7. Phương pháp nghiên cứu
3.3.4. Đánh giá của giảng viên về thực trạng tự quản lý hoạt động
học tập của sinh viên trường Đại học Thái Nguyên
Tìm hiểu đánh giá của giảng viên về thực trạng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên, tôi tìm hiểu trên hai nội dung chính. Đó là đánh giá của giảng viên về các hoạt động học tập diễn ra trên lớp và đánh giá của giảng viên về thực trạng tự quản lý hiện nay. Với hai nội dung này, vừa có thể kiểm tra được nguồn thông tin thu thập được từ phía sinh viên, vừa làm rõ hơn thực trạng những hoạt động này diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau.
- Đánh giá của giảng viên về hoạt động học tập trên lớp của sinh viên
Bảng 3.5 dưới đây là ý kiến đánh giá của giảng viên về những hoạt động học tập trên lớp của sinh viên khảo sát. Những hoạt động học tập trên lớp của sinh viên được trình bày ở 11 hành động học tập và được giảng viên đánh giá ở 3 mức độ là “thường xuyên”; “Thỉnh thoảng” và “Không
thực hiện”.
Số liệu từ bảng 3.10 cho thấy giảng viên có đánh giá tương đối đồng nhất với nhau về hành động học tập được sinh viên thực hiện trên giảng đường. Tuy nhiên, các hành động này được số lượng giảng viên đánh giá theo mức độ thỉnh thoảng nhiều hơn là mức độ thường xuyên. Hầu hết các nội dung đều được thực hiện với mức độ thỉnh thoảng tương đối đồng đều (60.0 – 65.0%). Mức độ thường xuyên cao nhất là hành động nghe và ghi chép những vấn đề giảng dạy trên lớp của giảng viên (40.0%).
Bảng 3.10. Đánh giá của giảng viên về hoạt động học tập trên lớp của sinh viên
STT Hành động học tập Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện ĐTB SL % SL % SL % 1 Nghe và ghi chép những vấn
đề giảng viên dạy trên lớp 8 40.0 12 60.0 0 0.0 1.6 2 Đọc tài liệu theo hướng dẫn
của đề cương môn học, của giảng viên
4 20.0 13 65.0 3 15.0 1.95
3 Tìm kiếm tài liệu tham khảo,
giáo trình 1 5.0 12 60.0 7 35.0 2.3
4 Tranh luận ý kiến trong thảo
luận ở lớp 4 20.0 12 60.0 4 20.0 2.0
5 Trao đổi ý kiến với thày, với
bạn học 3 15.0 13 65.0 4 20.0 2.05
6 Chuẩn bị các vấn đề để hỏi
giảng viên 2 10.0 10 50.0 8 40.0 2.3
7 Chuẩn bị cho giờ thảo luận
theo chủ đề thầy cô giao 4 20.0 13 65.0 3 15.0 1.95 8 Phối hợp với bạn chuẩn bị
nội dung chủ đề thảo luận 6 30.0 12 60.0 2 10.0 1.8 9 Đặt câu hỏi trong giờ thảo luận 7 35.0 12 60.0 1 5.0 1.7 10 Trả lời câu hỏi thảo luận 7 35.0 13 65.0 0 0.0 1.65 11 Phát biểu ý kiến trên lớp 6 30.0 12 60.0 2 10.0 1.8
Rõ ràng, giảng viên không đánh giá cao các hành động này của sinh viên. Điều này cũng được thể hiện thông qua điểm trung bình của các hành
động được nêu là 1.77 (1.75<1.77<2.34) chỉ đạt mức độ trung bình kém. Giảng viên cho rằng, sinh viên chưa thực sự nỗ lực thực hiện các hoạt động học tập này trên lớp.
- Đánh giá của giảng viên về thực trạng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Biểu đồ 3.19. Đánh giá của giảng viên về thực trạng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Nhiều giảng viên tương đối đồng tình rằng sinh viên tự quản lý việc học của mình khá hiệu quả (65.0%). Bên cạnh đó, một số giảng viên rất đồng tình cho rằng sinh viên chỉ đạt mức trung bình về tự quản lý hoạt động học tập của mình (40.0%). Để tìm hiểu sâu hơn về nhận định của giảng viên đối với việc tự quản lý học tập của sinh viên, tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số giảng viên:
Sinh viên ở trường mặc dù đã biết chủ động với môn học và việc đăng ký học phần, tín chỉ nhưng sinh viên ít chịu đầu tư thời gian cho việc học ngoài giờ. Theo tôi, sinh viên vẫn còn thụ động với chính những tri
thông tin về những vấn đề liên quan tới bài học nhưng sinh viên không có sự năng động với chính các điều kiện thuận lợi mà mình có (như thư viện, internet,…) (Giảng viên Lê Thị Như Hoa – Khoa tâm lý học giáo dục - trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên)
Tôi cho rằng sinh viên còn dành quá nhiều thời gian để vui chơi, giải trí. Sinh viên chưa xác định rõ những việc cần thiết phải làm khi học đại học. Nhiều em không coi trọng việc rèn luyện và mở rộng vốn tri thức vốn đã hạn chế của mình (giảng viên Phạm Thế Hùng – Khoa Khoa học sự sống – Đạo học Khoa học)
Sinh viên hiện nay có đủ điều kiện về tư liệu, tài liệu nhưng tôi thấy sinh viên chưa tận dụng triệt để. Đơn cử là sinh viên ngồi học ở tại thư viện, tôi không thấy nhiều, trong khi ngay cả bản thân tôi cũng vẫn phải lên thư viện ít nhất 2 lần 1 tuần. Hơn nữa, những bài học cần mở rộng thêm sang tư liệu nước ngoài thì sinh viên rất kém trong việc khai thác các nguồn này. Từ đó mà tôi thấy rằng, muốn tự quản lý được việc học của mình thì sinh viên phải thực sự có suy nghĩ nghiêm túc và đầu tư đáng kể thời gian và công sức mới có thể làm được việc đó. (Giảng viên Nguyễn Anh Tuần – Đại học Y khoa)
Qua thông tin thu được trong các phiếu phỏng vấn sâu, giảng viên vẫn chưa đánh giá cao việc tự quản lý học tập của sinh viên trường mình. Tương tự như đánh giá về hoạt động học tập trên lớp của sinh viên, giảng viên nhìn nhận các hoạt động học tập khác của sinh viên cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Qua đó, giảng viên không đánh giá cao.
Những đánh giá này được làm rõ trong Hội nghị rút kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ được tổ chức tại trường Đại học Thái Nguyên (ngày 05/01/2013). Hội nghị nêu ra nhiều báo cáo được tổng hợp từ các phòng, ban, cũng như từ các khoa đào tạo. Hội nghị nêu rõ ưu và nhược điểm của
việc đào tạo tín chỉ, trong đó tôi lưu tâm tới một số ý kiến được tổng hợp lại như sau:
Nhiều sinh viên bị động và không hiểu rõ cách học tập, rèn luyện trong những năm đại học.
Khi chuyển sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ, không còn hệ thống giáo viên chủ nhiệm khiến cho việc quản lý, triển khai công việc gặp nhiều khó khăn, sự gắn bó trách nhiệm tư vấn nghề nghiệp, hun đúc tình yêu cho sinh viên giảm đi nhiều.
Việc theo dõi học tập của sinh viên rất khó khăn: không biết được khối lượng đăng ký học tập của sinh viên, không biết sinh viên đi học và theo học ở lớp nào, môn nào.
Quản lý hoạt động dạy và học của gảng viên trên lớp rất khó khăn đối với những lớp đông sinh viên như hiện nay nên chất lượng dạy học chưa cao.
Hầu hết giảng viên chưa kịp thay đổi phương pháp dạy học phù hợp theo yêu cầu đào tạo tín chỉ. Giảng viên nào cũng cảm thấy thiếu thời gian dạy. Nhiều giảng viên trẻ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nhưng cũng nhiều giảng viên sử dụng máy móc, trình chiếu hết bài giảng cho sinh viên chép mà không chú trọng đến kiến thức trọng tâm, chưa thực sự hướng dẫn sinh viên tự học hiệu quả. Sinh hoạt chuyên môn mang tính học thuật rất ít chủ yếu vẫn là sinh hoạt hành chính, phân công nhiệm vụ.
Khi đánh giá về kết quả học tập của sinh viên khi chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ, Hội nghị cũng đưa ra kết luận:
Kết quả học tập của sinh viên thấp hơn so với đào tạo niên ché. Tình hình học tập thì giờ học ở trên lớp, giờ tự học nhiều (sinh viên không chủ động trong việc học tập dẫn tới kết quả không cao.
Kết quả và chất lượng học tập chưa cao, sinh viên chưa hiểu về học tín chỉ nên nguy cơ học lại, học cải thiện ngày càng nhiều.
Một số sinh viên có kết quả học tập tốt, phần đông kết quả học tập còn kém và ý thức tự học chưa cao.
Sinh viên chưa thích ứng tốt với hoạt động học tập theo tín chỉ, nhiều sinh viên chưa chủ động đăng ký học phần, chưa có kỹ năng quản lý học tập của bản thân, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập. Kỹ năng học tập của sinh viên theo yêu cầu học, nghiên cứu, học độc lập, học sang tạo của học chế tín chỉ là rất yêu. Kết quả học tập của sinh viên kém, sinh viên cải thiện nhiều dẫn đến khó phân biệt kết quả học tập của sinh viên.
Sinh viên đã chủ động hơn trong việc lập kế hoạch học tập.
Một số sinh viên chưa xác định đúng động cơ học tập và chưa hiểu rõ tính tích cực của đào tạo theo tín chỉ. Vì vậy, nảy sinh tâm lý chủ quan, xao nhãng không quan tâm đến việc học tập.
Hội nghị cũng đã chỉ rõ những điểm tiến bộ khi áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ trong 4 năm qua. Tuy nhiên, những hạn chế của hình thức học tập mới này còn rất nhiều tồn tại. Đặc biệt, nhà trường phải thừa nhận rằng khả năng tự học của sinh viên rất yêu. Nhiều sinh viên vẫn có tâm lý chờ đợi kiến thức từ giáo viên, không chủ động tìm tòi nghiên cứu. Sinh viên chưa có thói quen tìm sách, tài liệu tham khảo để tự học, tích lũy kiến thức. Nhiều sinh viên học theo kiểu đối phó, lấy điểm là chính, kiểu học này cần phải ngăn chặn để tránh hiện tượng bằng cấp khá, giỏi nhiều nhưng kiến thức thực tế thì không phải như vậy.
Như vậy, với nội dung báo cáo của hội nghị đã được công bố về chất lượng giáo dục của nhà trường, cũng như chất lượng sinh viên đang theo học tại trường. tôi càng khẳng định những đánh giá của giảng viên là hoàn toàn trùng khớp với những thông tin thu thập được. Không chỉ vậy, những
thông tin thu thập được về việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên cũng được khái quát một cách tổng thể hơn và nêu ra rõ ràng hơn.