- Cần thường xuyên thay đổi thành phần của nhóm bằng các cách chia nhóm khác nhau, tạo điều kiện cho HS được hợp tác, giao lưu với tất cả các bạn trong
5. Phương pháp dự án a) Bản chất
a) Bản chất
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Học theo dự án kích thích hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học, rèn luyện nhiều kĩ năng sống như hợp tác, giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, quản lí thời gian ....
b) Cách thực hiện
Phương pháp dự án được thực hiện qua các bước sau:
- Lựa chọn chủ đề: GV cùng học sinh đề xuất chủ đề, mục đích của dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hoá thành những tiểu chủ đề.
- Xây dựng kế hoạch dự án: Học sinh xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện dự án. Trong kế hoạch cần xác định nội dung những công việc cần làm, dự kiến thời gian cho từng công việc, phân công thực hiện.
- Thực hiện kế hoạch dự án: Trong bước này, các thành viên và nhóm cần thực hiện các công việc đã được phân công, thu thập và xử lí thông tin, tìm câu trả lời cho các vấn đề cần giải quyết.
- Trình bày kết quả dự án: Học sinh trình những điều đã học được, tìm thấy hay tạo ra. Kết quả được trình bày dưới những hình thức khác nhau: bài thu hoạch, báo cáo, tranh ảnh, văn thơ, triển lãm, mô hình, diễn kịch, biểu diễn văn nghệ, phim video...
- Đánh giá dự án: Giáo viên và học sinh cùng đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của dự án, rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
c) Một số điểm cần lưu ý
- Đề tài dự án phải phù hợp với thực tiến địa phương, phù hợp với khả năng và hứng thú của học sinh.
- Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể, huy động được sự tích cực tham gia của học sinh.
- Trong các nhóm nên có cả học sinh khá giỏi và học sinh yếu để có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
- Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên cần quan tâm động viên và hỗ trợ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn.
Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài 3 “Công dân bình đẳng trước pháp luật”
(Giáo dục công dân lớp 12), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tìm hiểu về công tác phòng, chống tham nhũng và việc xử lí tội tham nhũng ở nước ta thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, không phân biệt người có chức vụ, quyền hạn cao hay thấp.