I. Phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tớ
5. Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp
Hướng dẫn và làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được tầm quan trọng của giải pháp xúc tiến hỗn hợp. Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp mà đặc biệt là marketing công cụ quảng cáo gồm hình thức giới thiệu, truyền tin về sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm đồng thời giúp khách hàng biết đến sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay để thúc đẩy tiêu thụ thì việc sử dụng công cụ xúc tiến hỗn hợp là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam..
Các doanh nghiệp Việt nam cần tăng cường hoạt động quảng cáo vì quảng cáo là phương tiện hữu hiệu nhất trong các công cụ xúc tiến hỗn hợp. Mỗi doanh nghiệp cần có trang web sử dụng 2 thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Việt. Phần tiếng anh cần thể hiện rõ chủng loại, hướng dẫn cụ thể giới thiệu chi tiết về các sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu lựa chọn. Các hoạt động khuyến mãi, tiếp thị chào hàng trên trang web cũng cần được chi tiết và cụ thể. Các chính sách ưu đãi với bạn hàng lâu năm như Cu ba cũng vẫn đang được xem xét. Do đó các doang nghiệp nên xem xét phát triển nhiều tính năng hơn cũng như các hoạt động quảng bá trên trang web này.
Chính sách thanh toán phải sử dụng linh hoạt, và chính phủ hai nước cần xúc tiến hoạt động thanh toán. Bởi xuất khẩu sang Cu Ba luôn gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh toán do nước bạn thiếu ngoại tệ mạnh, việc thanh toán thường thông qua trung gian thứ ba nên chính sách thanh toán luôn cần được quan tâm chú trọng. Trong năm 2011 Công ty xuất nhập khẩu miền Bắc đã được chính phủ Việt Nam chỉ đạo xuất khẩu gạ sang Cu Ba mặc dù số tiền của các hợp đồng trước chưa thanh toán hết, song chính phủ Cu Ba đã khẳng định sẽ trả. Chính vì vậy chính sách thanh
toán phải luôn luôn theo dõi sát sao, thúc đẩy xúc tiến để hoạt động thanh toán kịp tiến độ.
Muốn vậy các doanh nghiệp Việt Nam trong mỗi đơn vị cần: Ban lãnh đạo cũng như toàn doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết của hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Đồng thời xây dựng ngân quỹ cho hoạt động này vì để tiến hành các hoạt động trên cần khá nhiều chi phí.
Nếu thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ tăng, khách hàng sẽ biết, hiểu hơn về các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các mặt hàng gạo. Do đó sẽ góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho toàn nền kinh tế Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay mỗi doanh nghiệp đều phải làm tốt hơn mới có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường, theo đó bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào thì vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu luôn là một trong những khâu quan trọng của quá trình kinh doanh.
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về xuất khẩu, nghiên cứu thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam sang thị trường Cu Ba nhận biết được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba, những mặt đã đạt
được cũng như những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của nó đề tài: “Giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba ” của em đã đưa ra được một số biện pháp mà em cho là thiết thực
Do đề tài nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực, số liệu khó thu thập số liệu, thời gian thực tập ngắn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài viết sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo cùng toàn thể cán bộ trong Bộ Công Thương để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, các cán bộ Bộ Công thương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Đoàn Thi Thu Hà – TS Nguyễn Thi Ngọc Huyền – GT Khoa học Quản lý – NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2002
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - “Báo cáo Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo trong bối cảnh hội nhập” - 2009.
3. TS. Trần Văn Hòe, “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007.
4. Thanh Loan, “Thị trường gạo thế giới”, Tạp chí thị trường giá cả số 8-2005.. 5. Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn - “Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008 và triển vọng 2009”
7. Các trang web:
http://www.moit.gov.vn (Bộ công thương Việt nam)
http://www.vietfood.org.vn (Hiệp hội lương thực Việt Nam) http://www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê Việt Nam)
http://www.vneconomy.vn (Trang báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam)
http://www.ipsard.gov.vn ( Trang web Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn )
http://vietnamnet.vn ( Trang web vietnamnet )
http://www.agroviet.gov.vn ( Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn )
http://www.fao.org ( Trang web của Tổ chức lương nông của LHQ )
http://vinanet.com.vn ( Trang web Trung tâm thông tin thương mại Bộ công thương )
http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn ( Trang web thông tin thương mại Việt Nam )
MỤC LỤC
5. Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp...56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...59