trường tiêu thụ sản phẩm CPSH – VST cho khách hàng hộ nông dân của công ty TNHH TM Trung Việt tại thị trường miền Bắc :
4.1.1 Những thành công của các giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm CPSH – VST cho khách hàng hộ nông dân của công ty TNHH TM Trung Việt tại thị trường miền Bắc.
Hoạt động nghiên cứu marketing: Đội ngũ nhân viên được giao nhiệm vụ đã nỗ
lực hết sức mình hoàn thành công việc một cách chính xác và tốt nhất có thể.
Lựa chọn thị trường mục tiêu: cách phân định thị trường của công ty rất phù hợp
với điều kiện kinh doanh cùng đặc điểm của sản phẩm cũng như chú trọng đến đặc điểm của khách hàng. Sự xác định thị trường mục tiêu của công ty được tiến hành minh bạch, nhận được sự đồng thuận và thống nhất từ các thành viên công ty.
Sản phẩm: chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao.
Chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng từ dành cho cây trồng, vật nuôi gồm gia súc, gia cầm …
Kênh phân phối: hệ thống phân phối trung gian vô cùng rộng khắp, bao rộng trên
khắp vùng, miền.
Xúc tiến: công ty đã hoàn thành tốt công tác quan hệ công chúng và tổ chức sự
kiện. Bên cạnh đó, những nhận xét tích cực của những chuyên gia đầu ngành như tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng khuyến khích bà con tiêu dùng sản phẩm đã nâng cao lòng tin nơi người tiêu dùng.
4.1.2 Những tồn tại của các giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm CPSH – VST cho khách hàng hộ nông dân của công ty TNHH TM Trung Việt tại thị trường miền Bắc.
Nghiên cứu marketing: hoạt động chưa bài bản, còn nhiều thiếu sót về khâu tổ
chức, chưa mang lại các kết quả chính xác nhất.
Giá: hiện nay, mức giá công ty đưa ra vẫn rất phụ thuộc vào sự chênh lệch tỷ giá
hối đoái của đồng nhân dân tệ với Việt Nam đồng, mức giá công ty đề ra chưa tranh thủ được ảnh hưởng cung –cầu, mức cạnh tranh của đối thủ.
Hoạt động phân phối: kênh bán hàng trực tiếp của công ty chưa phát triển tương
xứng với mức độ bao phủ của công ty trên thị trường. Hạn chế này khiến cho hoạt động phân phối cho các khách hàng như khách hàng hộ nông dân chưa đạt hiệu quả cao.
Dịch vụ khách hàng: đây là tồn tại lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của công
ty. Vẫn còn nhiều khách hàng hộ nông dân cho rằng mình chưa nhận được dịch vụ khách hàng thỏa đáng.
Xúc tiến: hoạt động này của công ty hiện nay vẫn chưa được thực hiện tốt. Các
hoạt động như marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân chưa thực hiện đầy đủ, hoạt động quảng cáo sơ sài, mới chỉ giới hạn trên một số phương tiện, chưa nhắm đến đúng mục tiêu. Chủ yếu, công ty mới chỉ đầu tư thực hiện các chương trình PR, tổ chức sự kiện. Đối với ngân sách, ngân sách công ty dành cho hoạt động xúc tiến tương đối hạn hẹp.
4.1.3 Những nguyên nhân tồn tại của giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm CPSH – VST cho khách hàng hộ nông dân của công ty TNHH TM Trung Việt tại thị trường miền Bắc.
Nguyên nhân chủ quan:
Nhân lực: về mặt bằng chung, đội ngũ nhân viên đa phần đều là cử nhân, nhưng
chỉ có một số ít tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trong số đó, chưa có nhân viên chuyên về lĩnh vực marketing. Hạn chế này đã khiến các hoạt động marketing của công ty chưa có chiều sâu, cũng như chưa khả thích tuyệt đối với điều kiện thị trường.
Công ty chưa có phòng marketing riêng biệt để xây dựng và thực hiện các chức năng marketing. Các hoạt động marketing của công ty đều do phòng kinh doanh đảm nhận, tiến hành một cách tự phát và thụ động, chưa có một chiến lược lâu dài, cụ thể.
Tài chính: sự phân bổ ngân sách cho hoạt động marketing chưa hợp lí với các
mục tiêu mà công ty đề ra, đa phần ngân sách dành cho các hoạt động trong phối thức xúc tiến, chưa quan tâm đến nghiên cứu marketing. Trong đó, lại chỉ chú trọng đến hoạt động PR, tổ chức sự kiện. (BH 3-6 : bảng phân bổ ngân sách xúc tiến công ty TNHH TM Trung Việt năm 2011).
Nguyên nhân khách quan:
Kinh tế: tình hình kinh tế với mức độ lạm phát phi mã. Đồng tiền Việt Nam mất giá so với nhân dân tệ đã khiến chính sách giá của công ty bị ảnh hưởng. Các chính sách chiết giá áp dụng kém linh hoạt, giảm hiệu quả thâm nhập thị trường.
Khoa học- công nghệ: do cơ sở hạ tầng của nước ta còn nhiều yếu kém, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hệ thống thông tin tại các địa phương còn yếu và thiếu. Trong khi các chương trình, các hướng dẫn, hỗ trợ tiêu dùng sản phẩm chủ yếu được đăng tải lên website của công ty thì đây là một cản trở khi công ty tiếp xúc với khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh: ngày nay, đối thủ của công ty ngày càng đa dạng về các loại hình doanh nghiệp, ví dụ như công ty cổ phần Thanh Hà, trung tâm công nghệ thành phố Hồ Chí Minh hay viện sinh học nhiệt đới. Các sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng
loại. Các đơn vị này cũng tiến hành những chương trình marketing rất hiệu quả, thêm vào đó là uy tín sẵn có của họ cũng khiến môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.