Nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba (Trang 44)

III Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Cu Ba

3. Nguyên nhân tồn tạ

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều điều kiện để sản xuất lúa nước. Tuy nhiên lại cũng là một nước mà chịu nhiều thiên tai lũ lụt cũng như dịch sâu bệnh, gây nên nhiều thiệt hại cho bà con nông dân. Các thiên tai dịch bệnh sảy ra bất ngờ khó lường trước được chính vì thế không những ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước mà còn ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Kéo theo đó là giá cả gạo lên xuống thất thường ảnh hưởng đến tốc độ thu mua do nhiều khi người dân, hay đại lỹ thu mua có ý găm giữ chờ tăng giá, hoặc giá cả tăng làm cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tăng chi phí đầu vào giảm lợi nhuận, có khi không thu mua đủ hàng, không dự trữ đủ số lượng gạo hợp đồng ký kết không giao hàng đúng, nhu cầu khách hàng có mà không đủ nguồn lực gạo cung ứng làm giảm thị phần hoạt động, cơ hội bạn hàng lâu dài…

Đối với các loại gạo xuất khẩu như Jasmine do cần phải kiểm soát chặt chất lượng đầu vào nên các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức cho nhân viên đi thu

mua tại ruộng của nông dân, tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm một số lượng thấp,

nên chưa thể đáp ứng được đủ nhu cầu của thị trường tiêu thụ .

Xuất khẩu sang Cu Ba chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo giá FOB, chưa đủ khả năng tiến xa hơn vì công tác vận chuyển bốc dỡ hàng còn nhiều hạn chế.

Công tác thu mua tạo nguồn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được bảo đảm, do chi phí thu mua nhiều khi còn quá lớn, thêm vào đó là chất lượng gạo chưa đồng đều sau khi thu hoạch.

Thêm vào đó Cu Ba trong công tác thanh toán còn chậm, không đúng hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ lẻ, vốn còn ít nên khi chậm tiến độ thanh toán bị ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch kinh doanh.

Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Cu Ba vẫn là do chính phủ Việt Nam lấy về cho các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp chưa mạnh trong khâu quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại.

Chính phủ Việt Nam chưa thực sự làm tốt công tác hoạch định chiến lượng, dự báo sát số lượng gạo xuất khẩu và đánh giá sức cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác, về số lượng gạo xuất khẩu Việt Nam rất lớn song số tiền thu về lại nhỏ hơn nhiều nước do giá gạo của ta thấp.

Sau khi tìm hiểu thực trạng về hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của Việt Nam, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của nói, chương tiếp theo sẽ trình bày những thách thức, cơ hội cũng như định hướng xuất khẩu gạo sang Cu Ba của Việt Nam, và những biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình đó mà em cho là cần thiết:

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠOCỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CU BA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CU BA

Trước khi đi vào những định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới, ta hãy đi tìm hiểu những cơ hội Việt Nam có được cũng như thách thức phải đương đầu:

* Cơ hội:

Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu trong tuần 17 của năm 2011, dao động từ 480 - 485 USD/tấn, so với 475 USD/tấn của tuần trước. Giá gạo 25% tấm tăng 10 USD lên 450 USD/tấn. Tuần trước, giá gạo 25% tấm xuất khẩu của nước ta đã tăng 6,6% nhờ nhu cầu mạnh. Như vậy, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo xuất khẩu tại Việt Nam hiện cao hơn khoảng 20%.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.950 - 8.050 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.750 - 7.850 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.450 - 9.550 đ/kg, gạo 15% tấm 8.850 – 9.050 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.500 - 8.700 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Nhu cầu gạo của Cu Ba hiện nay là rất lớn do đã không đủ lương thực dùng trong nước nhưng lại gặp thêm hạn hán mất mùa, điều này tạo nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được hàng trong bối cảnh giá gạo đang tăng sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

Người tiêu dùng ở các nước trên thế giới có khuynh hướng là sẽ ăn nhiều gạo hơn vì giá lúa mì đã tăng lên gấp ba lần, giá ngô tăng gấp đôi so năm trước. Điều này góp phần tạo nên lợi nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu gạo với giá cao.

Thêm vào đó Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba còn có nhiều thuận lợi như:

- Quan hệ chính tri giữa hai nước Việt Nam và Cu Ba rất tốt đẹp: Việt Nam và Cu Ba thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức ngày 02/12/1960. Hai nước đã ký các điều ước kinh tế - thương mại như: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1995), Hiệp định trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác (1996), Hiệp định về hợp tác du lịch (1999), Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật (1999), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập (2002). Quan hệ kinh tế tuy chưa tương xứng với quan hệ chính trị đang rất tốt đẹp giữa hai nước, nhưng đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Cu Ba liên tục tăng, từ 60 triệu USD năm 2002 lên hơn 90 triệu USD năm 2003 và đạt hơn 100 triệu USD trong năm 2006, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Cu Ba đạt khoảng 50 triệu USD/năm, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp gạo chủ yếu và ổn định cho Cu Ba. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang Cu Ba, đồng thời hợp tác có kết quả trong lĩnh vực sản xuất lúa ở hộ gia đình, nhằm giúp Cu Ba tự túc lúa gạo.

Năm 2004, cuộc họp Phân ban hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước,

đồng thời thành lập nhóm nghiên cứu thị trường của Cu Ba và Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

- Cuba có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm nhất là gạo (600 000 TM /năm), than đá (30 000TM/năm), máy vi tính (400-500 000 chiếc/năm), bóng đèn compact và nhiều hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng khác như quần áo, giầy dép, đồ điện gia dung…là những mặt hàng Việt Nam có nhiều khả năng cung cấp.

- Yêu cầu của người tiêu dùng không cao như ở các nước khác, phù hợp với sản phẩm gạo của Việt Nam còn chưa đang dạng.

* Thách thức:

Có thể nói thách thức lớn nhất trong xuất khẩu gạo là việc điều tiết cho đảm bảo an ninh lương thực và đời sống người dân Những ngày vừa qua, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng cao. Theo dự báo năm 2011, hoạt động xuất khẩu gạo sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa bởi dự kiến nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi về giá, xuất khẩu gạo năm 2011 vẫn đang đứng trước nhiều nỗi lo.

Từ đầu năm 2011 tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn trong xu hướng tăng khá mạnh mẽ như đã trinh bày ở trên. Với mức giá tăng cao như hiện nay, không ít các hợp đồng thương mại tuy đã có, nhưng nông dân có tâm lý chờ giá cao mới bán làm nguồn cung gạo cho xuất khẩu khan hiếm, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã kí.

Không chỉ giá gạo trong nước, giá gạo trên thế giới cũng đang tăng mạnh, hiện giá gạo thế giới đã tăng lên mức kỷ lục trong 34 năm qua, tại Thái Lan, giá gạo FOB (100%B) được chào bán là 562 USD/tấn, FOB (5% tấm), tăng 13-14% so với một tuần trước. Tại Philippines giá gạo nhập khẩu trung bình với giá 708 USD/tấn, tăng gần 50% so với hồi cuối tháng 1/2009

Song vấn đề thách thức nhất trong điều hành xuất khẩu gạo đó là cần phải điều tiết sao cho đảm bảo được vấn đề về an ninh lương thực và đời sống người dân.

Bắt đầu từ năm nay - 2011, theo lộ trình WTO, Việt Nam mở cửa thị trường gạo cho các DN nước ngoài vào. Đồng nghĩa với việc 264 DN Việt Nam đang kinh doanh gạo sẽ phải cạnh tranh sống còn.

Theo quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo thì DN ngoại phải mất thời gian xây dựng kho bãi, dự trữ..., nhưng với khả năng kinh tế mạnh, điều này không mất nhiều thời gian...vì thế thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam là rất lớn.

Thêm vào đó năm 2011 chính phủ Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải hội đủ 3 điều kiện. Thứ nhất, phải đăng ký thành lập theo quy định. Thứ hai, có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa 5 ngàn tấn. Thứ ba, có ít nhất một nhà máy xay xát, công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

Trước đây, các nhà xuất khẩu gạo nội địa không phải tuân thủ quy định về kho chứa và cơ sở xay xát. Các giới chức trong ngành cho rằng Nghị định này sẽ giảm số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đủ tiêu chuẩn.

Trong những năm gần đây Việt nam đã trở thành một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Cuba ở châu Á và châu Đại dương, đứng thứ 2 năm 2006

trong vùng sau Trung quốc. Việt nam, là thị trường chính về cung cấp gạo và đồng thời là đối tác quan trọng về cung cấp máy vi tính nhằm góp phần nâng cao trình độ giáo dục và văn hóa cho nhân dân Cuba.

Thêm vào đó là những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba:

- Thường là thanh toán chậm (từ 90 ngày đến 360 ngày hoặc dài hơn), trong khi đó doanh nghiệp của Việt Nam vốn không lớn nên khó khăn trong kế hoạch kinh doanh, quay vòng vốn.

- Vận tải: Xa, cước phí vận chuyển cao.

- Các đối tác thiếu thông tin về cung/ cầu của nhau.

Vì thế mà hai nước cần tạo điều kiện tiếp cận lẫn nhau giữa các đơn vị bằng cách:

-Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm, tăng cường các Đoàn qua lại để nắm bắt cơ hội buôn bán, đầu tư.

- Nghiên cứu khả năng áp dụng tín dụng xuất khẩu (cho vay để mua hàng) như nhiều nước đã làm.

- Lập kho ngoại quan trên cơ sở vốn của doanh nghiệp để XK vào Cuba và các nước Mỹ La tinh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Cu Ba (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w