Kết quả điều tra trắc nghiệm đối với nhân viên trong công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợ

Một phần của tài liệu Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi (Trang 28)

ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi

3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm đối với nhân viên trong công ty Khách sạn du lịchThắng Lợi Thắng Lợi

Nhằm mục đích phân tích thực trạng tình hình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi, em đã tiến hành phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm đối với nhân viên và thu được kết quả như sau:

- Trên tiêu chí đánh giá về nhu cầu của nhân viên đối với chương trình đào tạo và bồi dưỡng, hầu hết nhân viên trong khách sạn (80%) đã nhận thức được rằng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân viên trong công ty là cần thiết và rất cần thiết, có thể thấy đội ngũ nhân viên trong khách sạn phần lớn đều có tinh thần học hỏi cao, nắm bắt được tình hình thực tế, và ý thức được về yêu cầu phải nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân trong điều kiện hiện nay. Mong muốn được đào tạo và bồi dưỡng của nhân viên tương được đánh giá ở mức cao.

- Trên tiêu chí đánh giá về nhu cầu của nhân viên đối với chương trình đào tạo và bồi dưỡng, hầu hết nhân viên trong khách sạn (80%) đã nhận thức được rằng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân viên trong công ty là cần thiết và rất cần thiết, có thể thấy đội ngũ nhân viên trong khách sạn phần lớn đều có tinh thần học hỏi cao, nắm bắt được tình hình thực tế, và ý thức được về yêu cầu phải nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân trong điều kiện hiện nay. Mong muốn được đào tạo và bồi dưỡng của nhân viên tương được đánh giá ở mức cao.

- Khảo sát về nhu cầu thời gian tổ chức các lớp đào tạo – bồi dưỡng, có thể thấy yêu cầu của nhân viên rất đa dạng, là do nhân viên trong khách sạn rất đa dạng cả về lối sống, phong tục tập quán... Trong đó nhu cầu cao nhất là dành thời gian đào tạo vào những ngày cuối tuần (40%), với mong muốn có thể yên tâm học tập mà không lo lắng đến năng suất và thu nhập trong công việc. Để đáp ứng lượng nhu cầu đa dạng này, khách sạn sẽ phải tổ chức một khối lượng lớn số lớp học, tốn kém rất nhiều chi phí, do đó yêu cầu đặt ra là cần phải nghiên cứu, lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo và bồi dưỡng.

- Trong tiêu chí khảo sát về nôi dung cần được đào tạo – bồi dưỡng, có 5/25 ý kiến cho rằng kiến thức về kinh doanh nhà hàng - khách sạn cần được chú trọng, đây đều là ý kiến của những nhân viên quản lý, có thể thấy nhân viên quản lý đặc biệt lưu tâm đến việc tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như mong muốn nắm bắt được nhu cầu của thị trường; 32% ý kiến nhân viên cho rằng kiến thức về giao tiếp, ứng xử tình huống mới

cần được đề cao; và có chỉ số cao nhất là ý kiến của nhân viên bộ phận bàn, bar và lễ tân chiếm 44% cho rằng cần học về các ngoại ngữ cơ bản (Tiếng anh, pháp, trung) do yêu cầu công việc thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài; ngoài những kỹ năng trên, yêu cầu học những kỹ năng khác là không đáng kể.

Bảng 3.2: Bảng kết quả điều tra về nhu cầu nhân viên đối với hoạt động đào tạo bồi dưỡng của công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi

STT Nội dung Số người có

cùng ý kiến Tỷ lệ %

Công ty có cần thiết phải tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên không?

1 Rất cần thiết 5 20

2 Cần thiết 15 60

3 Chưa cần thiết 5 20

4 Không cần thiết 0 0

Nên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian nào?

1 Bất kỳ lúc nào 4 16

2 Các dịp nghỉ 6 24

3 Các ngày cuối tuần 10 40

4 Các buổi tối (sau thời gian làm việc) 5 20

Nội dung cần được đào tạo và bồi dưỡng?

1 Kiến thức về kinh doanh nhà hàng - khách sạn 5 20

2 Kiến thức về giao tiếp, ứng xử tình huống 8 32

3 Học ngoại ngữ 11 44

4 Kiến thức khác 1 4

- Từ các chỉ tiêu này, có thể thấy nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của nhân viên khách sạn là rất đa dạng cả về thời gian và yêu cầu nội dung đào tạo. Do đó, đòi hỏi các nhà quản trị phải đi sâu vào điều tra, nghiên cứu nhu cầu của số đông, lựa chọn đúng đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình phù hợp để có thể đạt được kết quả cao.

Bảng 3.3: Bảng kết quả điều tra về nguyên nhân tham gia khóa đào tạo – bồi dưỡng của nhân viên công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi

Động cơ để tham gia các khóa học bồi dưỡng

1 Nâng cao năng lực cá nhân 12 48

2 Đáp ứng nhu cầu công việc 8 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Lợi ích nhận được sau đào tạo (Cơ hội thăng tiến, tăng thu nhập...)

5 20

4 Cơ hội khác 0 0

Các yếu tố cản trở đến việc đi học tập bồi dưỡng

1 Không có thời gian/ Mệt mỏi sau ngày làm việc 5 20

2 Doanh nghiệp không hỗ trợ chi phí 14 56

3 Không thấy rõ giá trị nhận được so với chi phí bỏ ra 4 16

4 Nguyên nhân khác 2 8

- Có thể thấy, nhân viên khách sạn chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đúng đắn về những lợi ích nhận được sau đào tạo như cơ hội thăng tiến, tăng lương… Động cơ chủ yếu để họ tham gia chương trinh đào tạo là nhằm nâng cao năng lực bản thân (48%) và để đáp ứng nhu cầu của công việc (32%). Từ điều này có thể thấy 2 điểm:

+ Nhân viên công ty đã có ý thức tự trau dồi kinh nghiệm để phát huy hiệu quả đào tạo vào trong công việc được giao.

+ Chính sách đãi ngộ của công ty thực hiện chưa tốt, chưa có những biện pháp tích cực động viên nhân viên tham gia đào tạo, chưa cho họ thấy được những lợi ích sau đào tạo.

Vấn đề này có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám khi nhân viên không thấy được lợi ích nhận được ở công ty này, và sau khóa đào tạo, họ sẽ đi tìm cơ hội nghề nghiệp mới.

- Kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân khiến nhân viên do dự, không tham gia các khóa học đào tạo phần lớn là do mức học phí cao, trong khi khách sạn lại không có biện pháp hỗ trợ chi phí (chiếm 56%) Do chính sách đãi ngộ chưa đạt hiệu quả, nên một số nhân viên đã không nhận thấy được lợi ích sau đào tạo so với mức chi phí bỏ ra (16%)

Các phân tích trên cho thấy, vấn đề đãi ngộ nhân sự của công ty đang là trở ngại lớn đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. Công ty cần chú trọng hơn vào việc đãi ngộ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích họ tham gia đào tạo và bồi dưỡng.

Kết quả phân tích bảng đánh giá chương trình đào tạo của công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi với 5 mức điểm đánh giá (5-Tốt, 4- Khá, 3- Trung bình, 2-Yếu, 1- Kém) thu được như sau:

Bảng 3.4: Bảng kết quả điều tra đánh giá chương trình đào tạo của công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Điểm Trung bình Kém 1 Yếu 2 T/bình 3 Khá 4 Tốt 5

1 Đánh giá chung của Ông (bà) về chấtlượng của khoá đào tạo 2 8 5 10 3,92 2

Ông (bà) có nhận thấy chương trình có xứng đáng với các chi phí về tiền bạc và thời gian không?

12 5 3 2 3 2,84

3

Ông (bà) đánh giá gì về các vấn đề sau đây của chương trình đào tạo?

Ý nghĩa thực tiễn? 2 4 12 6 1 3

Thông tin mới? 3 9 11 2 2,48

Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng? 3 3 5 10 4 3,36

Giúp ích cho cá nhân? 2 5 9 8 3,8

Phù hợp với công việc đang làm? 4 9 12 4,32

Mức độ hiệu quả việc sử dụng thời gian? 11 5 9 1,92

Tính hấp dẫn cuốn hút? 6 5 8 2 4 2,72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng, dễ hiểu 8 6 9 2 3,2

4 Nhận xét chung về những gì Ông (bà) đãhọc thêm ở khoá học? 5 12 8 3,12 5 Mức độ được chia sẻ thông tin, kiến thức

với học viên khác? 9 9 5 2 3

6 Cơ hội để tham khảo ý kiến, trò chuyệnvới cán bộ giảng dạy? 16 2 4 3 2,76

Từ bảng 3.4, ta thấy: chương trình đào tạo và bồi dưỡng của công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi được đánh giá ở mức độ khá:

- Việc lựa chọn giáo viên đã được doanh nghiệp thực hiện cẩn thận từ những trung tâm có uy tín với trình độ tốt: thể hiện ở việc chuẩn bị bài giảng khá chu đáo, kỹ lưỡng (3,36), và tương đối rõ ràng, dễ hiểu (3,2). Tuy nhiên, giảng viên vẫn chưa tạo được nhiều

cơ hội tiếp xúc trò chuyện với học viên, chưa tạo được sự gắn kết giữa giảng viên và học viên trong việc phát huy hiệu quả bài giảng (2,76).

- Nội dung của chương trình đào tạo đã phù hợp với công việc thực tế của nhân viên (4,32), đã giúp cho nhân viên phát huy được khả năng, óc sáng tạo (3,8).

Tuy nhiên, chương trình đào tạo chưa cập nhật được nhiều thông tin mới (2,48) mà chỉ giới hạn ở những bài học cơ bản trong giáo trình ở các trường dạy nghề, bài giảng chưa đạt hiệu quả sử dụng thời gian, chưa cô đọng vào những nội dung chi tiết (1,92), do đó đã làm giảm sự hấp dẫn đối với học viên (2,72).

- Nhân viên công ty chưa nhận thức được rõ những lợi ích nhận được sau đào tạo, do đó họ chưa thấy được sự xứng đáng của việc tham gia chương trình đào tạo so với mức chi phí khá cao mà họ đã bỏ ra (2,84). Mục đích của họ tham gia đào tạo chỉ nhằm nâng cao tay nghề phục vụ cho công việc thực tế. Do đó các mối liên hệ giữa học viên tương đối rời rạc. Mức độ chia sẻ thông tin lẫn nhau cũng chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy được hết ham muốn học tập của nhân viên.

Một phần của tài liệu Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại công ty Khách sạn du lịch Thắng Lợi (Trang 28)