Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Siêu thị Hà Nội.DOC (Trang 28)

Qua các số liệu thu thập được ở các phòng ban trong công ty, trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của phòng kế toán cho thấy:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty siêu thị Hà Nội trong những năm qua có rất nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu và lợi nhuận kinh doanh hàng năm của công ty có xu hướng tăng qua các năm, điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị: Tỷ VNĐ

tiêu 8 Doanh thu 665,38 3117,8 ,956144 41182,7 215,78 Chi phí 48,57 90,48 7 108 ,98 130,7 4 150,54 Lợi nhuận 16,81 6 327,34 97635, 152,00 65,24

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty Siêu thị Hà Nội

Từ bảng 3.3 trên cho thấy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội đều tăng lên qua các năm nhưng mức độ tăng có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi khác biệt nhất là doanh thu năm 2007 so với năm 2006. Doanh thu năm 2007 tăng gấp 1,8 lần doanh thu năm 2006 ( tăng 52,44 tỷ đồng), nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu vượt bậc từ năm 2006 đến năm 2007 là đến cuối tháng 11 năm 2006 công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ chính thức đổi tên thành công ty Siêu thị Hà Nội, không chỉ đổi tên mà công ty cũng có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức công ty cũng như những đổi mới trong các hoạt động của các phòng ban. Đây là một quyết định chuyển đổi đúng đắn để công ty hoạt động thuận lợi hơn và thể hiện sự đổi mới của công ty trước những thách thức mới khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đồng thời cũng khẳng định sự vươn lên để chuẩn bị cho tình hình cạnh tranh mới vào năm 2009, khi các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nước ngoài chính thức được tham gia vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó trong năm 2007, công ty Siêu thị Hà Nội đã mở thêm nhiều siêu thị mới cũng như cải tạo các siêu thị cũ như siêu thị số 5 Lê Duẩn mở thêm diện tích, siêu thị D2 Giảng Võ tách riêng Haprofood chuyên kinh doanh thực phẩm với Hapromart, công ty đã mở rộng thêm nhiều ngành hàng và đó là nguyên nhân chính làm doanh thu năm 2007 tăng vượt trội như vậy. Từ năm 2008 đến năm 2010 doanh thu hằng năm vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức độ tăng và tốc độ tăng doanh thu có xu hướng chậm lại. Tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với 2006 là 80,2%, đến năm 2008 giảm xuống còn 23% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa leo thang đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng do vậy tốc độ tăng doanh thu giảm xuống. Đến

năm 2009, nền kinh tế trong nước và quốc tế đã có khởi sắc, cùng với việc thực hiện chương trình bình ổn giá của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nên tốc độ tăng doanh thu trong năm 2009 đã tăng lên 26,1% và năm 2010 đạt mức 18,1% so với năm 2009.

Về lợi nhuận, theo bảng 3.3 lợi nhuận thu về của công ty cũng tăng qua các năm, lợi nhuận thu được năm 2006 là 16,816 tỷ đồng và đến năm 2010 lợi nhuận thu về là 65,24 tỷ đồng, chỉ trong vòng 4 năm lợi nhuận của công ty đã tăng lên 48,424 tỷ đồng, điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh hằng năm của công ty có nhiều chuyển biến tích cực, dù bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan bên ngoài như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao hay chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ổn định và không ngừng mở rộng thị phần của mình không chỉ ở Hà Nội mà còn sang các tỉnh lân cận ở khu vực miền Bắc. Tuy nhiên xét về mặt tương đối, tốc độ tăng lợi nhuận của công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể là, năm 2007 tốc độ tăng lợi nhuận của công ty so với năm 2006 là 62,6% nhưng đến năm 2008 tốc độ tăng lợi nhuận so với năm 2007 chỉ còn 31,57%, đến năm 2009 và 2010 tốc độ gia tăng lợi nhuận của công ty lần lượt là: 44,54% và 25,46%. Qua đó cho thấy, tuy lợi nhuận có tăng lên qua các năm nhưng tốc độ gia tăng lợi nhuận lại giảm xuống nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do việc khai thác và sử dụng nguồn lực của công ty chưa hợp lý, chưa phát huy được hết lợi thế kinh doanh của mình.

Nhìn chung, từ năm 2006 đến năm 2010 doanh thu và lợi nhuận của công ty Siêu thị Hà Nội đều tăng lên nhưng chỉ nghiên cứu ở góc độ đó thì chưa thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty Siêu thị Hà Nội từ năm 2006 đến 2010

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2

006 007 2 008 2 009 2 010 2

Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu 2 5,72 2 3,21 2 4,82 2 8,46 3 0,23

4,62 0,22 3,01 9,77 3,34

Nguồn:Phòng kế toán tài chính – Công ty Siêu thị Hà Nội kết hợp với việc tự tính toán

Xét về mặt hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty, năm 2006 tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty đạt 25,72%, tức là một đồng doanh thu kiếm về thì công ty thu được 0,2572 đồng lợi nhuận. Năm 2007 tỷ suất này giảm xuống còn 23,21%, năm 2008 là 24,82%. Trong hai năm 2007 và 2008, một đồng doanh thu kiếm về thu được ít lợi nhuận hơn so với năm 2006, điều này cho thấy trong hai năm này việc sử dụng chi phí của công ty chưa hợp lý và cần phải có giải pháp thiết thực nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực của công ty được hiệu quả hơn. Đến năm 2009 và năm 2010 tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty đã được nâng lên tương ứng là: 28,46% và 30,23%, tức là tính đến năm 2010 thì một đồng doanh thu có được thì công ty thu về 0,3023 đồng lợi nhuận, đồng lợi nhuận thu về tăng lên chứng tỏ rằng việc sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh của công ty đã có tiến triển tốt và ngày càng được quan tâm hơn.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau, ở phần trên mới phân tích được hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về một đồng doanh thu kiếm được ( hay một đồng chi phí bỏ ra) công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận...Nhưng việc phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp lại chưa chỉ ra được nhân tố nào, nguồn lực nào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Do vậy cần phải phân tích thêm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận để tìm hiểu rõ vấn đề này.

Dưới đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty Siêu thị Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010 ( Bảng 3.5)

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Siêu thị Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2 006 007 2 008 2 009 2 010 2 Vốn kinh doanh 5 5,63 9 8,736 1 11,62 1 42,86 1 54,42 VCĐ 3 4,89 5,78 5 2,85 6 1,3 8 2,52 9 VLĐ 2 4 4 6 6

0,74 2,956 8,77 1,56 1,9

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – công ty Siêu thị Hà Nội kết hợp với việc tự tính toán

Từ năm 2006 đến năm 2010 nguồn vốn kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội đều tăng lên về mặt tuyệt đối, năm 2006 vốn kinh doanh là 55,63 tỷ đồng, chỉ sau 4 năm hoạt động con số này đã tăng lên 154,42 tỷ đồng ( tăng lên 2,78 lần). Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nguồn VCĐ chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn VLĐ, việc sử dụng các nguồn lực này có hợp lý không thì cần phải xem xét qua các chỉ tiêu phân tích dưới đây:

* Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ

Hiệu quả sử dụng VCĐ được thể hiện chi tiết ở bảng số liệu 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty Siêu thị Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2

006 007 2 008 2 009 2 010 2

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 0

,482 ,490 0 ,572 0 ,640 0 ,705 0 Vòng quay VCĐ 1 ,874 2 ,112 2 ,306 2 ,248 2 ,332

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – công ty Siêu thị Hà Nội kết hợp với việc tự tính toán

Năm 2006, Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ của công ty là 0,482 tức là một đồng VCĐ bỏ ra công ty thu về được 0,482 đồng lợi nhuận, tỷ suất này tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo và đến năm 2010, một đồng VCĐ bỏ ra công ty thu về 0,705 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty tăng lên qua các năm là do công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, thay thế thiết bị mới cho thiết bị cũ nhằm phục vụ cho bộ phận quản lý của công ty, lắp đặt hệ thống các camera quan sát ở trong siêu thị do vậy mà hiệu quả kinh doanh của công ty không ngừng nâng lên. Số vòng quay VCĐ của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2006, số vòng quay VCĐ của công ty là 1,874 có nghĩa là trong một năm một đồng VCĐ bỏ ra thu về được 1,874 đồng doanh thu. Đến năm 2010 thì một đồng vốn cố định bỏ ra

công ty thu về được 2,332 đồng doanh thu (tăng lên 0,458 đồng so với năm 2006). Với bản chất là doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ nhưng số vòng quay VCĐ của công ty thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp bán lẻ khác trong ngành (vòng quay VCĐ của công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh năm 2009 là 4,135; công ty Cổ phần sữa Vinamilk là 5,627; Nguồn: báo cáo tài chính năm 2009 trên website của 2 công ty). Điều này cho thấy, mặc dù số vòng quay VCĐ có tăng lên qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty còn rất thấp. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của mình, công ty đã đầu từ quá nhiều nguồn VCĐ vào việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, việc khai thác và sử dụng nguồn VCĐ của công ty còn lãng phí, chưa hợp lý, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh cao, cơ cấu vốn kinh doanh không hợp lý do vậy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty còn thấp.

* Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

Hiệu quả sử dụng VLĐ được thể hiện chi tiết ở bảng số liệu 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Siêu thị Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2 006 2 007 2 008 2 009 2 010

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 0

,811 ,637 0 ,738 0 ,845 0 ,054 1 Vòng quay VLĐ 3 ,153 2 ,743 2 ,972 2 ,969 3 ,486

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – công ty Siêu thị Hà Nội kết hợp với việc tự tính toán

Năm 2006, một đồng VLĐ bỏ ra công ty thu về 0,811 đồng lợi nhuận, đến năm 2007 cũng một đồng VLĐ bỏ ra công ty chỉ thu về được 0,637 đồng, năm 2008 thu về 0,738 đồng. Việc sử dụng VLĐ của công ty năm 2007, 2008 kém hiệu quả hơn năm 2006 là do năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nên tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm xuống nên khả năng tiêu thụ hàng hóa chậm lại, hơn nữa chi phí bỏ ra để sử dụng mỗi nguồn lực cũng tăng cao do sự trượt giá của đồng tiền vì thế mà mức lợi nhuận thu về không được cao như dự kiến. Mặt khác công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng của công ty vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng nên công ty chưa thể thu hút khách hàng từ đối thủ

cạnh tranh về phía mình. Năm 2009 và năm 2010 tỷ suất lợi nhuận VLĐ đã có sự chuyển biến tích cực và có xu hướng tăng cao hơn so với các năm trước.

Số vòng quay VLĐ của công ty có sự biến đổi qua các năm. Năm 2006 một đồng VLĐ bỏ ra công ty thu được 3,153 đồng doanh thu, năm 2007 số vòng quay VLĐ giảm xuống, một đồng VLĐ bỏ ra thu được 2,743 đồng doanh thu và năm 2010 lại tăng lên và thu được 3,486 đồng doanh thu.

Qua kết quả phân tích ở trên ta thấy, những năm qua công ty luôn mở rộng quy mô kinh doanh của mình, không chỉ ở trên địa bàn Hà Nội mà còn mở rộng sang các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình...nên công ty dành rất nhiều VCĐ để đầu tư, xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các dự án này. Song cơ cấu vốn kinh doanh của công ty vẫn chưa được sử dụng hợp lý. VLĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn, VLĐ trong kinh doanh vẫn còn thiếu so với nhu cầu vốn hiện tại. Do vậy trong thời gian tới công ty cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của mình.

CHƯƠNG IV:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Siêu thị Hà Nội.DOC (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w