Đối với kiểm tra, đánh giá những bài có tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũngtrong môn Giáo dục công dân

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁO DỤC NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 72)

II- ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

3. Đối với kiểm tra, đánh giá những bài có tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũngtrong môn Giáo dục công dân

- Khi đã đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào trong dạy học thì phải tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Nội dung kiểm tra cần thống nhất với nội dung được đưa vào dạy học trong bộ môn ở cấp THPT như :

+ Những biểu hiện tham nhũng; + Tác hại của tham nhũng;

+ Thái độ ứng xử của HS trước vấn đề tham nhũng. ...

- Hình thức kiểm tra:

+ Bài kiểm tra có thể là toàn bộ nội dung về phòng, chống tham nhũng. + Bài kiểm tra kết hợp với những nội dung khác.

- Bài kiểm tra có thể kiểm tra viết, hoặc kiểm tra thông qua đánh giá học sinh làm bài tập nghiên cứu, viết báo cáo điều tra thực tế; báo cáo tham quan thực tế, phân tích đánh giá các số liệu, …

- Mức độ kiến thức:

Phải cân đối giữa kiến thức, kĩ nẵng và thái độ.

+ Về kiến thức: Cân đối giữa mức độ biết, hiểu và vận dụng.

+ Về kĩ năng: rèn luyện khả năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kĩ năng thực hành, vận dụng các nội dung phòng chống tham nhũng đã học vào nhìn nhận đánh giá những vấn đề bức xúc về tham nhũng đang diễn ra.

- Về thái độ:

Hình thành và phát triển ở HS những tình cảm, biết yêu cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi, việc làm tham nhũng.

Trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học; giúp học sinh có sự thống nhất giữa ý thức và hành vi.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁO DỤC NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w