7. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của tự quản lý hoạt động học
học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ.
Nhận thức của sinh viên về vai trò của tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ được xác định dựa trên ý kiến đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của việc tự quản lý hoạt động học tập của mình theo phương thức tín chỉ. Sinh viên sẽ đánh giá trên 8 tiêu chí ở 3 mức độ từ “Rất quan trọng” đến “Không quan trong” Hình 3.1 và Biểu đồ 3.2 dưới đây là điển trung bình của 3 mức độ của 8 tiêu chí đánh giá.
Bảng 3.1 Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của việc tự quản lý hoạt động học tập Nội dung Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng ĐTB SL % SL % SL %
1. Giúp sinh viên tự xác định
mục đích học tập 245 54.2 188 41.6 18 4.0 2.50 2. Giúp sinh viên biết lập kế
hoạch và làm theo kế hoạch 174 38.5 253 56.0 25 5.5 2.33 3. Giúp sinh viên tự điều chỉnh
bản thân trong học tập 213 47.1 219 48.5 20 4.4 2.43 4. Giúp sinh viên hoàn thành
việc học tập để có bằng tốt nghiệp đại học
250 55.3 187 41.4 15 3.3 2.52
5. Giúp sinh viên hình thành
nề nếp làm việc khoa học 173 38.3 257 56.9 22 4.9 2.33 6. Giúp sinh viên tự đánh giá
7. Giúp sinh viên tự định hướng cho công việc trong tương lai
257 56.9 172 38.0 23 5.1 2.52
8. Giúp sinh viên hình thành tính
tích cực, tự giác trong học tập 234 51.8 200 44.2 18 4.0 2.48
Bảng 3.1 cho thấy, phần lớn sinh viên đều nhận thấy việc tự quản lý hoạt động học tập là quan trọng và rất quan trọng, số sinh viên cho rằng việc tự quản lý hoạt động học tập là không quan trọng chỉ chiếm khoảng dưới 6.2%. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả tôi thu được trong câu hỏi về nhận thức. Nhờ vào việc nhận thức đúng đắn mà sinh viên sinh viên đánh giá được mức độ quan trọng của việc tự quản lý hoạt động học tập của mình một cách đúng đắn để nâng cao hiệu quả học tập.
Tỉ lệ sinh viên đánh giá cao ở ba tiêu chí là “giúp sinh viên hoàn thành việc học tập để có bằng tốt nghiệp đại học” (55.3% ý kiến rất quan trọng), “giúp sinh viên tự định hướng cho công việc trong tương lai” (56.9% ý kiến rất quan trọng), và “giúp sinh viên hình thành tính tích cực
và tự giác trong học tập” (51.8% ý kiến rất quan trọng). Điều này đồng
thời cũng thể hiện rõ mục đích của các sinh viên khi theo học tại trường là rèn luyện bản thân để phục vụ cho công việc trong tương lai. Ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học, rõ ràng rằng, các sinh viên đã có những hướng đi cũng như xác định được mục tiêu học tập cần thiết cho mình. Sinh viên tự nhận thức tốt vai trò học tập nghề nghiệp và rèn luyện các kỹ năng này ngay trên ghế nhà trường.
Các tiêu chí được đánh giá cho thấy sinh viên đã hiểu rõ phương thức vận hành của đào tạo tín chỉ, đồng thời cũng hiểu các lợi ích mà tín chỉ
mang lại. Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự hình thành những năng lực, kỹ năng học tập trong quá trình theo học bậc đại học.
Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu một số sinh viên có phần trả lời trong phiếu hỏi có đánh giá không quan trọng với 2 item trở lên trong nội dung câu hỏi này. Kết quả chung, tôi thu được câu trả lời cho rằng: sinh viên không cảm thấy hứng thú và thấy nặng nề với lượng kiến thức phải tự học. Một số khác có ý kiến cho rằng: học theo tín chỉ phải làm việc theo nhóm, điều này làm sinh viên không thoải mái vì có những nhóm em không muốn hợp tác nên không giúp ích được gì. Vấn đề này xuất phát từ chính
bản thân sinh viên không thích nghi được với cách thức học và không chủ động để tiếp cận việc tự quản lý việc học của mình. Tôi có quan tâm tới vấn đề này và sẽ lí giải ở nội dung các yếu tố ảnh hưởng tới việc tự quản lý học của sinh viên từ góc độ chủ quan nhằm hỗ trợ cho người giảng viên trong việc tích cực hóa hoạt động học của số ít những sinh viên này.
Để kiểm tra mức độ tin cậy của số liệu thu được từ sinh viên, trong bảng hỏi đối với giảng viên tôi cũng đưa ra câu hỏi đánh giá của giảng viên về vai trò của tự quản lý hoạt động học tập đối với sinh viên. Đây là câu hỏi nhằm tìm hiểu ý kiến của giảng viên, đồng thời cũng là cách đánh giá của giảng viên trong quá trình thực tế giảng dạy sau một thời gian áp dụng hình thức học tín chỉ đối với bậc đại học.
Biểu đồ 3.2 về so sánh đánh giá của sinh viên và giảng viên cũng cho thấy tiêu chí được nhiều sinh viên đánh giá là quan trọng nhất là “Giúp sinh viên tự xác định mục đích học tập”; “Giúp sinh viên tự định hướng cho công việc trong tương lai” và “Giúp sinh viên hoàn thành việc học tập để có bằng tốt nghiệp đại học” và những tiêu chí được đánh giá mức độ
quan trọng thấp nhất là “Giúp sinh viên biết lập kế hoạch và làm theo kế hoạch” và “Giúp sinh viên hình thành nề nếp làm việc khoa học”
Biểu đồ 3.2: So sánh đánh giá của giảng viên và sinh viên về vai trò của tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Đánh giá trên của giảng viên khá tương đồng với đánh giá của sinh viên về vai trò của tự quản lý hoạt động học tập chênh lệch của giá trị trung bình ở các tiêu chí chỉ nằm trong khoảng từ ± 0.32 điểm. Biểu đồ cũng cho thấy các sinh viên có xu hướng quan tâm đến thực tế những kỹ năng được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường phục vụ cho công việc trong tương lai hơn cụ thể ở các tiêu chí như “Giúp sinh viên hoàn thành việc học tập để có bằng tốt nghiệp đại học” và “Giúp sinh viên tự đánh giá khả năng của bản thân”. Đối với giảng viên thì có xu hướng quan tâm nhiều đến việc
sinh viên xác lập được sự tự chủ, các kỹ năng cần thiết cho chính bản thân sinh viên, cụ thể ở tiêu chí “Giúp sinh viên hình thành nề nếp làm việc khoa học” (Chênh lệch 0.32 điểm), “Giúp sinh viên biết lập kế hoạch và
làm theo kế hoạch” và “Giúp sinh viên hình thành tính tích cực, tự giác trong học tập” (chênh lệch 0.17 điểm). Với tiêu chí về công việc trong tương lai thì giảng viên cho rằng đó cũng là việc quan trọng nhưng được xếp sau điều này ngược với những ý kiến của sinh viên (chênh lệch – 0.32 điểm). Hầu hết giảng viên đều nhận thấy lợi ích tối đa của tự quản lý hoạt
động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ đem lại nên gần như không có giảng viên nào đánh giá các tiêu chí này là không quan trọng.
Như vậy, nhận thức của sinh viên về vai trò của tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ mặc dù còn một số điểm còn chưa rõ ràng nhưng nói chung là tốt, sinh viên hiểu được vai trò của tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ và cũng đồng quan điểm với các giảng viên.
3.3. Thực trạng tự quản lý hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ của sinh viên đào tạo tín chỉ của sinh viên
Trong phạm vi đề tài này, nội dung chính được tập trung làm rõ tới là ba hoạt động chủ đạo trong tự quản lý hoạt động học tập là:
- Hành động tự lập kế hoạch học tập - Hành động tự quản lý quá trình học tập
- Hành động tự quản lý nguồn lực phục vụ cho hoạt động học tập
Dưới đây là những tìm hiểu về thực trạng tự quản lý các hoạt động học tập của sinh viên tại trường Đại học Thái Nguyên.
3.3.1.Tự quản lý học tập biểu hiện ở tự lập kế hoạch học tập
Hành động tự lập kế hoạch học tập là một hoạt động quan trọng, đóng vai trò nền tảng cho việc sinh viên tự quản lý hoạt động học tập của mình. Bởi lẽ, học tín chỉ yêu cầu sinh viên hoàn toàn chủ động với các nhiệm vụ học tập của mình cả về thời gian, môn học và phương pháp học tập. Do đó, sinh viên phải thực sự biết hoạch định một chiến lược học tập hợp lý để hoạt động học tập của mình đạt hiệu quả.
a. Hành động tự thiết lập mục tiêu học tập
Khảo sát cụ thể việc lập kế hoạch học tập của sinh viên, Bảng 3.2 cho thấy rằng hầu hết sinh viên đều lập kế hoạch và làm theo (58.2%), một số ít sinh viên có lập kế hoạch nhưng không làm theo (22.1%). Với phương
lượng sinh viên có lập kế hoạch và làm theo dù đạt mức độ cao nhưng cũng không phải là con số lý tưởng để việc học tập của sinh viên có hiệu quả tốt. Một số ít sinh viên không thể lập kế hoạch học cho mình (chiếm 5.5%).
Bảng 3.2. Sinh viên lập kế hoạch học tập
Nội dung
Tỷ lệ
Có lựa chọn Không lựa chọn
SL % SL %
Có lập kế hoạch học tập và làm theo 263 58.2 189 41.8 Có lập kế hoạch học tập nhưng không làm
theo 100 22.1 352 77.9 Không lập kế hoạch học tập mặc dù biết nó
quan trọng 71 15.7 381 84.3
Không thể lập kế hoạch học tập. 25 5.5 427 94.5
Để làm rõ vấn đề này tôi đã phỏng vấn một số sinh viên về việc sinh viên lập kế hoạch học tập cho mình như thế nào. Sinh viên trả lời rằng:
- Em thấy việc lập kế hoạch không cần thiết. Cứ có bài thì học, giao về thì làm thôi. (Em H.T.T.H – trường ĐH Khoa học)
- Lập kế hoạch làm em thấy gò bó. Ngày trước em cũng đã lập rồi nhưng không bao giờ làm đúng được như những gì mình mong muốn nên giờ em không làm nữa. (Em N.T.M - Trường Đại học Y Khoa)
- Thường thì đầu năm học, sau khi lựa chọn đăng ký các môn học xong thì em sẽ lập một kế hoạch học tập cho mình. Em sẽ phân chia thời gian học theo từng học kỳ để kết thúc gọn nhẹ các môn trong học kỳ đó, cố gắng không để nợ môn nào. Tuy nhiên, không phải lúc nào em cũng làm được theo ý mình, nên tùy từng môn em sẽ có những chiến lược học tập riêng. (Em T.B.B – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên)
- Em vừa học vừa làm thêm nên thời gian không có nhiều, em buộc phải lập kế hoạch học tập cho mình theo ngày và theo tuần. Nội dung bài nào cần làm trước hoặc quan trọng thì em làm trước. (Em N.V.H – Trường
Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp)
Qua các ý kiến phỏng vấn sâu trên, những sinh viên nào có thái độ học đúng mực coi trọng thành quả của việc học thì hầu hết sinh viên đều có những kế hoạch học tập riêng cho mình. Sinh viên sử dụng tối đa thời gian cũng như năng lực học của mình để hoàn thành tốt các bài tập được giao trên lớp. Điều này cho thấy sinh viên đã có thái độ đúng mực, và hành vi có mục đích rõ ràng đối với việc học của mình. Năng lực tự kiểm soát và tự điều chỉnh bản thân trong quá trình học tập cũng được thể hiện rõ.Tuy nhiên, vẫn còn một số ít sinh viên không muốn chủ động với việc học mà phụ thuộc vào việc giảng dạy của giảng viên trên lớp. Việc học vẫn mang hình thức đối phó.
Tìm hiểu sâu hơn về cách thức sinh viên lập kế hoạch học tập cho chính bản thân mình, luận văn đưa ra nhiều phương án lựa chọn khác nhau ở các tiêu chí về lập kế hoạch để lấy ý kiến của sinh viên. Trong đó, có những phương án là tích cực hóa việc học, và những phương án thể hiện sự thiếu chủ động trong học tập như trong biểu đồ 3.3 dưới đây.
Biểu đồ 3.3. Cách thức sinh viên lập kế hoạch học tập
Biểu đồ 3.3 cho thấy, đa số sinh viên lựa chọn phương án “phân chia
thực hiện công việc học tập theo từng học kỳ” (chiếm 44.9%). Một số khác
lựa chọn phương án “Liệt kê danh sách các công việc học tập phải làm ngay trong ngày” (chiếm 40.9%). Những tỷ lệ này mặc dù không cao (dưới
50% sinh viên) nhưng phần nào cũng thể hiện được cách thức lựa chọn việc lập kế hoạch thông qua việc xử lý với những bài tập được giao trên lớp. Bước đầu, sinh viên đã có ý thức về việc tự giác chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết trước khi bắt đầu vào năm học cũng như những nhiệm vụ học tập quan trọng (mặc dù vẫn chưa có tính hệ thống, vẫn còn mang hơi hướng giải quyết tức thời những vấn đề trước mắt).
So sánh việc lập kế hoạch học tập của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 cho thấy.
Biểu đồ 3.4. Sinh viên tự lập kế hoạch qua từng năm học
Biểu đồ 3.4 thể hiện rõ các cách thức sinh viên tự lập kế hoạch cho mình qua từng năm học. Phần lớn sinh viên lựa chọn cách thức lập kế hoạch theo từng học kỳ, được xem là phương thức có hiệu quả trong suốt 4 năm học tại trường (với tỉ lệ >40.0% lượng sinh viên đang theo học các năm học lựa chọn). Biểu đồ 3.4 cũng chỉ ra rằng các sinh viên năm thứ 2 là những sinh viên tích cực nhất trong việc thử nghiệm các phương thức học tập để đạt được kết quả cao. Sau năm học đầu tiên, hầu hết các sinh viên đều có thể tự xác định cho mình một cách thức lập kế hoạch học tập sao cho phù hợp. Năm học này giống như một bước tiến ban đầu giúp sinh viên dần dần thích ứng với môi trường đại học, tiến tới đáp ứng với các yêu cầu của việc học tín chỉ.
Như vậy, trong các cách thức tự lập kế hoạch học tập cho mình, sinh viên lựa chọn phương pháp tự lập kế hoạch theo từng học kỳ là phương pháp tốt nhất dành cho mình. Phương pháp này được xem là phương pháp hiệu quả đối với đa số sinh viên, và có hiệu quả nhất qua các năm học tại trường.
3.3.2 Tự quản lý hoạt động học tập biểu hiện ở tự quản lý quá trình học tập học tập
Nhằm tìm hiểu thực trạng sinh viên tự quản lý quá trình học tập để đạt được mục đích học tập đã đề ra và kế hoạch học tập được thiết kế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hoạt động học tập của sinh viên biểu hiện trên lớp và tự học ở nhà.
a. Tự quản lý hoạt động học tập trên lớp
Để tìm hiểu thực trạng về những hoạt động học tập trên lớp chúng tôi đưa ra 23 hoạt động trên lớp để điều tra ý kiến của sinh viên. Các hoạt động này được thể hiện ở ba mức độ là “thường xuyên”, “thỉnh thoảng” và
“không thực hiện”. Bảng 3.3 dưới đây là kết quả điều tra ý kiến của sinh viên.
Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy, ở trên lớp hành động chủ yếu mà sinh viên thực hiện là “Nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp” (chiếm 90.5%), “Chú ý lắng nghe và ghi chép những ý quan trọng” chiếm 86.5%, “Đánh dấu những ý quan trọng khi giảng viên nhấn mạnh, lưu ý khi
học” (85.2%), “Học cá nhân” (79.0%) và “Viết tắt, dung ký hiệu để ghi nhanh” (79.0%). Ngoài ra cũng có những hành động mà phần nhiều sinh viên
cũng thực hiện như “Đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương môn học, của
giảng viên” (67.0%) và “Đọc tài liệu tham khảo, giáo trình” (51.5%).
Những số liệu trong bảng cũng cho thấy hiện nay phương pháp học ở bậc đại học hiện nay đã theo hình thức tín chỉ nhưng việc thuyết giảng của giáo viên trên lớp và sinh viên ghi chép bài trên lớp vẫn là hoạt động chính. Giảng viên là người giảng dạy, truyền thụ cho sinh viên là chủ yếu. Sinh viên vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều phương pháp học tập thụ động ở bậc học