Nâng cao chất lượng gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba (Trang 53)

I. Phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tớ

3. Nâng cao chất lượng gạo của Việt Nam

Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề mọi doanh nghiệp sản xuất hướng tới chứ không riêng gì doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu gạo, để tăng doanh thu và sản lượng cung cấp mặt hàng gạo chất lượng cao thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chi phí và tạo uy tín cho doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo chất lượng cao.

Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam ra nhập WTO các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài tham gia làm sức cạnh tranh tăng lên, không nâng cao chất lượng gạo các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dần mất đi khách hàng của mình. Thêm vào đó thu nhập của người dân Cu Ba ngày càng tăng thì nhu cầu về gạo ngon chất lượng cao ngày càng nhiều. Mặc dù số lượng khách hàng của sản phẩm gạo chất lượng cao ở Cu Ba không lớn nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chú ý đến điều này mà vẫn tập trung vào thị trường gạo giá rẻ chất lượng trung bình và thấp thì trong tương lai sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và khu vực thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dần thu hẹp.

Sau đây là một số giải pháp giúp Việt Nam có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm gạo của mình:

Chọn lọc nguyên liệu đầu vào phải chọn những loại thóc chất lượng phải đồng nhất, lẫn ít tạp chất, độ ẩm phù hợp. Máy móc công nghệ dù có hiện đại nhưng nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng thì không thể có sản phẩm tốt. Chính vì vạy để thu mua được các sản phẩm tốt, chất lượng đảm bảo thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam phải thiết lập và xây dựng mối quan hệ bền chặt với hợp tác xã và các hộ nông dân để tiến hành các hoạt động thu mua được dễ dàng thuận tiện, giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã làm các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, không mua theo kiểu hàng sáo mỗi hộ một ít chất lượng không đồng nhất, lại tốn thời gian.

Một yếu tố quan trọng hạn chế khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường của gạo Việt Nam là công nghệ sau thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, cũng như quá trình vận chuyển

Đầu tư nâng cấp công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch dùng máy phơi thóc thay thế cho việc phương thủ công dựa vào ánh nắng mặt trời. Công nghiệp xay xát, chế biến gạo, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp đều phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn quốc tê ISO.

Nâng cấp, mở rộng và phát triển hệ thống cảng biển và kho bãi phục vụ cho xuất khẩu và lưu trữ trong đó cần nâng cấp và mở rộng cảng biển Cần Thơ để trở thành cảng chủ yếu xuất khẩu gạo

Thêm vào đó phải không ngừng nâng cao trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất. Nếu hoạt động quản trị sản xuất không tốt có thể dẫn đến làm gián đoạn hoạt động sản xuất, giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào và sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào tất cả các lĩnh vực. Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả quản lý và điều hành doanh nghiệp trong tương lai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tăng cường áp dụng một cách triệt để hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w