thí nghiệm còn có khả năng tư vấn cho các doanh nghiệp các giải pháp về quản lý chất lượng, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất để sản phẩm đáp ứng với các yêu cầu về an toàn với người tiêu dùng giúp cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường "khó tính" đạt hiệu quả cao.

Hiệp hội Dệt - May Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ khi đặt hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam đều yêu cầu nhà sản xuất phải cung cấp giấy kiểm tra về tính an toàn cháy của vải, kèm theo hàm lượng chì trên vải theo tiêu chuẩn đạo luật mới về bảo vệ người tiêu dùng Mỹ. Giấy chứng nhận này phải kèm theo hồ sơ lô hàng nhập khẩu và sẽđược hải quan Mỹ kiểm tra trước khi cho thông quan.

Ngoài Phòng thí nghiệm sinh thái Dệt - May hiện đại trực thuộc Trung tâm thí nghiệm Dệt - May, tại các nhà máy Dệt - May đều có các phòng thử nghiệm, tuy nhiên rất nhiều các phòng thử nghiệm chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

” Các phòng thử nghiệm thuộc lĩnh vực Da - Giày

Để sản xuất một đôi giày, doanh nghiệp phải sử dụng tới 50 loại nguyên vật liệu khác nhau và các loại vật liệu này ít nhiều đều có chứa hóa chất. Trong khi đó, cái khó của ngành Da - Giày là hiện ở Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào đạt chuẩn của CPSC. Mặt khác, trong quá trình thực thi các quy định, các doanh nghiệp ngành Da - Giày còn phải tăng nhân lực và tăng chi phí cho việc kiểm tra, kiểm soát, trong khi đặc thù của ngành phần lớn là làm gia công cho nước ngoài. Hiện tại, trong khi đang chờ đợi hoàn tất việc xây dựng Phòng thí

nghiệm đạt tiêu chuẩn chống cháy (dự kiến trong thời hạn 3 tháng), những chất bị hạn chế đối với sản phẩm quần áo, giày dép… theo chuẩn của CPSC, các doanh nghiệp ngành Da - Giày Việt Nam phải gửi sản phẩm đi kiểm định tại các phòng thí nghiệm đã được CPSC công nhận ở Singapore, Hong Kong…

Bên cạnh các tiêu chuẩn khắt khe về thành phần sản phẩm, đạo luật mới về bảo vệ người tiêu dùng còn có một số quy định khác như yêu cầu kê khai thông tin đầy đủ trên nhãn mác nhằm giúp truy xuất nguồn gốc; yêu cầu tiến hành tiêu hủy sản phẩm bị vi phạm thay vì tái xuất như trước, v.v... Những quy định này cũng buộc ngành Da - Giày Việt Nam sớm đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm mới nếu bản thân các doanh nghiệp trong ngành muốn duy trì và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay.

” Các phòng thử nghiệm thuộc lĩnh vực Điện - Điện tử

Việc kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị điện và điện tử gia dụng được thực hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới và phải tuân thủ các tiêu chuẩn của từng quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế (Tiêu chuẩn IEC). Tất cả các nhà sản xuất các thiết bị điện và điện tử trước khi đưa sản phẩm ra thị trường phải tiến hành kiểm tra, thử nghiệm và kiểm định các thiết bị của mình đểđược cấp chứng nhận của quốc gia mình hoặc là chứng nhận của quốc gia mà các thiết bị đó được nhập khẩu vào.

Ở Việt Nam việc kiểm tra thử nghiệm các thiết bị điện và điện tử gia dụng được triển khai qua các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng các khu vực trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với các thiết bị điện và điện tử gia dụng.

Từ năm 2005, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã thực hiện Chương trình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa điện, điện tử nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi người tiêu dùng, phát triển vững chắc hoạt động sản xuất hàng điện, điện tử trong nước và tạo thuận lợi cho việc lưu thông tự do trong khu vực.

Theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện có 13 nhóm sản phẩm điện, điện tử phải kiểm tra chất lượng và an toàn theo các tiêu chuẩn quốc gia TCVN đã được chấp nhận hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế IEC về an toàn.

Hiệp định của ASEAN về quy chế quản lý hài hòa các thiết bịđiện, điện tử đã chính thức có hiệu lực từ 01/11/2011. Theo tinh thần của Hiệp định, các nước thành viên phải sớm chuyển đổi cơ chế quản lý đối với thiết bị điện, điện tử sao cho hài hòa với nhau và được thừa nhận tại các nước trong khu vực để hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng lưu thông trong khối ASEAN, không cần kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá lại nhiều lần.

Để có thể tham gia có hiệu quả vào Hiệp định này, Việt Nam đã triển khai một loạt hoạt động, cụ thể là:

- Phổ biến đến tất cả các doanh nghiệp biết tinh thần của Hiệp định.

- Triển khai chuyển đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho các sản phẩm điện, điện tử của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN để các sản phẩm này không phải kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận lại và ngược lại.

- Rà soát lại những tiêu chuẩn có liên quan cho phù hợp với những phiên bản mới nhất của IEC.

- Và quan trọng nhất là tạo dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đánh giá, chứng nhận, kiểm định vì chúng ta cần có đầy đủ hệ thống phòng thử nghiệm.

Về cơ bản hiện nay Việt Nam đã có 02 phòng thử nghiệm điện, điện tử - 01 phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 1 (viết tắt là Quatest1 - Hà Nội) và 01 phòng Trung tâm Kỹ thuật 3 (Khu Công nghiệp Biên Hòa, Tp.HCM) là những phòng thử nghiệm điện, điện tửđủ năng lực thử theo các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực miền Trung hiện nay cũng đã có Trung tâm Kỹ thuật 2, nhưng năng lực thử nghiệm điện, điện tử còn đang hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện tại Việt Nam đang tập trung đầu tư hoàn thiện để cả nước có ít nhất là 3 phòng thử nghiệm điện, điện tửđủ năng lực cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Tổ chức Giám định

Cùng với sự phát triển của lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong xuất nhập khẩu hàng hóa, hoạt động giám định chất lượng ở nước ta đã thực hiện từ nhiều năm nay. Nội dung của hoạt động giám định chất lượng có thể khái quát như sau:

- Giám định về mặt chất lượng: xem xét, giám định phẩm chất hàng hóa, thiết bị, các chỉ tiêu kỹ thuật, việc bảo quản, thời hạn sử dụng, chủng loại, hàng

cũ, mới và các vấn đề về kỹ thuật khác liên quan đến chất lượng như: bao gói, vận chuyển, điều kiện vệ sinh, an toàn của hàng hóa, thiết bị;

- Giám định về số lượng: xem xét, giám định số lượng, chủng loại, sựđồng bộ của hàng hóa, thiết bị, các sai sót gây ra do khâu bốc xếp, do các phương tiện đo không chính xác, do sự cố tình của bên mua hoặc bên bán, do thông đồng để trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế…

- Giám định về giá cả: xem xét, giám định về giá cả, thiết bị, tránh việc cố tình nâng hoặc hạ giá, giúp các bên đối tác nắm được giá cả hàng hóa, thiết bị cùng loại trên thị trường, cũng như các loại phí cần phải trả (bảo hiểm, vận chuyển…).

Tổ chức giám định đóng vai trò bên thứ ba, có cơ cấu tổ chức và năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giám định theo các chuẩn mực đã quy định. Trong hệ thống công nhận tổ chức giám định (VIAS) của BoA thì Tổ chức giám định cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Tổ chức và hoạt động phù hợp với ISO/IEC 17011:2004;

- Chuẩn mực đánh giá phù hợp với ISO/ IEC 17020:1998 và các yêu cầu bổ sung;

- Là thành viên đầy đủ và ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA với Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC).

Đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thì việc giám định các sản phẩm, hàng hóa máy móc là đòi hỏi thiết yếu trong quá trình xuất nhập khẩu. Đây là một lĩnh vực giám định rộng lớn với nhiều loại hình giám định khác nhau, đó là:

- Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa. - Giám định chủng loại.

- Giám định xuất xứ hàng hóa. - Giám định tính đồng bộ.

- Giám định tính chuyên dùng, phạm vi sử dụng. - Giám định tổn thất.

- Thẩm định giá máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu, góp vốn kinh doanh bằng máy móc thiết bị, hoạt động cầm cố/ cho vay.

Tổ chức giám định của Việt Nam đã hoạt động nghiêm túc, tuân thủ các yêu cầu cần thiết của một cơ quan giám định khách quan là bên thứ 3. Tuy nhiên, do năng lực hoạt động của các tổ chức giám định còn hạn chế, lại thiếu một hệ thống văn bản thích hợp, thiếu sự công nhận về mặt chuyên môn của một cơ quan có thẩm quyền theo thông lệ quốc tế, nên trong hoạt động giám định nhiều kết quả giám định không được sự thừa nhận quốc tế.

2.2.2.Về kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các phòng đo lường thử nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống tổ chức đánh giá phục vụ công tác quản lý chất lượng của ngành công thương (Trang 57)