Thực trạng phát triển các quyết định marketing chiến lược

Một phần của tài liệu Phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa.DOC (Trang 38)

Để thực hiện phát triển chiến lược kinh doanh mà công ty theo đuổi, công ty cần phát triển các quyết định marketing chiến lược về giá, sản pẩm, xúc tiến và phân phối.

Nhận xét: Với thế mạnh của mình về chi phí máy móc, thiết bị, nhân công thấp. Được sự ưu đãi của nhà nước cho các công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thì khi thực hiện phát triển chiến lược kinh doanh của mình, BKMech tập chung vào quyết định về giá (40%). Các sản phẩm máy công cụ điều khiển số do BKMech sản xuất là máy công cụ điều khiểu số được sản xuất đầu tiên ở Việt Nam, các sản phẩm cần được nghiên cứu và cải thiện, nên các quyết định cũng được tập chung vào các quyết định về sản phẩm (30%). Các hoạt động xúc tiến mới được công ty nhận thức là quan trọng với doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh hiện nay, có 20% ý kiến cho rằng công ty đang tập chung các quyết đinh về xúc tiến. Năng lực sản xuất của công ty còn nhỏ, khách hàng đặt hàng với số lượng ít nên việc phân phối doanh nghiệp không chú ý lắm.

Các quyết định về sản phẩm

Với chất lượng ngang bằng với những loại máy công cụ điều khiển số đắt tiền nhập khẩu thì máy phay CNC của BKMech có tốc độ phay của trục chính lên đến 24.000 vòng/ph, tốc độ dịch chuyển khoảng 30m/ph, giúp giảm thời gian gia công, trung bình tiết kiệm khoảng 20 – 40% so với gia công phay thông thường.

Tuy nhiên, với sự hạn chế về máy móc công nghệ, sản phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty BKMech có một số các hạn chế. Vì vậy, BKMech có những quyết định

cải thiện chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, tiếp tục thiết kế và chế tạo các loại máy công cụ điều khiển khác đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, BKMech sẽ cho ra đời 1 loạt các sản phẩm mới như: máy tiện có trục C, máy tiện băng nghiêng, máy CNC 2 cột cỡ lớn, máy đột CNC. Đồng thời, tích lũy kiến thức, đào tạo đội ngũ, xây dựng thương hiệu… nhằm đưa Việt Nam có một chỗ đứng trong các quốc gia sản xuất máy CNC… Giai đoạn từ 2015-2020, BKMech đặt ra mục tiêu tạo ra được các máy CNC có kết cấu và tính năng hoàn toàn khác biệt với các máy hiện có, định vị được vai trò của nền công nghiệp sản xuất máy công cụ của Việt Nam trên bản đồ thế giới, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Các quyết định về giá

Do tốc độ cắt cao hơn với giá của sản phẩm khoảng từ 50.000 USD – 80.000 USD tùy vào cấu hình khách hàng đặt, bằng khoảng 50% so với nhập khẩu từ Đài Loan. Máy phay CNC 5 trục – sản phẩm của Đề tài KC.05.28/01-05 về “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy phay CNC 5 trục” của TS. Hoàng Vĩnh Sinh - Viện Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đã được Công ty Rorze Robotech của Nhật đặt chế tạo với giá 140.000 USD. Trong khi đó, trong hơn 100 công ty sản xuất máy của Đài Loan, chỉ có gần 10% công ty có đủ năng lực để chế tạo chủng loại máy này.

Các quyết định về xúc tiến

Với sự thay đổi của môi trường, xu hướng các doanh nghiệp dần theo đuổi kịp nhau về chi phí và chất lượng, thì BKMech cũng đã chú trọng hơn về xúc tiến để thực hiện chiến lược khác biệt hóa của mình thông qua các dịch vụ kèm theo mà công ty cung cấp hoàn chỉnh các dịch vụ khác để phục vụ cho các khách hàng sử dụng máy CNC như: cung cấp các phần mềm CAD/CAM có bản quyền, cung cấp giải pháp CAE phục vụ mô phỏng cho thiết kế khuôn mẫu, ứng dụng công công nghệ thông tin cho công nghệ chế tạo, cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau từ khâu khảo sát, phân tích để lựa chọn giải pháp đầu tư hợp lý cho hệ thống, đào tạo sử dụng thiết bị và phần mềm…

Theo đó, ông Sinh chia sẻ: “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển về thiết kế và đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu bên cạnh việc làm tốt khâu chăm sóc khách hàng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là con đường đi đúng đắn nhất và là cách PR sản phẩm tốt nhất cho mình”. Để tạo được niềm tin bắt buộc với khách hàng, các sản phẩm KHCN phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, lúc đó mới có thể nói đến thị trường trong nước và quốc tế. Rất nhiều sản phẩm Việt Nam sau khi đạt chứng chỉ quốc tế đều có thể xuất khẩu được.

Các quyết định về phân phối

Hình 3.7. Kế hoạch tăng kênh phân phối của công ty

Nhận xét:

Kênh phân phối hiện nay của công ty là kênh phân phối trực tiếp. Công ty sẽ trực tiếp ký kết các hợp đồng và giao hàng cho khách hàng. Công ty chủ yếu phân phối ở các thành phố lớn, nhiều khu công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. Hiện nay, kế hoạch tăng kênh phân phối của công ty là sẽ mở các đại lý cấp 1 tại các thành phố lớn, nơi mà doanh nghiệp đang tập chung phân phối sản phẩm ở đó để có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, kế hoạch tăng kênh phân phối vẫn chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển chiến lược kinh doanh sản phẩm máy công cụ điều khiển số của công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa.DOC (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w