I. Phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tớ
1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường gạo
Một trong các biện pháp quan trọng để xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba là nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại, các hiệp hội xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm, từ đó phát huy tốt vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao, các thương vụ. Nên tránh tính trạng thương vụ phải kiêm nhiệm nhiều thị trường như hiện nay. Các cơ quan đại diện ngoại giao, tham tán thương mai, thương vụ phải cung cấp những thông tin đầy đủ về tình hình ngoại giao, thông tin thị trường sở tại cấp nhật một cách đầy đủ và chính xác
Các tổ chứa, cơ quan xúc tiến thương mại phải trở thành tổ chức tư vấn đắc lực, thiết thực để nắm tình hình đồng thời phải là cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp của các thị trường sở tại. Thiết lập các kho ngoại quan, phát triển các trung tâm xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm ở Cu Ba. Chính phủ nước Việt Nam làm tốt hơn nữa công tác ngoại giao tìm về hợp đồng cho doanh nghiệp Việt Nam đồng thời có biện pháp thúc giục, nhắc nhở chính phủ Cu Ba đốc thúc doanh nghiệp nước mình thực hiện đúng hợp đồng thanh toán cho phía Việt Nam.
Phát triển hoạt động Marketing sản phẩm gạo của Việt nam. Đấy mạnh công tác quảng bá tiếp thị và tiếp cận về hình ảnh của gạo Việt Nam vào thị trường Cu Ba. Thông qua các hội chợ triển lãm về các sản phẩm nông nghiệp cần gửi các mấy hàng sang chào bán kết hợp với quảng bá và các hình thức xúc tiến khác. Cần xây dựng công thông tin điện tử để đưa hình ảnh về gạo Việt Nam đến với cả người dân
Cu Ba chứ không riêng gì các doanh nghiệp Cu Ba, điều này sẽ giúp sản phẩm gạo Việt Nam được biết đến, yêu thích và sử dụng lâu dài.
Chính phủ có thể tham gia tích cực xúc tiến thương mại mở đường và mở rộng thị phần như bài học của Thái Lan. Năm 2010, khi gạo của Thái Lan bị Việt Nam và Trung Quốc cạnh tranh mạnh và mất thị phần ở thị trường Hồng Kông, phái đoàn Chính phủ Thái Lan đã sang Hồng Kông để quảng bá cho gạo Thái Lan. Hình ảnh gạo Thái xuất hiện trên các phương tiện giao thông ở thị trường này, phía Thái Lan còn gặp gỡ các nhà nhập khẩu Hồng Kông, thuyết phục các nhà hàng kinh doanh tiêu dùng gạo Thái...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên thành lập đơn vị hỗ trợ xuất khẩu với lãnh đạo bộ trực tiếp chỉ đạo đi khai thông các thị trường trọng điểm. Ngành lúa gạo rất có lợi thế để Chính phủ thúc đẩy xúc tiến thương mại bởi hạt gạo không chỉ có tầm quan trọng như một sản phẩm thương mại thông thường, mà còn là một mặt hàng “chính trị”, tạo cho Việt Nam một hình ảnh tích cực hơn trên trường quốc tế.