7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
a.Giai đoạn khảo sát thăm dò
- Mục đích khảo sát thăm dò:
+ Hoàn thiện nội dung, hình thức của các bảng hỏi
+ Xác định những phương pháp bổ trợ phục vụ cho mục đích nghiên cứu + Hình thành các phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu
- Quy trình thăm dò:
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm rõ hơn những thông tin thu được từ các phương pháp khác.
b. Giai đoạn khảo sát thực trạng:
- Chọn mẫu nghiên cứu - Phân tích mẫu nghiên cứu
Tiến hành khảo sát:
- Thời gian khảo sát thăm dò: tháng 9 - 10/2012 - Thời gian khảo sát thực trạng: 9 - 10/2012 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ cho cơ sở lý luận và nội dung của đề tài.
Trong luận văn này, tôi tập trung làm rõ các khái niệm liên quan tới quản lý và tự quản lý, hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ, tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ.
2.3.3.2. Phương pháp quan sát
Quan sát, thu thập các số liệu liên quan đến tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên như: hành động tự lập kế hoạch học tập, hành động tự quản lý thời gian học tập, hoạt động tự quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động học tập.
2.3.3.3. Điều tra bằng bảng hỏi
Có 02 loại bảng hỏi:
- Bảng hỏi dành cho sinh viên: bảng hỏi tập trung vào khai thác nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ, mức độ thực hiện việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đó tập trung khai thác vào hành động tự lập kế hoạch học tập, hành động tự quản lý quá trình học tập, hành động tự quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động học tập. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên. Bảng hỏi cũng khai thác các thông tin liên quan tới khách thể trả lời: giới tính, năm học, học lực.
- Bảng hỏi dành cho giảng viên và cán bộ quản lý: Bảng hỏi tập trung tìm hiểu đánh giá của giảng viên về các mặt: mức độ thực hiện tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên, hiệu quả quản lý của nhà trường cũng như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập cho sinh viên. Bảng hỏi cũng tìm hiểu quan điểm của các cán bộ về các yếu tố ảnh hưởng tới việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
2.3.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn 20 khách thể, trong đó 15 sinh viên và 3 giảng viên, 2 cán bộ làm công tác quản lý để làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu.
Đối tượng là sinh viên: tôi tập trung vào các chủ đề sau: - Sinh viên lập kế hoạch học tập như thế nào?
- Sinh viên tự quản lý quản lý quá trình học tập và sư dụng quỹ thời gian học trên lớp và ngoài giảng đưởng như thế nào?
- Tự đánh giá, kiểm tra kết quả học tập ra sao?
- Sinh viên tìm kiếm nguồn lực phục vụ cho hoạt động học tập ra sao? Những nguồn lực đó là nguồn lực nào?
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thực hiện tự quản lý hoạt động học tập của bản thân? Những đề xuất của bản thân đối với việc nâng cao hiệu quả tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên?
Đối tượng là giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý:
- Sinh viên thực hiện tự quản lý hoạt động học tập của mình ở mức độ nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên?
- Biện pháp nâng cao tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên?
2.3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 17.0 để tính toán các số liệu thu được.
Cách đánh giá của từng nội dung trong bảng hỏi được quy đổi điểm như sau:
- Với mức độ đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề nêu trong item
Điểm quy ước 3 2 1
Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
- Với mức độ đánh giá các hoạt động được nêu trong items
Điểm quy ước 3 2 1
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện + Đánh giá độ tin cậy
Theo phần lý luận ở trên tôi đã trình bày, đánh giá về thực trạng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên nói chung, tôi đánh giá trên 3 nhóm hoạt động chính:
- Nhóm các item liên quan tới hành động tự lập kế hoạch học tập - Nhóm các item liên quan tới hành động tự quản lý quá trình học tập - Nhóm các item liên quan tới hành động tự quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động học tập
Luận văn sử dụng hệ số của Cronbach - là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau để đánh giá độ tin cậy của các items.
Công thức của hệ số tương quan Cronbach là:
1 ( 1)
/
N N
Trong đó (đọc là pro) là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. N là tổng số mục hỏi. Theo qui ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt thì phải có hệ số lớn hơn hoặc bằng 0.6
- Với tiểu thang đo về hành động tự lập kế hoạch học tập, hệ số là
0.89 (bao gồm các items 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 9.6, 9.7, 9.8, 9.9, 9.10, 9.11, 9.12, 9.13, 9.14, 9.15, 9.16, 9.17, 9.18, 9.19, 9.20, 9.21, 9.22, 9.23).
- Với tiểu thang đo về hành động tự quản lý thời gian học tập, hệ số
là 0.6 (bao gồm các items 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5, 7.6, 7.7, 7.8).
Trong nghiên cứu, chỉ số chỉ cần 0.6 là các kết quả nghiên cứu
có thể được sử dụng đảm bảo độ tin cậy. + Các chỉ số được sử dụng trong đề tài
- Điểm trung bình (Mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và của từng item
- Độ lệch chuẩn (Satndardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được khách thể lựa chọn
- Tần suất và giá trị phần trăm: được dùng để đánh giá mức độ lựa chọn các phương án trả lời của khách thể
+ Phân tích thống kê suy luận
- Trong đề tài tôi chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means) và so sánh chéo (crosstabs). Các giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác xuất P <0.05
- Cách tính tương quan hồi quy được án dụng cho việc tính toán các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng học tập của sinh viên. Với hệ số tương quan r (hệ số tương quan Pearson) để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa chúng. Giá trị r được tính theo công thức:
Y X i N l i i S S N Y Y X X r ) 1 ( ) )( ( (-1r1)
tính. Giá trị tuyệt đối r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Nếu r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.
+ Cách đánh giá về từng nhóm hoạt động học tập của sinh viên
Trong quá trình xử lý số liệu, thang điểm sử dụng cho các item để đo các biểu hiện của các kĩ năng thành phần được sử dụng theo như mô tả ở trên đã trình bày. Theo đó, chúng tôi quy ước như sau:
Điểm quy ước 3 2 1
Mức độ Thường xuyên Hiếm khi Không dựa vào
Tôi lấy điểm cao nhất (3) trừ đi điểm thấp nhất (1) và chia cho 3 mức. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.66 tính theo công thức n=(n- 1)/n trong đó n là số thứ bậc của thang đo. Từ đó, các mức độ của thang đo được tính như sau:
Mức 1: Hành động ở mức cao: 2.35 < ĐTB < 3.00 Mức 2: Hành động ở mức trung bình: 1.67 < ĐTB < 2.34 Mức 3: Hành động ở mức thấp: 1.00 < ĐTB < 1.66 + Cách đánh giá khái quát về hoạt động học tập của sinh viên
Để đánh giá mức độ thực hiện tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên, tôi tích hợp từ ba nhóm đã đề xuất ở trên là: hành động tự lập kế hoạch, hành động tự quản lý quá trình học tập, hành động tự quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động học tập.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TỰ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO PHƢƠNG THỨC
ĐÀO TẠO TÍN CHỈ