Phương pháp đóng vai a) Bản chất

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁO DỤC NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 49)

- Cần thường xuyên thay đổi thành phần của nhóm bằng các cách chia nhóm khác nhau, tạo điều kiện cho HS được hợp tác, giao lưu với tất cả các bạn trong

4. Phương pháp đóng vai a) Bản chất

a) Bản chất

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Học sinh sẽ đóng vai các nhân vật, thể hiện cách xử lí giải quyết tình huống trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Đóng vai có nhiều ưu thế trong việc rèn luyện kĩ năng ứng xử cho học sinh, làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh trong việc tìm kiếm cách xử lí và thể hiện cách ứng xử, làm thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng tích cực.

b) Cách thực hiện

Đóng vai được tiến hành theo các bước sau:

- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm, trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

Các nhóm thảo luận nghiên cứu tình huống, xây dựng kịch bản, chuẩn bị vai diễn và phân công đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống. - Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử của các vai diễn.

- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

c) Một số điểm cần lưu ý

- Tình huống để đóng vai cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.

- Tình huống đóng vai phải có tính mục đích thật rõ ràng, không nên quá phức tạp và phải có nhiều cách giải quyết.

- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai, mỗi nhóm thể hiện cách ứng xử khác nhau, trên cơ sở đó học sinh nhận xét, đánh giá, so sánh các cách ứng xử và lựa chọn cách ứng xử tối ưu.

- Phải dành thời gian thích hợp cho học sinh thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.

- Trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai, giáo viên nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết.

Ví dụ minh hoạ:

Khi dạy bài 15 “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (Giáo dục công dân lớp 11), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai trong tình huống sau:

Anh Hùng là cán bộ kiểm lâm. Một lần trong khi đang làm nhiệm vụ, anh phát hiện một nhóm người đang vận chuyển gỗ trái phép ra khỏi rừng. Anh yêu cầu nhóm người này dừng lại và lập biên bản để xử lí. Họ nói nếu anh bỏ qua cho họ thì họ sẽ bồi dưỡng cho anh, và một người trong nhóm móc túi áo lấy ra một tập tiền đưa cho anh...

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁO DỤC NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w