- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng là 180 triệu USD, tăng 10% so với tháng 11, nâng tổng kim
Biểu đồ 4: Diễn biến giá lúa tẻ thẻ, gạo tẻ thường và gạo nguyên liệu theo tháng, 2008-
tháng, 2008- 2010
(Nguồn: Tổng cục hải quan) Trong đó kim ngạch xuất khẩu gạo sang các thị trường thế giới của Việt Nam như sau:
Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu)
Do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, và lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007.
+ Phillippines vẫn duy trì vị trí số một nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. Và 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.
Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia), nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia).
Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) , so với năm 2007. Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008; I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007. Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Biểu đồ 6: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Ả rập Syrian mặc dù có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam không lớn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2007/08 lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt 29.338%; Ba Lan là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn thứ hai, đạt 6.790%. Tiếp theo là các thị trường Senegal (đạt 6.411%), Fiji (tăng 4.638%), Pháp (tăng 2.272%), Kenya (tăng 2.140%), Ả rập Xê út (tăng 2.093%), Đông Timo (tăng 1.646%). Bờ biển Ngà (1.214%) ...Các thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2008 này chủ yếu là các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi.
+ Gạo Việt nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là sang Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore.
Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch, tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%, rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%, Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%.
Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng đột biến trong tháng 12, đạt 120.300 tấn, trị giá trên 57,7 triệu USD, tăng mạnh tới 3.375,7% so với tháng 11/2009, đưa tổng lượng xuất khẩu cả năm lên trên 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 917 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Cuba tháng 12 tuy không lớn bằng xuất sang Malaysia, nhưng mức độ tăng trưởng so với tháng 11 lại tăng mạnh tới 1.175,1%, đạt trên 7,4 triệu USD, đưa tổng kim ngạch cả năm 2009 lên trên 191 triệu USD.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Nam Phi tháng 12 chỉ đạt 584.275USD nhưng cũng đạt mức độ tăng trưởng cao so với tháng 11, tăng 340,96%.
Một số thị trường cũng đạt mức tăngt rưởng dương so với tháng 11/2009 đó là: kim ngạch xuất sang Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất tăng 91,79%, Australia tăng 75,99%, Malaysia tăng 45,29%; Hồng Kông tăng 44,39%.
Thị trường có mức độ sụt giảm kim ngạch mạnh nhất so với tháng 11 đó là kim ngạch xuất khẩu sang Nga tháng 12 chỉ đạt 78.165 USD, giảm mạnh tới 97,81%, tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm 72,24% so với tháng 11, đạt 2.637.808USD, kim ngạch xuất sang Pháp đạt 90.960 USD, giảm 66,68% Trong năm 2009 này, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại. Chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp, một bộ phận đời sống người trồng lúa còn gặp khó khăn.
Năm 2010, là năm được đánh giá là xuất khẩu gạo đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay cả nước xuất khẩu 6,89 triệu tấn gạo, thu về 3,25 tỷ USD, chiếm 4,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá các loại của cả nước năm 2010 (tăng 15,57% về lượng và tăng 21,92% về kim ngạch so với năm 2009), trong đó riêng tháng
12/2010 xuất khẩu 499.726 tấn gạo, đạt kim ngạch 259,84 triệu USD (tăng 0,48% về lượng và tăng 6,39% về kim ngạch so với tháng 11/2010).
Thị trường truyền thống chủ đạo của xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Đài Loan, trong đó, dẫn đầu về lượng và kim ngạch trong năm 2010 là thị trường Philipines với 1,48 triệu tấn, trị giá 947,38 triệu USD (chiếm 21,4% về lượng và chiếm 29,17% tổng kim ngạch), thị trường Indonesia xếp vị trí thứ 2 với trên 687 nghìn tấn, trị giá 346,02 triệu USD (chiếm 9,98% về lượng và chiếm 10,65% tổng kim ngạch), thứ 3 là Singapore với 539,3 nghìn tấn, trị giá 227,79 triệu USD (chiếm 7,83% về lượng và chiếm 7,01% tổng kim ngạch), tiếp đến Cu Ba gần 472,3 nghìn tấn, trị giá 209,22 triệu USD (chiếm 6,86% về lượng và chiếm 6,44% tổng kim ngạch), sau đó là 2 thị trường cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là: Malaysia 177,69 triệu USD, Đài Loan 142,7 triệu USD. Ta có thể tìm hiểu thêm bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 7: 10 thị trường lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam (7 tháng 2010)
Biểu đồ 8: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường, 1/2008-7/2010 (1000 USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Biểu đồ 9: Giá và lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường tháng 7 năm 2010
Đa số các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010 đều giảm về lượng và kim ngạch so với năm 2009, tuy nhiên lại có 5 thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và kim ngạch so với năm 2009, trong đó tăng mạnh nhất là xuất khẩu sang Indonesia (tăng 3763,79% về lượng và tăng 4696,30% về kim ngạch), xuất khẩu sang Hồng Kông đứng thứ 2 về mức tăng trưởng (tăng 194% về lượng và tăng 222,42% về kim ngạch), sau đó là Đài Loan (tăng 72,3% về lượng và tăng 74,85% về kim ngạch), Singapore (tăng 64,65% về lượng và tăng 70,51% về kim ngạch).
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm mạnh so với năm 2009 ở các thị trường Italia (giảm 83,21% về lượng và giảm 75,94% về kim ngạch), Tây Ban Nha (giảm 79,16% về lượng và giảm 75,45% về kim ngạch) và Ucraina (giảm 64,98% về lượng và giảm 60,95% về kim ngạch).
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010
Thị trường
Tháng 12 Cả năm 2010 Tăng, giảm T12 so với T11/2010
Tăng, giảm năm 2010 so với năm 2009 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Tổng cộng 499.726 259.835.357 6.886.177 3.247.860.368 +0,48 +6,39 +15,57 +21,92 Philippines 3.350 2.604.750 1.475.821 947.378.774 +231,68 +243,79 -13,59 +3,30 Indonesia 267.000 136.712.375 687.213 346.017.268 +7,73 +13,81 +3763,79 +4696,30 Singapore 12.085 6.491.437 539.298 227.791.806 -50,91 -47,91 +64,65 +70,51 Cu Ba 45.720 25.592.664 472.270 209.216.943 +75,85 +79,60 +4,96 +9,52 Malaysia 42.265 18.111.200 398.012 177.688.707 -3,88 +2,96 -35,09 -34,72 Đài Loan 5.358 3.155.732 353.143 142.704.502 -75,02 -70,81 +72,30 +74,85 Hồng Kông 9.755 6.326.600 131.123 65.176.239 -34,50 -26,25 +194,00 +222,42 Trung Quốc 12.805 7.530.276 124.466 54.636.941 +158,69 +180,38 * * Đông Timo 13.000 6.374.500 116.727 51.526.939 * * * * Nga 6.225 2.872.520 83.696 36.059.497 +2390,00 +2245,78 -1,12 -2,78 Nam Phi 1.502 774.010 31.798 13.365.042 +20,16 +23,10 -14,64 -18,34 Brunei 2.414 1.480.840 15.140 7.658.566 * * * * Ucraina 350 208.650 13.156 6.149.166 +40,00 +69,29 -64,98 -60,95 Australia 783 529.527 7.464 4.327.172 -9,69 +8,91 -12,83 -12,14 Bỉ 1.078 829.230 5.912 2.716.956 +4,76 +8,90 -39,77 -26,65 Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất 0 0 5.900 2.708.173 * * -31,75 -27,59 Ba Lan 0 0 5.022 2.058.806 * * -16,22 -17,71 Pháp 0 0 2.584 1.070.362 * * -34,73 -45,16 Hà Lan 123 80.100 1.427 829.323 -62,15 -62,40 -50,16 -34,68 Italia 225 145.625 1.397 757.906 -10,00 -13,91 -83,21 -75,94
Trên đây là thông tin về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới, và sau đây sẽ là tình hình về xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam – Cu Ba:
* Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Cu ba trong những năm gần đây:
Sau đây là một số hiệp định mà hai nước Việt Nam – Cu Ba đã kí kết, nhằm giúp đỡ các doanh ngiệp làm ăn với nhau thuận lợi hơn, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa hai nước:
• Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cu-ba về trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác (1996),
• Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cu-ba (1995)
• Hiệp định về hợp tác du lịch giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cu-ba (1999),
• Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cu-ba (1999) • Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Cu-ba (2002). Kim ngạch buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Cu Ba đạt khoảng 300 triệu USD, chủ yếu tập trung vào việc Việt Nam hàng năm cung cấp gạo ổn định cho Cu- ba theo phương thức trả chậm.
Bảng 3: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Cuba
Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cuba năm 2010
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Bảng 5: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam 2010
Từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Cu Ba trong những năm gần đây thấy kim ngạch tăng lên qua các năm, và năm 2008 là năm đột biến, trong các mặt hàng xuất khẩu sang Cu Ba thì sản phẩm gạo đóng góp vào tổng kim ngạch lớn nhất. Đổi lại mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Cu Ba là sản phẩm dược phẩm.
Tiếp sau đây sẽ là tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba:
* Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Cu ba trong những năm gần đây:
Sau đây là bảng số liệu nói lên kim ngạch xuất khẩu gọa của Việt Nam sang thị trường Cu Ba:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Cu Ba
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng trưởng
09/08 10/09Kim ngạch (Tấn) 510.526 449.950 472.270 -11,86 -5,04 Kim ngạch (Tấn) 510.526 449.950 472.270 -11,86 -5,04
Giá trị (USD) 422.502.094 191.035.678 209.216.943 -54,78 9,52
(Nguồn: Bộ công thương Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên nhận thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo sang Cu Ba âm, cụ thể năm 09/08 tốc độ tăng trưởng là -11,86%, và năm 10/09 là -5,04%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã tăng lên cụ thể năm 2010 tăng nhanh hơn 2009 là 6,82%.
Giá trị USD thu về năm 2009 giảm so với 2008 là đáng kể 231.466.416 USD, tuy nhiên năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại và tốc độ tăng trưởng USD thu về đã là 9,52%, so với năm 2008 đã tăng lên rất nhiều.
Như đã trình bày ở trên giai đoạn 2007-2010 tuy lượng gạo xuất khẩu thậm chí còn giảm đi nhưng lượng tiền thu về vẫn tăng lên, là do giá gạo của Việt Nam đã có những loại gạo mà giá của nó bằng với cả giá xuất khẩu của Thái Lan, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Giai đoạn vừa rồi xuất khẩu sang thị trường Cu Ba có lên xuống thất thường, Việt Nam chưa đáp ứng được một thị trường đầy tiềm năng như Cu Ba.