Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm (Empirio Criticism) hình thức phát triển mới của

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa thực chứng và quan điểm của chủ nghĩa thực chứng về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (Trang 27)

thức phát triển mới của chủ nghĩa thực chứng từ cuối thế kỷ XIX.

Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm là trường phái triết học được sáng lập từ những năm 70 của thế kỷ XIX. Hai đại diện chủ yếu của chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm là E.Makhơ (Ernst Mach, 1838-1916) và R.Avênariut (Risa Avenarius, 1843-1896). Trong chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm, quan điểm của Makhơ và Avênariut hoàn toàn nhất trí với nhau, song so với Avênariut thì những tư tưởng của Makhơ được biết đến nhiều hơn nên chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm còn có tên gọi khác là chủ nghĩa Makhơ. Trên thực tế, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm là một bộ phận của trào lưu tư tưởng có tính chất quốc tế có xu hướng quay trở lại tư tưởng của Hium và Béccơli. Các nhà triết học người Anh Piếcxơn (Karl Pearson), nhà vật lý học người Bỉ Đuyhem (P.Duhem), nhà toán học người Pháp Poanhcarê (Henri Poincare), v.v. mặc dù có xuất phát điểm khác nhau nhưng họ vẫn đồng nhất về nền tảng, khuynh hướng và có những tư tưởng rất gần với tư tưởng của Makhơ. Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm giương cao lá cờ khoa học triết học nên vừa ra đời nó đã được trí thức khắp nơi tán tụng và được đánh giá là loại triết học hợp thời nhất.

Mặc dù thừa nhận triết học của mình có nguồn gốc từ chủ nghĩa thực chứng và có mối liên hệ tư tưởng với Côngtơ và Spenxơ nhưng Makhơ và

Các tài liệu thường dịch là Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Ở đây, chúng tôi sửa lại cho đúng là Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm .

Avênariut không đồng tình với chủ nghĩa thực chứng cũ, phê phán chủ nghĩa thực chứng cũ là vẫn mang nặng dấu vết “siêu hình”, cho nên họ đã tìm cách khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa thực chứng cũ. Những người theo chủ nghĩa Makhơ lấy kinh nghiệm làm điểm xuất phát cho triết học của mình nhưng quan niệm của họ về “kinh nghiệm” không giống với các quan niệm cũ. Họ tuyên bố loại “kinh nghiệm” này không phải do chúa trời sinh ra, không phải là cái thuộc ý thức tâm lý thuần tuý, không phải kinh nghiệm gắn liền với cảm giác của chủ thể như những quan niệm cũ. Theo họ, “kinh nghiệm” được coi là tổng số của những cảm giác của con người không có quan hệ gì với thực tại khách quan. Avênariut khẳng định: “Chúng tôi đã thừa nhận rằng cái đang tồn tại là một thực thể có năng lực cảm giác; thực thể bị lấy đi thì còn lại cảm giác: lúc bấy giờ cái đang tồn tại sẽ được quan niệm là một cảm giác mà trên cơ sở của nó không có cái gì xa lạ với cảm giác cả” [trích theo:12, tr.47]. Như vậy, theo chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm thì cảm giác tồn tại không cần có “thực thể” và kinh nghiệm là tổng số của những cảm giác đó. Avênariut đề xướng triết học phê phán kinh nghiệm, bởi vì ông không đồng tình với quan điểm của lý luận nhận thức duy vật biện chứng coi kinh nghiệm có được là do sự phản ánh đối tượng khách quan, đồng thời ông cũng bác bỏ quan điểm của các nhà triết học duy tâm khi coi kinh nghiệm là sản phẩm mang tính chủ quan thuần tuý. Avênariut đề ra nhiệm vụ phải phê phán khái niệm kinh nghiệm của triết học trước đây. Vì vậy, triết học của ông được gọi là chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm. Avênariut cho rằng, việc phê phán kinh nghiệm có tác dụng “làm sạch” mọi nội dung không có liên quan đến kinh nghiệm trong khái niệm kinh nghiệm, làm cho nó trở thành “kinh nghiệm thuần tuý” hoặc “kinh nghiệm hoàn toàn”.

Avênariut yêu cầu “làm sạch” trong kinh nghiệm những yếu tố không phụ thuộc vào ý thức của con người. Ông đòi loại bỏ vật chất khách quan và tính nhân quả, tính tất yếu khách quan ra khỏi kinh nghiệm. Bởi vì, ông cho

rằng, khái niệm về vật chất là cái vượt qua kinh nghiệm, là cái siêu hình, chúng chỉ có thể là cái trừu tượng trống rỗng sẵn có, không tồn tại thực sự, cho nên không cần có trong khái niệm kinh nghiệm. Trong tác phẩm Phê

phán kinh nghiệm thuần tuý, ông nói: “Trong kinh nghiệm hoàn toàn đã được

làm sạch không có cái “vật lý”, tức không có “vật chất‟ của khái niệm tuyệt đối siêu hình, vì vật chất của khái niệm này chẳng qua là một loại trừu tượng”. Avênariut cũng phê phán khái niệm về “thực thể” của triết học trước đây. Ông cho rằng, thực thể chẳng qua là “một điểm lý tưởng” mà chủ thể dùng để liên hệ với các loại biến đổi, nó không phải là vật tồn tại độc lập. Theo chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm, cái tồn tại không phải là thực thể mà là cảm giác. Trong thế giới, ngay cả tính tất nhiên, tính nhân quả cũng không tồn tại thực sự, bởi vì “quy luật nhân quả chỉ là một phương tiện để gắn liền về mặt nhận thức, những hiện tượng lại với nhau thành một chuỗi liên tục, chỉ là một hình thức phối hợp của kinh nghiệm” [trích theo:12, tr.200]. Nhưng Avênariut lại không đưa ra một khái niệm rõ ràng nào về kinh nghiệm. Côvêlac (Van Cauwelaert), luật gia người Bỉ đã nhận xét: “Ý nghĩa của toàn bộ triết học đó lệ thuộc vào một định nghĩa chính xác của những từ ngữ: kinh nghiệm và kinh nghiệm thuần tuý. Avênariut không đưa ra được một định nghĩa chính xác như thế” [trích theo:12, tr.175].

Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm vừa đòi hỏi làm sạch kinh nghiệm của thế giới bên ngoài - cơ sở khách quan của kinh nghiệm, và các mối liên hệ khách quan của tính nhân quả và tính tất nhiên của chúng, vừa đòi hỏi cần phải làm sạch nội dung chủ quan của sự đánh giá của con người. Như vậy, trong khái niệm kinh nghiệm của Avênariut chỉ còn lại cái thứ ba vượt ra ngoài hai cái trên. Avênariut nói: “Tôi không biết cái vật lý lẫn cái tâm lý, tôi chỉ biết có một cái thứ ba” [trích theo:12, tr.173]. Tuy nhiên, ông không đưa ra được khái niệm về cái thứ ba đó, không định nghĩa được rõ ràng về kinh nghiệm thuần tuý.

Như đã nói ở trên, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm ra đời là sự phát triển những quan điểm của chủ nghĩa thực chứng trong tình hình khoa học tự nhiên đã có những bước tiến mới. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu mà chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm hướng tới là giải thích những thành tựu của khoa học tự nhiên, xây dựng một phương pháp nhận thức mới cho khoa học tự nhiên, biến triết học thành phương pháp luận khoa học. Để thực hiện chủ trương này, họ đưa ra nguyên tắc “tiết kiệm tư duy”, và coi đó là nền tảng nhận thức luận của chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm. Makhơ tuyên bố rằng, toàn bộ chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm của ông là sự vận dụng thực tế nguyên tắc này và triết học cần dựa trên nguyên tắc này để tiết kiệm tư duy về thế giới. Makhơ cho rằng, từ nguyên tắc tiết kiệm tư duy, người ta có thể rút ra luận điểm về sự mô tả với tư cách là lý tưởng khoa học. Theo Makhơ, trong các lĩnh vực khoa học phát triển cao thì bộ phận giải thích là thừa, là cái mang tính chất siêu hình và để tiết kiệm tư duy thì tất cả sự giải thích cần phải được loại trừ.

Theo Makhơ, nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu quả tư duy, đó là việc sử dụng tư duy ít nhất mà giành được hiệu quả nhiều nhất. Cũng giống như nhà buôn thông thạo dùng vốn ít nhất, công sức ít nhất, thời gian ít nhất mà kiếm được nhiều lời nhất. Makhơ nói: “Đời người ngắn ngủi, khả năng trí nhớ của con người có hạn, bất kỳ tri thức thực sự nào nếu không áp dụng nguyên tắc hiệu quả tư duy với mức cao nhất thì đều không thể đạt được.Vì vậy, ... cố gắng dùng tư duy ít nhất để trình bày hoàn thiện nhất đối với vấn đề hiện thực” [trích theo: 4, tr.267]. Theo Makhơ, khoa học và nhận thức của nhân loại có khả năng thay thế kinh nghiệm và tiết kiệm kinh nghiệm. Một loại lý luận khoa học ngày càng có thể thay thế nhiều loại kinh nghiệm, càng giản tiện, càng hiệu quả, càng có lợi cho con người thích nghi với môi trường, và càng phù hợp với nguyên tắc kinh tế sinh học, tức là nguyên tắc hiệu quả tư duy. Nói cách khác, tính chất giản tiện, chính là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh

giá giá trị của khoa học và hoạt động nhận thức, đó cũng là nội dung chủ yếu của nguyên tắc hiệu quả tư duy.

Trả lời câu hỏi: Vì sao khoa học và hoạt động nhận thức có thể trở thành hoạt động kinh tế, Makhơ cho rằng, vì bất kỳ hình thức và nội dung hoạt động tư duy nào đều bảo đảm yêu cầu hiệu quả. Chẳng hạn, hình thức tư duy khơi dậy trí nhớ của con người là thuận tiện hơn kinh nghiệm trực tiếp và thường làm cho con người có thể đạt được mục đích như sử dụng kinh nghiệm trực tiếp. Bản thân ngôn ngữ được khoa học và hoạt động nhận thức sử dụng cũng là một phương tiện kinh tế. Người ta có thể phân loại một số kinh nghiệm thành kinh nghiệm thuận tiện và kinh nghiệm thường gặp, sau đấy ghi lại bằng ký hiệu ngôn ngữ. Những ký hiệu ngôn ngữ này có tính chất phổ biến và khái quát nên có khả năng thích nghi cao hơn, do đó tiết kiệm được kinh nghiệm. Makhơ coi con số, ký hiệu đại số, công thức hoá học, ký hiệu âm nhạc là bộ phận ngôn ngữ lý tưởng thích nghi rất phổ biến. Những ký hiệu này ở mức độ nhất định có tính khái quát và có thể thích nghi rộng rãi hơn. Toán học, ở một trình độ nhất định, là sự vận dụng các ký hiệu ngôn ngữ phổ biến ấy. Sự tính toán qua các con số không liên quan đến các loại đối tượng tính toán, nếu nắm chắc chúng, con người có thể mãi mãi tránh được vất vả và tiết kiệm được tư duy. Ví dụ, ký hiệu đại số có thể thay thế bất cứ số nào, do đó nó thực sự thuận tiện và hiệu quả.

Có thể nói, nguyên tắc hiệu quả tư duy mà Makhơ đưa ra có những giá trị nhất định. Bởi, trong nghiên cứu khoa học và trong toàn bộ hoạt động nhận thức, con người cần phải tìm phương tiện thuận tiện nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Song, đáng tiếc, Makhơ lại phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, phủ nhận tư duy của con người là phản ánh quy luật khách quan. Do vậy, nguyên tắc hiệu quả tư duy của ông mang tính chủ quan, tính chất thuận tiện và hiệu quả được ông xem là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá khoa học và hoạt động nhận thức cũng là chủ

quan. Tuy nhiên, quan điểm của Makhơ về nguyên tắc hiệu quả tư duy, về việc xây dựng bộ phận ký hiệu, ngôn ngữ lý tưởng để mô tả các sự vật làm cho con người có thể tiết kiệm tư duy đã là một gợi ý quan trọng cho các nhà triết học sau này. Như vậy, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm là một trong những cội nguồn quan trọng của chủ nghĩa thực chứng mới và triết học của khoa học thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa thực chứng và quan điểm của chủ nghĩa thực chứng về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (Trang 27)