III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy của Gv Hoạt động học của HS
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : “ Một số cách bảo quản thức ăn.” H: Kể tên một số cách bảo quản thức ăn?
H: Gia đình bạn thường bảo quản thức ăn bằng cách nào? Cho ví dụ ?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề.
HĐ1 : Tìm hiểu về một số bệnh mắc phải do thiếu chất dinh dưỡng.(10 phút)
Mục tiêu :Hs nhận dạng được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân.
H. Nêu một số bệnh mắc phải do cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng mà em biết?(….bệnh còi xương, bệnh bướu cổ, quáng gà, bệnh phù…)
-Yêu cầu HS theo dõi các tranh trong SGK trang 26 và mô tả các dấu hiệu của chúng.
- Yêu cầu Hs trình bày trước lớp, các Hs khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
* GV chốt : Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta- min D sẽ bị còi xương.
HĐ2 :Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.(12 phút)
Mục tiêu : Hs nêu nguyên nhân và được cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Gv đưa các câu hỏi và yêu cầu 2 Hs đọc.
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm bàn các nội dung :
- Quốc. - Việt Anh.
- Thực hiện cá nhân, kể tên các bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng. - Thực hiện quan sát tranh trong SGK và mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương và bệnh bướu cổ. 2-3 học sinh nhắc lại.
- 2 Hs đọc nội dung cần thảo luận. Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn
1.Nêu nguyên nhân gây ra bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như: còi xương, bướu cổ, quáng gà, bệnh chảy máu chân răng, bệnh phù…
2 . Nêu cách phát hiện và cách đề phóng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng kể trên.
- Yêu cầu một số nhóm lên bảng thực hiện hỏi và trả lời. - Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- GV tổng kết lại
HĐ 3: Trò chơi củng cố.(8 phút)
Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học trong bài. - Gv chia lớp ra thành 2 đội( 2 dãy )
-Yêu cầu lớp cử 3 em vào ban giám khảo.
- Gv phổ biến cách chơi và luật chơi: Một đội nêu tên bệnh còn đội kia phải nói được bệnh đó là do thiếu chất gì.
- Gv theo dõi 2 đội chơi và cùng ban giám khảo ghi nhận các kết quả đúng các đội nêu được.
- Gv nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần kết luận. - Giáo viên nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
các nội dung. Các nhóm cử thư kí ghi lại kết quả thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày các nội dung.Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Lần lượt nhắc lại các ý chính theo bàn.
- 2 đội cử bạn vào ban giám khảo. - Nghe Gv phổ biến luật chơi cà cách chơi.
- Thực hiện hỏi- đáp trước lớp.
- 1hs đọc
- Lắng nghe, ghi nhận.
SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6I.MỤC TIÊU: I.MỤC TIÊU:
- Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần 6 ( hs biết phê và tự phê). Đề ra phưng hướng tuần 7. -Thảo luận : Những việc nên làm để trường xanh, sạch, đẹp.
II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Nhận xét hoạt động trong tuần : 1.Nhận xét hoạt động trong tuần :
-Các tổ trưởng lên báo cáo kết quả hoạt động của tổ mình. -Lớp trưởng tổng kết điểm - báo cáo.
-GV nhận xét chung :
+ Đa số hs đi học chuyên cần, ý thức hơn trong học tập
+ Sôi nổi thi đua giành hoa điểm 10 ; Có luyện viết chữ đẹp, thực hiện đôi bạn cùng tiến. + Tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội.
+ Có tham gia giải toán trên mạng nhưng điểm chưa cao.
Tuy nhiên vẫn còn 1 số hs chưa thực sự chăm học hay quên vở , sách ; không học bài, chữ viết còn xấu như: Luận, Phượng, Việt Anh,…
-Tiếp tục thi đua giành hoa điểm 10
- Thi viết chữ đẹp trong lớp, thi giải toán, anh văn qua mạng. - Tiếp tục thực hiện đôi bạn cùng tiến giúp nhau cùng tiến bộ. -Tham gia đầy đủ các hoạt động Đội.
- Thực hiện những việc nên làm để trường lớp luôn xanh, sạch, đẹp. - Thực hiện chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Giáo dục Hs phòng chống bệnh theo mùa, bệnh dỏ mắt. 3. Sinh hoạt tập thể: Chủ điểm :“ Kính yêu thầy cô â”
- Tìm hiểu cách phòng phòng chống dịch : Đau mắt đỏ. - Giới thiệu chủ đề năm học của Đội.
- Rèn luyện một số kĩ năng đội viên ( chào, thắt tháo khăn quàng, hô khẩu hiệu). 4.Dặn dò : - Giữ gìn VS cá nhân.
-Chuẩn bị cho tuần học sau.
ĐẠO ĐỨC
BIẾT BAØY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 2).I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn. Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
-Mỗi em tự ý thức được quyền của mình, luôn tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
* GDKNS: Các KNS cơ bản được giáo dục:
+ Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và ở lớp học. + Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến. + Kĩ năng kiềm chế cảm xúc
+ Kĩ năng biết tôn trong và thể hiện sự tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi 5 tình huống.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Ổn định: 2. Bài cũ:
H:Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
H:Nêu ghi nhớ của bài?
- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề bài.
HĐ1: Tổ chức xây dựng tiểu phẩm(14 phút)
Mục tiêu : Qua tiểu phẩm hs biết mỗi gia đình đều có những vấn đề, những khó khăn riêng các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết tháo gỡ -> biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
-Gv mời 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị” Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”. Yêu cầu các nhóm phân vai( các nhân vật : Hoa, bố Hoa, Mẹ Hoa).
Hát
Tuấn Anh Đạt
-Nhóm trưởng thực hiện phân vai cho các thành viên trong nhóm. - Các nhóm trình bày tiểu phẩm.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trình bày tiểu phẩm. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm cho từng nhóm.
v Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2 em với nội dung sau :
H. Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
H. Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
- Yêu cầu các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt :Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
HĐ2: Tổ chức trò chơi “Phóng viên” ( 13 phút)
Mục tiêu : Hs biết được khi bày tỏ ý kiến ý kiến đó cần phải phù hợp và trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
** Tổ chức cho HS xung phong đóng vai phóng viên và
phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi gợi ý trong bài tập 3 SGK về các vấn đề:
+ Tình hình vệ sinh trường em, lớp em.
+ Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường, lớp + Những công việc mà em muốn làm ở trường.
+ Những nơi mà em muốn đi thăm.
+ Những dự định của em trong mùa hè này.
- GV cho HS làm việc cả lớp. Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét về các nhóm phóng viên vừa thực hiện, chốt :
Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày những ý kiến về vấn đề có liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, … và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
4)Củng cố - dặn dò:
-Nêu ghi nhớ của bài.
- Về nhà học bài và thực hành tốt theo bài học -Chuẩn bị bài sau: “Tiết kiệm tiền của”
Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm 2.
-Các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
-Học sinh xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp. 2 – 3 em lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi. - Lắng nghe. -2-3 học sinh nêu. - Lắng nghe.
TẬP LAØM VĂN
TRẢ BAØI VĂN VIẾT THƯI. Mục đích yêu cầu: I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.