Dự báo triển vọng và quan điểm về phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa.

Một phần của tài liệu Phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa.DOC (Trang 49)

Hiện tại các sản phẩm máy công cụ CNC của BKMech chế tạo vẫn làm một chiều là đi thuyết phục, giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng chứ chưa có hướng nào để tiếp cận với khách hàng cụ thể”. Nguyên nhân là do các sản phẩm như BKMech- VMC65, BKMech-VMC110 và BKMech-HSM50 là sản phẩm công nghệ cao đầu tiên được sản xuất thành công tại Việt Nam, chưa có danh tiếng, BKMech là nhà sản xuất cũng chưa phải là lớn để có sức ảnh hưởng rộng. Bản thân sản phẩm này còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ghê gớm với sản phẩm của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Sản phẩm đầu tiên có thể gây được sự chú ý cho khách hàng nhưng để tạo được niềm tin thì cần phải có thời gian. Marketing rầm rộ có thể là cứu cánh cho vấn đề này nhưng BKMech là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn tài chính eo hẹp, không có khả năng truyền thông dồi dào. Việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm hầu như chỉ dừng lại ở việc quảng cáo trên mạng: website của công ty, ngoài ra còn trên website của bộ công thương và một số các website khác. Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty trên trang web của công ty không được cập nhật thường xuyên, khiến cho khách hàng khó có thể tiếp cận được các thông tin về sản phẩm và dịch vụ có nhu cầu.

Công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa chưa có một bộ phận cụ thể chịu trách nhiệm về chiến lược của công ty. Việc phát triển chiến lược của công ty chủ yếu là do giám đốc và một số các trưởng phòng quyết định. Do đó, quá trình phát triển chiến lược của công ty không được thực hiện một cách bài bản, tiến trình thực hiện không được theo dõi, đánh giá sát sao.

Ngoài ra, còn có một số hạn chế nữa mà BKMech cần có những biện pháp để giải quyết và khắc phục giúp phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm máy điều khiển công cụ số của công ty.

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm về phát triển chiến lược kinh doanh sảnphẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa. phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa. 4.2.1. Dự báo triển vọng phát triển chiến lược kinh doanh

* Dự báo phát triển xu thế phát triển kinh doanh

Để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang phải tìm lời giải cho bài toán cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. theo đó nghị quyết trung ương 2 khóa VIII và kết luận của hội nghị trung ương 6 khóa IX đã khẳng định : Việc nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử là một bước đi rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Cơ điện tử cho phép các nước nghèo có thể phát triển, đi tắt dón đầu công nghệ. Do đó, Cơ điện tử đã đang và

sẽ được nhà nước và chính quyền quan tâm và có những giải pháp trợ giúp để phát triển ngành. Nội đặt ra phấn đấu đến năm 2015 có thể sản xuất được một số sản phẩm cơ điện tử chất lượng ngang tầm khu vực, đến năm 2025 có một số sản phẩm hoàn toàn “made in Việt Nam”.

Xu hướng tất yếu đó chính là sự kết hợp giữa ngành cơ điện tử với các ngành, các lĩnh vực khác. Nhiều đề tài thuộc lĩnh vực cơ điện tử đã xuất hiện trong các chương trình nghiên cứu khoa học và phát công nghệ cấp nhà nước như KC03- Chương trình khoa học & Công nghệ về Công nghệ Tự động hoá, KC05- Chương trình khoa học & Công nghệ về Phát triển Công nghệ chế tạo máy, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông,... đã khẳng định sự xích lại gần nhau của các ngành này, đó chính là xu thế tất yếu của cơ điện tử. Tuy nhiên, chúng ta rất cần một chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp nhà nước về cơ điện tử đảm bảo lối tiếp cận tổng thể (top-down) và xuyên suốt hàng chục năm đối với lĩnh vực đa ngành này .

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí- tự động hóa nói riêng đang nỗ lực hết mình để tiếp cận với công nghệ mới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển và chuyển giao công nghệ mới là việc làm tất yếu trong quá trình hội nhập đó. Công nghệ CAD/CAM/CAE- CNC là một trong những công nghệ mới đang được ứng dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

TS Hoàng Vĩnh Sinh cho biết, cho biết Bộ KH - CN đang có chủ trương lập những trung tâm giải mã công nghệ để thúc đẩy việc nghiên cứu, khám phá bí quyết công nghệ của các loại sản phẩm tiên tiến nhằm phục vụ cho nhu cầu máy móc, thiết bị của các ngành công nghiệp. Nhà nước tập chung vốn hỗ trợ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn khác vào phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn, theo đó xét đến năm 2025 sẽ có 125 triệu USD dành để đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2015 và 134 triệu USD trong giai đoạn 2016 – 2025. Mục tiêu đến năm 2015, ngành công nghiệp cơ điện tử sẽ đạt khoảng 3.100 tỷ đồng giá trị sản xuất thực tế, 18 – 20 triệu USD giá trị xuất khẩu. Đến năm 2025, các con số tương ứng là 8.200 tỷ đồng và 60 – 65 triệu USD. Theo đó, Ngành sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm chủ lực như máy công cụ điều khiển số CNC, thiết bị cơ điện tử phục vụ xây dựng và giao thông vận tải; phục vụ chế biến nông sản; hàng tiêu dùng cơ điển tử....

Ngành cơ điện tử trở thành ngành mũi nhọn mà nhà nước tập chung vào phát triển. Do đó, ngành cơ điện tử sẽ có xu hướng phát triển với tốc độ rất cao.

* Dự báo nhu cầu thị trường

Nắm bắt được các xu thế của cơ điện tử (chuyển dần từ các sản phẩm cơ điện tử cao cấp, chuyên biệt sang các sản phẩm cơ điện tử công nghiệp; chuyển dịch thay thế các chức năng, nguyên lý và thiết kế cơ khí sang các giải pháp phần mềm; chuyển dịch từ

phương pháp tiếp cận trên cơ sở phối ghép hệ thống nhỏ sang phương pháp tiếp cận hệ thống lớn toàn cục; mở rộng gắn kết với các công nghệ mới khác và đi từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô ), với sự thay đổi nhận thức kịp thời và có các chính sách vĩ mô phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được xu hướng phát triển của ngành cơ điện tử nói chung và BKMech nói riêng.

Với nhu cầu sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành rẻ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không ngần ngại tiếp cận các máy công cụ điểu khiển số, sản phẩm của ngành cơ điện tử hiện đại để mang về cho doanh nghiệp mình những giải pháp công nghệ mới. Vì vậy mà theo sau nhu cầu lớn về các sản phẩm công nghệ cao sẽ là sự tăng lên về nhu cầu máy điều khiển công cụ số.

* Định hướng phát triển của công ty

Tập trung phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử một cách hiệu quả bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Tập trung phát triển một số sản phẩm trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng thế mạnh của công ty. Tạo điều kiện cao nhất cho việc mở rộng hợp tác đầu tư nhằm tăng cường năng lực tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến thế giới. Tạo ra các sản phẩm máy công cụ điều khiển số có khả năng cạnh tranh cao, giá trị gia tăng cao, sản lượng đủ lớn tham gia vào sân chơi thị trường. Các lãnh đạo của công ty cũng đã nhìn ra được những sự biến động của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình và đã có những thay đổi để phát triển chiến lược kinh doanh. Nhằm làm cho chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược chi phí thấp cũng như khác biệt hóa sản phẩm phù hợp hơn với sự biến động của thị trường.

Trong thời gian tới cung với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việt Nam đã có những bước đáng kể trong quá trình hội nhập trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội mới bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn thách thức được đặt ra. Từ những thuận lợi và khó khăn được đặt ra thì trong thời gian tới công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa cần đề ra các định hướng phát triển như sau:

- Công ty tập trung phát triển sang một số thị trường có tiềm năng ở Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng làm sao đảm bảo cung cấp các sản phẩm đồng thời phải ra tăng thêm việc cung cấp các dịch vụ nhằm chắc chắn sản phẩm của công ty luôn đem đến những tiện ích cho khách hàng.

- Công ty cần tăng cường nâng cao công tác tiếp thị quảng cáo sản phẩm để giữ vững vị thế của mình trên thị trường.

- Ngày càng mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, và các đối tác làm ăn cũng như các nhà cung cấp và hợp tác nghiên cứu. Công ty cố gắng duy trì và mở rộng quan hệ để từ đó tìm kiếm được thị trường mới, bạn hàng mới giàu tiềm năng.

- Quản lý triệt để khắt khe về sản phẩm chất lượng để đến 2015 sẽ có cung cấp các sản phẩm máy có chất lượng tốt nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam với cách sử dụng dễ nhất và giá cả phù hợp nhất.

- Tiếp tục giữ vững và phát triển hoạt động kinh doanh một cách toàn diện và đa dạng hóa ngành nghề, nòng cốt là làm tăng doanh số bán, mở rộng thị trường....

- Tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh của công ty về mặt hàng sản phẩm máy công cụ. Ngoài sản phẩm máy công cụ ra công ty còn tập chung nghiên cứu cung cấp các sản phẩm khác như phần mền CAM/CAE... và các dịch vụ liên quan tới kĩnh vực công nghệ cao.

- Góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước, tăng doanh thu cho cán bộ nhân viên, góp phần ổn định xã hội.

- Công ty tiếp tục hoàn thiện các công tác quản lý theo định hướng tăng năng suất lao động, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường tính đoàn kết phối hợp chặt chẽ giữa mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của công ty để phát triển công ty ngày càng bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa.DOC (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w